Hải sâm - thuốc bổ thận ích tinh
Hải sâm có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết, nhuận táo, sử dụng trị mọi chứng hư lao như: các chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón, lị kinh niên.
HS trong đông y
Ở nước ta, HS thấy nhiều ở vùng biển Khánh Hòa hay biển đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu… Ngoài ra, còn thấy HS phân bố khá nhiều, tại các vùng biển Tây và Nam Thái Bình Dương, Đông Ấn Độ, Đông châu Phi… Gần đây, với xu thế hướng Đông, các thầy thuốc Đông y luôn tìm lại những giá trị tuyệt hảo không những về dinh dưỡng, mà còn thiên nhiều về giá trị dược lý của nhiều loại cây cỏ động vật, trong đó không thể thiếu HS, để sử dụng trong các phương thuốc cổ truyền hay dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc dạng thực phẩm thuốc, nhằm khai thác chế phẩm tăng lực, giàu hoạt tính sinh học có nguồn gốc tự nhiên, mà xu thế thời đại cho rằng là loại thuốc có giá trị bền vững và độ an toàn cao.
Hải sâm. |
Đông y cho rằng, HS có vị mặn, tính ấm đi vào các kinh Tâm, Tỳ, Thận và Phế. Có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết, nhuận táo, sử dụng trị mọi chứng hư lao như: các chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón, lị kinh niên. Liều dùng trung bình cho mỗi ngày là 12-20g, có khi tới 40g. Thứ HS to lớn, mình có gai gọi là HS tử, sắc xanh đen, mềm là loại tốt.
Trong nhiều y thư cổ như: Bản thảo tùng tân, Bản thảo nhiếp yếu, Cương mục thập di, Dược tính chỉ nam… đều nói HS bổ được thận kinh, ích tinh tủy, tiêu đờm dãi, có tính tráng dương đạo, sát khuẩn, chữa trị được chứng lở có sâu, lại giáng được hỏa, bổ ích thận, thông lợi tràng vị, nhuận chỗ táo kết, trị mọi chứng hư lao, ốm yếu gầy còm. Đặc biệt là tác dụng bổ ích cường tráng (y học hiện đại thấy sự có mặt của testosterol trong HS) nên công hiệu bổ thận điều tinh, thích hợp với các phương trị liệu chứng di tinh liệt dương, tiểu tiện đêm nhiều… Đặc biệt có khả năng kháng ung nên còn được phối hợp trong trị liệu ung thư…
Bởi thế, ngay từ xa xưa HS đã được coi như một trong tứ đại danh thái (bốn loại thực phẩm nổi tiếng), sánh cùng óc khỉ, tay gấu, yến sào của ẩm thực cổ truyền phương Đông nên được mệnh danh là “Nhân sâm của biển cả”. Song về mặt thực phẩm, có nhiều y gia đã coi thịt HS ngang tầm với tám món ăn cao lương mỹ vị nổi tiếng trong “bát trân” của phương Đông, mà ngày xưa vẫn được sử dụng trong cung đình.
Phương thuốc trị bệnh tiêu biểu từ HS
Trị suy nhược thần kinh do thận hư (biểu hiện đầu choáng váng, mắt hoa, lưng đau, gối mỏi, tai ù, điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): dùng HS 30g, gạo nếp 100g, cho cả 2 thứ ninh nhừ thành cháo, nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 - 7 ngày liền.
Trị chứng đái tháo đường: HS 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, cho cả 3 thứ vào bát hấp chín và ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 7 ngày.
Chữa chứng huyết áp cao (kể cả xơ vữa động mạch): dùng HS 50g, cho hầm nhừ, thêm chút đường phèn và ăn hết trong ngày, cần ăn 7 ngày liền.
Chữa đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: dùng HS 30g, xương sống lợn 60g, hạch đào nhân 15g, cho vào hầm nhừ, nêm đủ gia vị vừa miệng, ngày ăn 1 lần, cần ăn 5 ngày.
Trị dương nuy (liệt dương): HS 20g, thịt dê 100g, hai thứ hầm chung đến nhừ, nêm đủ gia vị ăn 1 lần trong ngày. Cần ăn 5-7 ngày.
Trị liệt dương, di tinh, tinh lạnh, do thận hư (loại làm hoàn): dùng HS 480g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4-6 đôi, đỗ trọng 240g, thỏ ty tử 240g, ba kích 124g (tẩm nước cam thảo sao), câu kỷ tử 120g, lộc giác giao 120g, bổ cốt chỉ 120g (sao với muối), đương quy 120g, ngưu tất 120g (tẩm giấm sao), quy bản 120g (sao với giấm), sau đó tất cả sấy khô tán bột mịn, trộn đều luyện với mật ong làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên (27g).
Chữa động kinh: dùng nội tạng của HS sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với rượu vàng (rượu vàng là loại rượu được cất từ loại cơm nâu bởi 3 loại: gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng rồi rải mỏng cho nguội nhưng còn ấm, rắc men rượu đã tán nhỏ trộn đều, ủ thành cái rượu lấy ngâm nước cất thành rượu có màu vàng, độ cồn thấp có tác dụng thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da), uống liên tục 7-10 ngày liền.
Chữa thiếu máu: HS, đại táo lượng bằng nhau, đem sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, chiêu với nước ấm hoặc lấy 1 con HS hầm cùng mộc nhĩ, lấy nước pha chút đường phèn vừa ngọt uống cùng, sau ăn cái.
Trị trĩ xuất huyết: lấy HS lượng vừa đủ đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 1,5g hòa với a giao 6g trong nước sôi cho tan mà uống. Ngày uống 3 lần, cần uống 5-7 ngày.
Táo bón do âm hư: HS 30g, đại tràng lợn 120g, mộc nhĩ đen 15g, 3 thứ cho vào hầm nhừ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền trong nhiều ngày.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.