Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng nghệ sỹ chân đất

Chủ nhật, 16:05 31/01/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Báo Đáp là tên một ngôi làng nằm ở phía Đông của xã Hồng Quang (huyện Nam Trực, Nam Định) không chỉ nổi danh với nghề làm đèn ông sao mà nơi đây còn nổi danh là "làng bát âm" độc đáo nhất Việt Nam.

Trong làng không ai còn nhớ cái  nghiệp này  được bắt đầu từ khi nào, đời nào, chỉ biết rằng khi mới  lọt lòng, họ  được nghe những âm thanh trầm bổng, vui nhộn, ai oán, xót thương... ở ngay bờ ruộng hay ao làng.
 
"Phục vụ cả vui lẫn buồn"

Đội trong một lần phục vụ một đám hiếu.

 
Cũng giống như những ngôi làng khác ở Đồng bằng Bắc bộ, hầu hết người dân làng Báo Đáp quanh năm "đầu tắt mặt tối" với công việc đồng áng, hết vụ lúa lại quay sang làm hoa, rồi đèn. Nhưng có một điều khác biệt rất dễ nhận thấy ở đây. Giữa đêm đông giá buốt hay cái nắng oi ả của mùa hè...Ai đi qua làng đều nghe thấy và cảm nhận được những âm thanh ngọt ngào, sâu lắng mà trữ tình vang lên từ tiếng sáo, đàn bầu, đàn tranh... do chính những nghệ sĩ "chân đất" đội Bát âm làng thể hiện. Họ trình bày những bản nhạc như những nghệ sĩ thực thụ, mặc dù không qua bất kì một trường lớp nào.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cấp 4 năm gian, "nghệ sĩ" Công "sáo" người đang giữ trọng trách đội trưởng các đội Bát âm trong làng. Một lão nông quanh năm chân lấm tay bùn, ấy vậy mà biết chơi tới 6 loại nhạc cụ trong "Bát âm". Ông Công khoe: "Cây sáo, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh, tam thập lục...khó sử dụng như vậy, mà từ trẻ con tới người già trong làng ai ai cũng biết chơi một, hai loại nhạc cụ một cách thành thạo".

Chơi thành thạo sáo, tam thập lục biết sơ sơ, đàn tranh, đàn nguyệt thì là tay trái của ông Công, mỗi thứ biết một tẹo. Học chơi nhạc chỉ để cho đỡ buồn chứ không vì tiền. Âm nhạc mà chúng ta thường nghe được xếp vào 3 loại chính, Tây nhạc (Kèn Tây, violon, Piano...), Nam nhạc (Trống), Bắc nhạc (Sáo, nhị, hồ, tranh...). Bát âm được xếp vào Bắc nhạc. Từ xa xưa,  phường Bát âm gồm có 8 nhạc khí cấu tạo bằng các chất liệu khác nhau: Bào (bầu), Thổ (đất), Cách (da), Mộc (gỗ), Thạch (đá), Kim (kim khí), Ty (tơ), Trúc (tre, nứa).
 

Ông Công đang thể hiện bài Lưu Thuỳ- Phù Vân.


Nghệ sĩ Công "sáo" tâm sự: "Do thời gian đổi thay nhiều, người ta chỉ dùng 8 nhạc khí, không đủ 8 màu âm như trên nhưng vẫn gọi là Phường Bát âm". Sáo, đàn nhị, đàn tam thập lục, tỳ bà, đàn nguyệt, trống, đàn tranh, đàn bầu. Nhưng thực tế qua các buổi nhạc thì chỉ xuất hiện 5-6 loại nhạc cụ, phần vì cách chơi phức tạp và ít người sử dụng. Trước đây, những "nghệ sĩ chân đất" trong làng chỉ chơi tự phát chứ không quy củ nề nếp như bây giờ, phần do công việc gia đình, thứ nữa là do không ai dẫn đường chỉ lối. Thích thì ngân tiếng sáo, tiếng đàn bất kì nơi đâu, chỗ nào. Nếu ai một lần đến Báo Đáp thì không khỏi ngỡ ngàng, bắt gặp ngay ngoài đồng cảnh một lão nông chơi đàn, thổi sáo mà vẫn quất trâu cày...

Từ khi được vào hội, nhóm người dân có thêm việc làm, thêm thu nhập lúc nông nhàn. Hiện biên chế đội Bát âm  làng Báo Đáp đã lên tới 70 thành viên, từ già tới trẻ ai cũng góp mặt. "Được phân chia khá rõ ràng, nhạc "buồn" biên chế 8-10 người 1 nhóm, nhạc vui thì cứ đủ âm thì diễn thôi. Chúng tôi phục vụ bà con cả vui lẫn buồn" - ông Bản " cò" (Đội phó đội Bát âm) nói.

Trường nhạc làng

Thỉnh thoảng vài người trong đội lại họp nhau chơi vài bài cho đỡ buồn và nhớ nghề.

 
Từ thời Pháp thuộc, cuộc sống người dân làng Báo Đáp đã rất sung túc. Những con đường lát gạch đỏ vẫn hiện diện trên mọi nẻo đường làng. Đời sống tinh thần người dân dần được cải thiện. "Tính đến đời tôi là đời thứ 5 rồi, các cụ ngày xưa chả học ở đâu cả, cứ cha truyền con nối. Tới tôi thì còn được vào Nhà thờ học lỏm tý nhạc lý của các cha, rồi chơi nhiều nhạc cụ hơn", nghệ sĩ Công "sáo" cho biết: "Có hôm đi cày, ông cụ tôi còn bắt tôi  ra đồng tập thổi sáo, thổi đau cả quai hàm mà cụ vẫn không cho dừng, bắt thổi đi thổi lại bài Lưu Thuỷ cả trăm lần".

Là đội trưởng đội Bát âm nên ông lưu giữ rất nhiều các loại nhạc cụ của đội. Mỗi loại nhạc cụ 2- 3 chiếc, riêng sáo có tới 36 chiếc, tính tất cả số nhạc cụ mà ông đang giữ lên đến cả trăm chiếc. Mỗi loại tạo nên vẻ quyến rũ riêng của mình. Cây đàn cò (đàn nhị) được người dân gọi như vậy vì đàn khá giống con cò, từ trục dây có đầu quặp xuống như mỏ cò, thân đàn như thân cò, tiếng đàn nghe lảnh lót như tiếng cò.

Đặc biệt ông Công còn giữ 5 cây sáo cổ, được làm rất tinh xảo, trên thân sáo khắc biểu tượng rồng phượng, vân vũ đẹp đến lạ kì.  Đến ông cũng không biết rõ lai lịch của những cây sáo này, chỉ biết rằng tới đời ông là đời thứ 5 lưu giữ. Giờ đây nhà nào trong làng cũng có vài cây sáo, khá hơn chút thì có cây đàn Tranh, đàn Nhị... "Người nào lớn lên mà không biết thổi Sáo thì không phải dân làng Báo Đáp"- cụ Khoái tâm sự.
 

Những cây sáo cổ được nghệ sĩ Công sáo lưu giữ rất cẩn thận.


Tính đến nay, ông Công cùng đội Bát âm đã mở được 3 lớp dạy nhạc cho trẻ em trong làng. Năm 2005, "Trường nhạc làng" có 15 học viên, năm 2006 lên tới  25 cháu, cho đến nay lớp nhạc tăng lên hơn 30 học viên đang học liên tục. Cao điểm nhất là những tháng hè, thời gian này các em học sinh được nghỉ học nên các lớp học nhạc thường rất đông. Lớp không đủ chỗ cho các em học sinh ngồi, phải học ở sân, vườn. Những ngày lễ của làng, xã, đội văn nghệ làng Báo Đáp luôn giành được giải cao. Thành danh từ những "Trường nhạc làng" kể tới chị Nguyễn Thị Phương Hoa, anh Chi... đang công tác tại đoàn văn công tỉnh.

Tuỳ theo nhận thức của mỗi người mà học theo một quy trình nhất định, nhưng đầu tiên vẫn phải học "nhạc đất", học nốt nhạc, rồi bản nhạc...cứ thế rồi nâng cao các bản nhạc theo từng cấp độ và tuổi. "Chúng tôi chẳng có giáo trình gì hết, cứ dạy các cháu theo kinh nghiệm mình học được bao năm, viết bản nhạc thì ông Công viết hết"- bác Nguyễn Văn Thọ (đội phó) tâm sự. Nhỏ tuổi nhất trong đội Bát âm từ 12-13 tuổi, lớn tuổi nhất là cụ Nguyễn Văn Khoái 76 tuổi, chơi đàn Tam Thập lục nổi tiếng cả vùng. Nhiều cụ ông, cụ bà 60-70 tuổi nhớ tiếng sáo vẫn bảo các cháu dẫn sang nhà ông Công nghe thổi. Ngày trước các nhạc cụ hỏng, đội phải mang lên tận Hà Nội sửa, tiền sửa hơn cả tiền mua cái mới. Nhưng vì cái duyên, cái số gắn với cây đàn không ai nỡ lòng bỏ mà mua cái mới, thà sửa còn hơn mất "bạn diễn". Các bô lão trong làng cử ông Nguyễn Văn Trơn vừa lên sửa, vừa học "mót" cách chữa cho đỡ tốn kém. "Dần dà hỏng mãi cũng chữa được, bây giờ cái nào tôi cũng "xơi hết" thỉnh thoảng rỗi làm vài cái Sáo cho các cháu chơi"- Nói rồi ông Trơn hít hơi thổi bài "Chị tôi" cho cả đội cùng thưởng thức.

Cuộc sống bây giờ đổi thay nhiều. Nhưng người dân làng Báo Đáp không bao giờ đánh mất nghề các cụ để lại. Vẫn lạc quan yêu đời dù đói, dù no, họ vẫn ôm lấy cây đàn vang lên những lời ca tiếng hát cho đời thêm vui tươi. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo của ngôi làng độc đáo nhất Việt Nam - làng "Bát âm" như người ngoài vẫn gọi.

(Ảnh do đội Bát âm làng Báo Đáp cung cấp - Vũ Quang)

Vũ Quang
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo huyện Hà Trung yêu cầu dừng việc bán nước sạch ‘chui’ cho 810 hộ dân, đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Ham đồ cũ giá rẻ trên mạng, nhiều người nhận cái kết đắng

Ham đồ cũ giá rẻ trên mạng, nhiều người nhận cái kết đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đánh vào sự hám rẻ của nhiều người, các đối tượng rao bán nhiều loại ôtô, xe mô tô đắt tiền với giá rẻ, thủ tục đơn giản trên mạng xã hội… Khi các "con mồi" mắc câu, đối tượng yêu cầu nạn nhân đóng các khoản phí theo thỏa thuận sau đó chặn liên lạc, chiếm đoạt tài sản.

Lên mạng lừa bán vé xe khách

Lên mạng lừa bán vé xe khách

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bằng chiêu trò đăng tải bài viết từ các hội nhóm xe giường nằm trên mạng xã hội về nội dung nhận đặt cọc tiền vé, Nguyễn Đức Triệu chiếm đoạt của nhiều bị hại hàng trăm triệu đồng.

Xe con bẹp rúm sau tai nạn 5 xe tông nhau ở Hà Nội, cầu Thăng Long ùn tắc

Xe con bẹp rúm sau tai nạn 5 xe tông nhau ở Hà Nội, cầu Thăng Long ùn tắc

Thời sự - 1 giờ trước

Sau cú tông liên hoàn giữa 5 xe, ô tô con bị bẹp rúm, 3 người trên chiếc xe này may mắn thoát ra ngoài an toàn.

Những trường hợp nào bị tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025?

Những trường hợp nào bị tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều trường hợp bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

Người người bắt trend sự kiện 'dậy từ 7 giờ sáng đi ngắm thu Hà Nội'

Người người bắt trend sự kiện 'dậy từ 7 giờ sáng đi ngắm thu Hà Nội'

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trào lưu dậy từ 7 giờ sáng đi ngắm mùa thu Hà Nội bùng nổ trên mạng xã hội vào những ngày tiết trời mùa thu mát mẻ. Trào lưu này đã được nhiều người sinh sống tại Hà Nội hưởng ứng.

Khoảnh khắc xe taxi chạy lùi, tông hàng loạt phương tiện ở Bắc Ninh

Khoảnh khắc xe taxi chạy lùi, tông hàng loạt phương tiện ở Bắc Ninh

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe taxi khi vừa di chuyển đến nút giao thì bất ngờ đi lùi với tốc độ cao, gây tai nạn liên hoàn và chỉ dừng lại khi lùi vào một cửa hàng bên đường.

Dự báo thời tiết hôm nay 5/10: Miền Bắc ngày nắng đêm lạnh, có nơi trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay 5/10: Miền Bắc ngày nắng đêm lạnh, có nơi trời rét

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/10/2024, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa duy trì hình thái ngày nắng, đêm lạnh, sáng sớm có sương mù.

Khởi tố người cha cùng 'vợ hờ' bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM

Khởi tố người cha cùng 'vợ hờ' bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM

Pháp luật - 6 giờ trước

Công an Quận 8, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam người cha cùng "vợ hờ" - bạo hành bé trai 6 tuổi - để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích.

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Đời sống - 6 giờ trước

Đội quy tập hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy 37 bộ hài cốt nghi từ hố chôn tập thể tại huyện Đăk Pơ (Gia Lai).

Top