Hội chứng con một
Hội chứng con một xuất hiện từ rất lâu, dưới những tên gọi mỹ miều như “con độc”, “quý tử”, “con cầu tự”, “con cậy con nhờ”...
![]() |
Khi những đứa “con độc, con quý hiếm” dở chiêu “khủng bố” kiểu này, cha mẹ thường hay… đầu hàng, vì: “lỡ nó có chuyện gì thì tôi làm sao sống nổi”! Tới đây, phòng tuyến giáo dục đã bị phá vỡ hoàn toàn, quý tử sẽ thừa thắng xông lên, lúc nào cũng ở tư thế “tổng tấn công và nổi… loạn”! Lúc ấy, cha mẹ chỉ còn cách đổ thừa: “Số tôi vô phúc, không được nhờ con”, “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”…
Những “cục vàng cục ngọc” này lớn lên trong sự úm kỹ của cha mẹ, nên mất hẳn cơ hội học tập những kỹ năng sinh tồn quan trọng như: chấp nhận, thích nghi, xử lý tình huống, hòa giải, dàn xếp, linh hoạt, kiềm chế v.v… Chúng chỉ biết đòi hỏi, sống lắt léo, nịnh bợ để đạt được yêu sách. Trẻ lớn lên với ý thức đen đặc trong đầu “tôi là cái rốn của vũ trụ”, chúng sẽ chẳng coi ai ra gì.
Chúng ta chắc chưa thể quên cái chết oan uổng thương tâm của GS Phạm Khắc Chi. Hung thủ là Đỗ Thưởng, nhân viên của GS, đã giết người vì lý do “GS Chi cứ luôn phê bình, góp ý nên ức không chịu nổi...”. Hắn là đứa “con độc”, lại thuộc hàng học cao học giỏi nhất ở quê, nên chuyện có người cứ luôn phê bình góp ý là điều hắn không thể chấp nhận. Đó là một dạng biến chứng nguy hiểm của hội chứng con một.
Vậy phòng ngừa hội chứng con một như thế nào, khi cha mẹ chính là người “tạo bệnh” cho con cái?
Xin kể ra hai câu chuyện rất đáng để suy ngẫm:
Chuyện thứ nhất: Một phụ nữ rất giàu, chỉ có đứa con trai duy nhất đã ở vậy nuôi con khi chồng đột ngột qua đời năm cô 26 tuổi. Giàu vậy, nhưng mỗi ngày đi học, cậu bé chỉ được mẹ cho 2.000đ, đủ để uống một ly nước chanh. Một lần (năm cậu bé khoảng chín tuổi), cậu rụt rè xin mẹ thêm 2.000đ nữa để “đãi bạn uống nước chanh, vì hôm qua bạn mời con ăn bánh”.
Bà mẹ bèn hỏi con: “Khi con nhận quà của bạn, con có nghĩ ra được cách nào để có tiền đãi lại bạn, ngoài cách xin thêm tiền mẹ không?”, cậu bé hồn nhiên: “Dạ không ạ”, “Thế tại sao con lại nhận quà của bạn? Con làm gì cũng phải suy nghĩ trước rồi hãy làm. Ta sẽ giải quyết chuyện này như vầy: Hôm nay con mang nước lọc đi học, để dành 2.000đ lại, cộng với 2.000đ của ngày mai, con sẽ đủ tiền đãi bạn cùng uống nước chanh”. Đó là quy trình giáo dục đúng: bà mẹ không mắng, mà cho cậu bé cảm nhận tình huống, vạch ra sai sót, rồi gợi ý cho con giải pháp để khắc phục hậu quả. Người mẹ tâm sự: “Không có gì dễ và sướng bằng mở ví lấy tiền cho con. Nhưng không có gì khó bằng dạy con cách xài tiền”.
Chuyện thứ hai: Một đại gia ngành xe hơi ở Úc đã rèn hai đứa con mình như sau: tốt nghiệp phổ thông xong, ông không cung cấp cho con tiền tiêu nữa, mà chỉ cho tiền học (để học tiếp đại học) và tiền ăn ở mức tối thiểu. Ngoài những giờ học, ông xếp cho hai anh em vào làm ở hai khâu khác nhau trong dây chuyền của công xưởng, chịu sự điều hành trực tiếp của đốc công, ăn lương ngang bằng với mọi người khác.
Ông nhà giàu có rất nhiều căn hộ cho thuê. Nhưng ông chỉ cho hai anh em chia nhau chung một căn hộ hai phòng ngủ không phải trả tiền thuê nhà, nhưng phải tự trả tiền điện nước. Ông cũng cấm hai đứa con đi làm việc thì không bao giờ được điện thoại “méc”: “Ba ơi, đốc công ăn hiếp con”. Cứ sau sáu tháng hoặc một năm, ông lại luân chuyển các con sang bộ phận khác. Đến khi cả hai anh em cùng tốt nghiệp thạc sĩ, ông bố mới thông báo với các con là ông chuẩn bị chia đôi gia sản cho mỗi đứa một nửa để thu xếp dưỡng già.
Ông giải thích: “Ngày xưa, ba không muốn nghe méc vì khi các con quản lý doanh nghiệp, mọi khó khăn các con phải tự tháo gỡ, đâu có méc ai được”. Hai người con cho biết giờ đây họ rất tự tin tiếp quản nửa số sản nghiệp của cha. Và quan trọng nhất là họ cảm nhận được tình thương vô bờ bến cha dành cho mình.
Vậy đấy, là phụ huynh, nếu chỉ vì ít con hoặc có duy nhất đứa con mà thiếu tỉnh táo khi giáo dưỡng trẻ, thì nguy cơ hái trái đắng của bạn sẽ rất cao.
Theo Phương Mai
PNCN

Gả chồng cho con dâu cũ, người mẹ ở TPHCM khóc nức nở tại đám cưới
Gia đình - 2 giờ trướcVới Huỳnh Lê, may mắn lớn của cuộc đời là có 3 người mẹ yêu thương mình. Mối quan hệ giữa mẹ ruột, mẹ chồng cũ và mẹ chồng mới của Lê rất hòa hợp.

Người phụ nữ vỡ mộng sau hôn nhân: Chồng không đưa lương, không mua tủ lạnh, điều này còn kinh hoàng hơn!
Chuyện vợ chồng - 13 giờ trướcCứ ngỡ lấy chồng, người phụ nữ sẽ có người san sẻ, đồng hành cùng nhưng với câu chuyện của chị M. thì không như vậy.

Chồng qua đời, để lại bản di chúc trái với lời hứa khiến các con tranh cãi gay gắt
Gia đình - 20 giờ trướcNgay hôm đó, con út bỏ đi luôn, không ăn cơm, không chào ai, con trưởng thì giận dỗi...

Lương hưu gần 36 triệu/tháng, con cái thành đạt, nhưng ông lão 75 lại ghen tị với cuộc sống của người bạn nông dân nghèo
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Tôi từng nghĩ, về già, tôi có lương hưu, tự chủ kinh tế là hạnh phúc. Thế nhưng, người bạn cũ không có lương hưu của tôi còn vui sướng hơn nhiều.

Mẹ chồng vội bê mâm cơm cất đi khi vừa nghe tiếng con dâu, điều cay đắng hiện ra lù lù trong ngăn mát tủ lạnh
Gia đình - 1 ngày trước"Tôi không ngờ bà ấy lại làm đến mức này…”, chia sẻ của cô con dâu gây chú ý.

Cụ bà 80 tuổi lương hưu ít hơn nhiều bạn bè nhưng lại có cuộc sống hưu trí an nhàn, vui vẻ hơn nhờ tránh xa 3 điều
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều năm qua, từ khi nghỉ hưu, bà luôn tuân theo những nguyên tắc sống nhất định.

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcNhiều gia đình sẵn sàng làm mọi thứ để con vào được trường học tốt nhất. Có cha mẹ thuê chuyên gia bấm huyệt để xoa bóp cho con ngủ ngon trước kỳ thi, có người thuê bác sĩ riêng để cấu hình lại sóng não.

Bị tăng giá sính lễ sát ngày cưới, chú rể có hành động khiến cả nhà gái muối mặt
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcMẹ cô dâu tăng giá sính lễ sát ngày cưới, chú rể bực mình nghĩ ra 'độc chiêu' khiến cả nhà gái muối mặt với quan khách.

3 điều mẹ đơn thân hối tiếc vì đã không làm khi còn trẻ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi hoài niệm về quá khứ, về tuổi trẻ, Janet Blaser cũng có những điều nuối tiếc.

Tin con dâu, bà lão suýt mất đất hương hỏa trị giá hàng chục tỷ đồng
Gia đình - 2 ngày trướcTin tưởng con dâu mê cờ bạc sẽ thay đổi, mẹ chồng không chỉ mất số tiền tiết kiệm mà còn đứng trước nguy cơ không giữ được khu đất hương hỏa trị giá hàng chục tỷ đồng.

Ông lão 74 tuổi lương hưu cao, tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng thấy khổ hơn cả người nghèo ở quê: Lý do ai nghe cũng chạnh lòng
Nuôi dạy conGĐXH - Tiền bạc con cái đề huề khiến ai cũng nghĩ ông Hà đang sống sung túc, an nhàn. Thế nhưng, cuộc sống thực sự của ông lại đầy nước mắt, cô độc và nuối tiếc.