Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hoàng cầm - vị thuốc thanh nhiệt

Thứ ba, 06:08 03/11/2009 | Y học cổ truyền

Hoàng cầm là vị thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng từ rất lâu đã có mặt thường xuyên ở thị trường Việt Nam.

Lệ giang hoàng cầm.

Có tới hơn 100 loài được gọi là hoàng cầm. Trên thực tế, loài hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi. là loài từ trước đến nay được Đông y sử dụng phổ biến nhất. Đặc điểm của loài này cũng dễ nhận ra vì nó có dạng như chân của con gia cầm, bên ngoài có màu vàng, bên trong lõi thường xốp, có màu nâu đất, đôi khi rất dễ bị vỡ vụn ra. Các loài còn lại rễ thường nhỏ và phân nhiều nhánh con, vỏ rễ ít vàng hơn. Cũng cần biết rằng hoàng cầm chỉ có tác dụng tốt khi bên ngoài vỏ rễ còn giữ được màu vàng, một khi bên ngoài rễ đã biến thành màu xanh gỉ đồng thì hiệu quả trị bệnh của nó sẽ giảm đi rất nhiều, đôi khi hết tác dụng vì thành phần hóa học đã bị thay đổi nhiều. Hoạt chất của nó đã bị ôxy hóa chuyển thành các chất không có tác dụng nữa. Do vậy cần hết sức lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Trong hoàng cầm, thành phần hóa học chủ yết là các hợp chất flavonoid, ngoài ra còn có các thành phần chalcone, tinh dầu...

Tác dụng sinh học của hoàng cầm

Dịch sắc của hoàng cầm sau khi chế biến đều có phổ kháng khuẩn khá rộng, có tác dụng ức chế với nhiều loại vi khuẩn: trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, ho gà, lỵ, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não, viêm phổi, liên cầu khuẩn tan huyết, còn có tác dụng hạ nhiệt tốt, tác dụng kháng viêm, giảm ho, trừ đờm, lợi tiểu, hạ huyết áp. Hoàng cầm chế gừng có tác dụng trị ho tốt. Hoàng cầm sao đen tăng cường tính thu liễm cố sáp, nâng cao được tác dụng cầm máu. Hoàng cầm sau khi chế biến có tác dụng chống ôxy hóa tốt. Ngoài ra, người ta còn thấy rằng sau khi chế biến, hoàng cầm còn có khả năng tăng cường dẫn thuốc vào các kinh, làm thay đổi tác dụng và giảm đi một số tác dụng phụ của vị thuốc.

Công dụng trị bệnh của hoàng cầm

Xuyên hoàng cầm.

Theo Đông y, hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, quy vào 6 kinh: phế, tâm, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai. Trên lâm sàng, hoàng cầm được sử dụng để trị rất nhiều loại bệnh khác nhau như: sốt cao do viêm gan hoàng đản, viêm gan virut, viêm ruột, viêm túi mật, viêm bàng quang..., dùng hoàng cầm, long đởm, trạch tả, sài hồ, mộc thông, chi tử, sinh địa, mỗi vị 8g; đương quy, xa tiền tử, mỗi vị 6g; cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.

Viêm phổi, đặc biệt áp - xe phổi hoặc các bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo ho nhiều đờm và khó thở: Hoàng cầm phối hợp với hoàng liên chân gà (Rhizoma Coptidis), hoàng bá (Cortex Phellodendri), đồng lượng, trung bình mỗi vị khoảng 6-12g/ngày, có thể gia thêm bách bộ, mạch môn, cát cánh, mỗi vị 12g, cam thảo 8g. Sắc uống 2-3 lần trong ngày, uống liền 2-3 tuần, không nên uống lúc quá đói sẽ gây cảm giác cồn cào, khó chịu.

Trị các chứng viêm cơ, mụn nhọt, đinh độc... dùng phương hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá nói trên, gia thêm vị chi tử.

Khi sốt cao, lúc nóng, lúc rét, có thể dùng hoàng cầm, sinh khương mỗi vị 8g; sài hồ, bán hạ, đảng sâm, đại táo, mỗi vị 12g; cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang, uống liền tới khi cắt cơn.

Trị động thai chảy máu: Hoàng cầm 8g phối hợp với chư ma căn (rễ củ gai), tô ngạnh (hoặc tô diệp), mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang. Chú ý, với trường hợp động thai, hoàng cầm cần được sao đen và cũng chỉ dùng khi bị động thai hoặc động thai có chảy máu.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top