Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để trẻ bớt nhút nhát?

Thứ hai, 17:13 21/01/2008

Bạn đừng cười khi bé yêu sợ ông già Noel, khóc thét khi gặp người mặc bộ đồ lính cứu hỏa. Bé sợ cả tiếng mèo kêu, tiếng còi hụ hoặc thường xuyên bám lấy cha mẹ…

Đó là biểu hiện rất bình thường từ trẻ sơ sinh cho đến khi vào lớp 1.

Ngoại trừ trẻ sinh non, bị thương tổn ở não hoặc trẻ suy nhược phải có sự can thiệp của y học, thông thường trẻ 2-4 tuổi bị nhút nhát là do những nguyên nhân phổ biến sau:

Cảm giác sợ hãi

Lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi các nguy hiểm. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật, sức khỏe của bé (và cả sức khỏe của bạn), bé sợ đau và sợ cả cái chết!

Kế thừa những lo lắng của cha mẹ

Nếu bé nhìn thấy bố mẹ cũng sợ chuột, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng… thì bé cũng sẽ sợ những thứ ấy. Do đó, hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra trước mặt trẻ. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bạn có thể thú nhận với bé rằng bạn cũng không thích gặp bác sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ gìn sức khỏe. Khi bạn thú nhận, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó có thể giúp bé biết cách vượt qua nỗi sợ hãi, mà đôi khi không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.

Kỹ năng nói kém

Các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Do đó, rèn luyện kỹ năng nói cũng là biện pháp gián tiếp giúp trẻ tăng cường kỹ năng giao tiếp và bớt nhút nhát hơn.

Bố mẹ không nên bỏ lỡ thời cơ trò chuyện cùng trẻ. Bạn đừng lo trẻ không hiểu. Trẻ em ẩn giấu một tiềm năng tiếp nhận kích thích ngôn ngữ lớn. Chỉ cần bạn hướng dẫn cho trẻ nghe nhiều, luyện nói nhiều thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển nhanh chóng.

Trẻ bị stress

Có thể bạn nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư (vì trẻ không cần phải lo đến cơm, áo, gạo, tiền...). Thật ra, trẻ dù nhỏ nhưng cũng có những mối lo lắng và đôi khi bị stress, có thể do nguyên nhân bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ.

Bạn có thể nhận ra con mình bị stress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi trong giai đoạn ngắn, chẳng hạn tính tình, hành động, kiểu ngủ, hay thậm chí là tè dầm... Một số trẻ lại bị những ảnh hưởng về thể chất, như đau bao tử và nhức đầu. Ở trẻ học mẫu giáo, các dấu hiệu stress có thể biểu hiện qua các thói xấu mới như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi. Stress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc hung dữ hơn, nhưng đôi khi cũng lãnh đạm và nhút nhát hơn.

Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục chứng này dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tìm ra nguyên nhân, bạn cũng nên nhớ bé khó có thể chiến thắng nỗi nhút nhát, sợ hãi trong vài ngày, mà có thể là vài tháng, thậm chí cả năm. Đặc biệt, vẫn có trường hợp bạn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi hoặc các chuyên gia tâm lý.

Sau đây là một số giải pháp bố mẹ có thể giúp bé tự tin hơn:

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Đây là giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Cha mẹ hãy là “người bạn thân nhất” của trẻ. Nỗi lo sợ của bé có vẻ như ngốc nghếch và vô lý, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Bạn đừng cười khi con bạn lo sợ “vu vơ”. Nên nói rằng bạn hiểu bé sợ điều gì, bé sẽ hiểu rằng không có gì xấu hổ khi sợ hãi một điều gì đó. Hãy nói chuyện về nỗi sợ đó. Trẻ con sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ chúng đi.

Bạn đừng cố gắng thuyết phục với bé rằng điều đó không có gì đáng sợ cả. Bé sẽ buồn hơn nếu bạn nói với bé rằng: “Không có gì phải sợ cả, con chó sẽ không cắn con đâu”. Thay vì vậy, hãy thừa nhận nỗi lo sợ của trẻ, bạn có thể thử nói rằng “Mẹ biết con sợ con chó. Nào, chúng ta hãy cùng bước qua nhé; Hay để mẹ bế con bước qua?”;

Nếu bạn nghĩ rằng nguồn gốc nỗi lo sợ của con xuất phát từ cảm giác giận dữ hoặc lo lắng khi đối mặt với những tình huống mới (như đến nhà một người bạn mới hoặc mới bắt đầu đi học), bạn hãy đoán trước những cảm xúc như vậy của con: “Mẹ biết là con không thích bạn ấy, nhưng rồi bạn sẽ chơi vui vẻ với con”.

Tạo cảm giác quen thuộc

Một số phụ huynh rất ít cho con trẻ của mình ra đường hoặc đến các nơi công cộng và chỗ đông người. Đây là “cách” làm trẻ dễ run sợ trước mọi người. Hãy thường xuyên cho trẻ đến chơi ở công viên, nhà người thân… để trẻ tự do vui đùa và giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Vui chơi và quan sát nhiều sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn và bé hãy thay phiên tìm cách diễn tả các cảm xúc đối lập nhau như sợ hãi và tự tin, lo lắng và bình tĩnh… trước một vật/con vật tưởng tượng. Qua trò chơi này bé sẽ dần nhận ra sự sợ hãi ngây ngô của mình, từ đó dần quen và loại bỏ những biểu hiện không hay ấy.

Một số bé thích những đồ vật thân thiết như cái gối hoặc con gấu nhồi bông cũ. Chúng có tác dụng an ủi bé khi bé cảm thấy lo lắng, nhất là giai đoạn bắt đầu đi nhà trẻ hoặc ngủ riêng. Bạn hãy cho trẻ mang theo bên mình những “bửu bối” đó, và cũng đừng khiến bé cảm thấy mình “trẻ con” khi mang theo chúng hoặc khăng khăng bắt bé để chúng ở nhà. Bé sẽ không cần mang theo những đồ vật này khi được 4 tuổi. Lúc đó, bé sẽ biết tìm cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.

Tạo cảm giác an toàn

Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ với đầy đủ áo choàng trắng và ống nghe). Nếu con bạn sợ người lạ, bạn hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con thú nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, bạn hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn…

Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ. Nếu có thể, bạn hãy cùng bé tham gia vào trò chơi cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi đó, bạn hãy thử lùi lại một vài bước để bé tự nhiên vui đùa với trò chơi của mình.

Xây dựng sự tự tin ở trẻ

Ngay khi 2 tuổi, nếu con bạn có ý thức tự làm một việc gì đó (đòi tự mang giày, tự mặc áo, tự múc cơm…), hãy vui mừng và động viên bé làm việc ấy. Đây là biện pháp “xây để chống” căn bệnh nhút nhát, xây dựng niềm tin của trẻ thơ. Với những biểu hiện phát triển tự lập như vậy, chắc chắn nếu tiếp tục được hướng dẫn đúng cách, bé sẽ sớm khắc phục được những biểu hiện nhút nhát còn lại.

Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, chậm nhất là trước khi vào lớp một. Những biểu hiện nhút nhát bình thường của trẻ con nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng “thần kinh yếu” khi trưởng thành.

Theo WTT

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 món ăn sáng kinh điển trong giảm cân, 'bổ tựa nhân sâm' bác sĩ khuyên dùng

7 món ăn sáng kinh điển trong giảm cân, 'bổ tựa nhân sâm' bác sĩ khuyên dùng

Ẩm thực 360 - 1 giờ trước

GĐXH - Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, 7 món ăn dưới đây mới là thực phẩm an toàn cho sức khỏe và giúp giảm cân tốt nhất mà mọi người nên ăn cho bữa sáng.

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 5 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 5 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Tai nạn phòng the dễ gặp với nam giới

Tai nạn phòng the dễ gặp với nam giới

Phòng the - 5 giờ trước

GĐXH - Gãy dương vật là một chấn thương gây đau đớn.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 6 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Mở cửa vào phòng vợ chồng con trai út, tôi phát bực vì thấy con dâu tiêu xài phung phí vào đồ dưỡng da

Mở cửa vào phòng vợ chồng con trai út, tôi phát bực vì thấy con dâu tiêu xài phung phí vào đồ dưỡng da

Tâm sự - 6 giờ trước

Tôi không hiểu bọn trẻ bây giờ sống thế nào mà lại hoang phí đến thế!

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Top