Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng VN: Phát huy y học cổ truyền

Thứ tư, 10:03 08/04/2009 | Y học cổ truyền

Giadinh.net - Ngày 25/12/2008, Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam được thành lập. Để kiện toàn và đi vào hoạt động, ngày 14/3/2009 tại Hà Nội, Đại hội lần thứ Nhất cấp Trung ương được tổ chức trọng thể.

Báo GĐ&XH xin đăng tải bài viết của ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Hội Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Thuốc từ cây nhà, lá vườn

Với tình hình hiện nay, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân cần đi vào chăm lo bảo vệ, nâng cao thể lực, trí lực dân tộc Việt Nam, phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Trước hết, cần tổ chức học tập cho các đối tượng khác nhau những kiến thức thiết yếu ở các lĩnh vực cả về y học cổ truyền và y học hiện đại. Coi trọng, kết hợp những ưu điểm của hai nền y học phương Đông và phương Tây trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người. Chúng ta hy vọng tìm ra những phương pháp chữa bệnh, phương pháp dự phòng để đấu tranh chống bệnh tật cho đông đảo nhân dân. Muốn vậy, cần phát động nhân dân tích cực phát hiện những phương thuốc, những phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền ở từng vùng đã được dân gian thừa nhận có hiệu quả, được kiểm định một cách chu đáo, được xác nhận quyền sở hữu trí tuệ và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
 

Châm cứu là một thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam (Ảnh: TL).

Thực tế, nước ta có nhiều loại cây có giá trị chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, cần được nghiên cứu công phu, được bảo vệ và sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh, phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần phát động toàn dân trồng cây dược liệu thông thường trong vườn, trong chậu với điều kiện có thể, khi trái gió trở trời đã sẵn có để chữa bệnh thông thường cho bản thân, cho gia đình và hàng xóm. Mặt khác, y học cổ truyền có những phương pháp tập dưỡng sinh, bấm huyệt, thái cực quyền, yoga, thiền... giúp tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh. Như vậy, y học cổ truyền cũng giúp nhiều cho dự phòng tích cực, tạo lối sống lành mạnh, văn minh, bảo đảm môi trường sống, chủ động phòng chống các tác hại cho sức khỏe con người.

Để bảo vệ, chăm lo, nâng cao thể lực, trí lực dân tộc Việt Nam, nói một cách sâu sắc hơn là để bảo vệ trường tồn nòi giống, trong thời đại ngày nay, cần chú trọng xây dựng môi trường sinh thái  nhân văn tốt đẹp. Bởi hơn lúc nào hết, sức khỏe của nhân dân đang chịu tác động của những việc do chính con người gây ra: Chặt phá rừng bừa bãi gây lũ lụt ngày thêm nghiêm trọng; sông suối, nước ăn nhiễm khuẩn, vấn đề xử lý rác thải, nước thải, bụi khói, hóa chất chưa được quan tâm; bố mẹ bận mưu sinh, chăm sóc con cái không được chu đáo, dẫn đến tình trạng thanh niên, thiếu niên nghiện ma túy, HIV/AIDS, nạo thai quá nhiều; phương pháp dạy học và học không tốt đã gây cho lớp trẻ bị nhiều bệnh tật như cận thị, vẹo cột sống, mất thăng bằng về trí óc...

Sự cần thiết phải thành lập Hội

Thành phần của Hội gồm mọi tổ chức xã hội, nghề nghiệp, có liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân; mọi cá nhân có tâm huyết, tự nguyện, kể cả đồng bào ta ở nước ngoài. Tổ chức Trung ương Hội do các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương phê chuẩn. Tổ chức ở tỉnh do chính quyền cấp tỉnh phê chuẩn. Cấp huyện, cấp quận, cấp phường, xã do chính quyền huyện, quận cấp đó phê chuẩn. Cấp xã, phường: Cấp xã, phường tùy theo yêu cầu và lực lượng có thể tổ chức ra ban chấp hành các chi hội. Các loại câu lạc bộ có liên quan đến rèn luyện bảo vệ sức khỏe thể lực, trí lực.

Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, cần động viên mạnh mẽ, nâng cao nhận thức ý nghĩa của sự nghiệp lớn lao này, tổ chức tốt hơn lực lượng của nhân dân, phát huy tốt hơn sự sáng tạo của nhân dân, phối hợp tốt hơn các lực lượng để thực hiện rộng rãi, có hiệu quả, thực hiện việc nhà nước và nhân dân cùng làm để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Muốn vậy, cần có vai trò của tổ chức Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội sẽ cùng các cơ quan nhà nước tổ chức bồi dưỡng các kiến thức cần thiết trong y học hiện đại và y học cổ truyền trong nhân dân, tổ chức tốt phong trào nhân dân luyện tập giữ gìn sức khỏe cho mình và giúp đỡ người thân trong gia đình và cùng cộng đồng xây dựng phong trào chăm lo, bảo vệ giữ gìn sức khỏe, bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn tốt đẹp. Thúc đẩy việc thực hiện theo tinh thần xã hội hóa sự nghiệp phát triển y tế, chăm lo phòng bệnh, chữa bệnh trong nền y học hiện đại và y học cổ truyền. Tổ chức việc nhân dân tham gia giám sát thực hiện các chủ trương trong nghị quyết, trong pháp luật và trong chỉ thị có liên quan đến các lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học các lĩnh vực trên, tổ chức lực lượng nhân dân cùng các cơ quan khoa học nhà nước nghiên cứu các vấn đề khoa học thực tiễn các lĩnh vực liên quan. Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước tham gia ý kiến tư vấn phản biện, làm những dự thảo, nghị quyết, luật pháp, chỉ thị trên lĩnh vực này. Tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Kết hợp những yếu tố trên để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Công tác tiến hành xây dựng Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam có thể được tiến hành theo quy trình như sau: Vòng thứ nhất, thành lập Ban Vận động thành lập Hội gồm những người sáng lập theo trình tự từ tỉnh, thành đến quận, huyện, xã, phường. Cấp ủy địa phương triệu tập Hội nghị năm thành viên gồm đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Y tế, Hội Khuyến học để chỉ đạo lập Ban vận động gồm những vị tiêu biểu, có tâm huyết và điều kiện. Ban Vận động làm đơn gửi chính quyền cùng cấp xin phép thành lập Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời dự thảo chương trình hoạt động và kế hoạch... tiến tới Đại hội lần thứ nhất ở địa phương, cơ sở. Vòng thứ hai, sau khi có quyết định của chính quyền cho phép thành lập Hội ở địa phương, cơ sở Ban vận động tiến hành ngay tổ chức Đại hội đại biểu ở cơ sở (xã, phường...) trước rồi đến quận, huyện và thành phố.
 
 Vũ Oanh
(Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Hội Chăm sóc sức khỏe cộng đồng VN)
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top