Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời hẹn với bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ năm, 07:34 08/09/2011 | Giải trí

GiadinhNet - Khẩu ĐKZ của ta ngay lập tức quất từng loạt đạn về phía quân thù. Đúng lúc này trên bầu trời xuất hiện 3 chiếc trực thăng HU1A…

 
Như bài viết trước đã viết, sau khi đồng chí Ruệ và pháo thủ Võ Nho Tòng hy sinh, nhìn sang mạn phải thấy 2 tàu địch hùng hổ lao đến, ông Tuấn nghiến răng hô anh em nhả đạn. Khẩu ĐKZ của ta ngay lập tức quất từng loạt đạn về phía quân thù. Đúng lúc này trên bầu trời xuất hiện 3 chiếc trực thăng HU1A…

Máu hoà cùng nước biển

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với cựu Chính trị viên tàu không số Trần Ngọc Tuấn như chùng lại bởi khoảnh khắc đau buồn của người lính già, khi ông nhớ lại những đồng đội đã hy sinh. Bên ngoài, ánh nắng của thành phố biển Nha Trang vẫn chói chang. Bà Đệ - vợ ông Tuấn từ dưới bếp nói vọng lên: "Mấy bác cháu nói chuyện xong chưa, dọn cơm ăn nhé?". Sợ câu chuyện đứt mạch, chúng tôi vội đề nghị bà cho nghe xong câu chuyện rồi ăn luôn một thể.

Sau phút im lặng tưởng như vô tận, ông Tuấn nhấp ngụm trà, trở lại câu chuyện còn dang dở. Ông kể: "Đồng đội của bác vừa bắn xong loạt ĐKZ thì bất ngờ trên trời xuất hiện 3 chiếc trực thăng HU1A, chúng nhả đạn như mưa xuống tàu 43. Thuyền trưởng Thắng liền lệnh cho khẩu đội súng 12 ly 7 bắn trả, từng loạt đạn của ta nhằm 3 chiếc trực thăng phóng tới. Chiếc đầu tiên của địch trúng đạn đâm đầu xuống biển, 2 chiếc còn lại cũng lần lượt chung số phận. Lúc này anh em trên tàu 43 vừa đánh địch vừa lao hết tốc lực vào bờ, bên cạnh đó còn đánh chặn tàu địch bằng bom chìm và bộc phá".

Kể đến đây ông Tuấn bảo dùng bộc phá đánh chặn tàu địch là sự sáng tạo của anh em ta. Mỗi tàu không số lúc đó chỉ được trang bị 1 quả bom chìm, tàu địch đông như thế, giỏi lắm ta chỉ đánh chặn được 1 chiếc. Cái khó ló cái khôn, thuỷ thủ tàu 43 đã lấy bộc phá gắn kíp nổ rồi cho vào bọc nilon, phía trên có dây nối với phao, phía dưới có dây cột vào cục đá, canh làm sao cho khối bộc phá chìm lưng chừng cách mặt nước độ 3m, tàu địch vướng là nổ liền. Nhờ đám bộc phá tự tạo đó mà tàu 43 chặn được tàu địch áp sát, có thời gian chạy vào bờ và đủ thời gian để cài bộc phá hủy tàu.

Sau 3 giờ đánh nhau liên tục trên biển, đến 4h30 ngày 1/3/1968 tàu 43 cập bờ. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu được chia làm 2 tốp, một tốp đưa anh em thương vong lên bờ, đồng thời tổ chức hỏa lực đánh chặn địch, yểm trợ cho tốp trên tàu cài bộc phá huỷ tàu. "Bác chỉ huy nhóm anh em đánh bộc phá hủy tàu. Bác và đồng chí Nguyễn Trọng Tài lãnh nhiệm vụ điểm hỏa khoang máy, định giờ 30 phút sẽ nổ. Đồng chí Phan Văn Kiểm, Võ Văn Hoành điểm hỏa 2 khoang hàng, Nguyễn Đăng Năm và Nguyễn Thành Thoảng điểm hỏa khoang lái. Bác kiểm tra thấy dây cháy chậm ở hai bộ phận kia đã phát khói mới chạy về khoang máy cùng với Tài điểm hỏa, 5 phút sau mới lệnh cho anh em rời tàu", ông Tuấn kể lại.

Những người lính quả cảm lao mình xuống biển, bơi vào bờ. Đoán biết được ý định phá tàu của quân ta nên tàu địch cũng thi nhau nổ súng. Khi vào gần đến bờ thì đồng chí Kiểm trúng đạn, bị sóng nhấn chìm. Ông Tuấn cùng đồng đội liều chết ngụm lặn nhưng tìm mãi cũng không thấy. Phần vì kiệt sức, phần vì tàu sắp nổ nên anh em đành cố sức dìu nhau vào bờ. Lúc vào đến bờ, mọi người hồi hộp nhìn ra tàu 43, bất chợt một ánh chớp loé lên, kèm theo là tiếng nổ vang trời. Tàu 43 đã được phá huỷ...
 
Ông Tuấn và vợ tại căn nhà nhỏ ở thành phố Nha Trang. Ảnh: Tuấn Vương

Cuộc chiến của nhân dân

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Ngày 10/4/1968

"Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh: "Tất cả ba lô lên đường!". Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mình một lần cuối. Bỗng dưng một nỗi nhớ thương kỳ lạ đối với miền Bắc trào lên trong lòng mình như mặt sông những ngày mưa lũ và…mình khóc ròng đến nỗi không thể đáp lại lời chào của mọi người. Thôi! Các anh đi đi, hẹn một ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu".

Chúng tôi hỏi thật khẽ: "Vậy còn thi thể bác Kiểm thì sao ạ?". Ông Tuấn chậm rãi trả lời: "Sau này con trai anh Kiểm đã nhờ nhà ngoại cảm tìm được hài cốt". Người cựu Chính trị viên lại kể tiếp, khi lên bờ, 14 anh em còn lại ai nấy đều mệt mỏi. Ông Tuấn động viên mọi người vượt qua đau buồn, mệt nhọc để tìm đường thoát. Anh em nhanh chóng chia tổ rồi nhắm hướng một ngọn núi (sau này mới biết tên là núi Vàng) thẳng tiến. Theo kinh nghiệm, nếu chiếm được cao điểm sẽ có lợi trong việc chống địch truy kích. Khi đến lưng chừng núi thì trời sáng, nhìn lên đỉnh thấy quân Mỹ đứng lố nhố. Các chiến sĩ tàu 43 lại phải quay ngược xuống chân núi. Xuống đến nơi thì may mắn bắt được liên lạc được với "anh em đằng mình".

Cán bộ, chiến sĩ tàu 43 được bà con địa phương đưa xuống hầm trú ẩn, nhờ vậy mà tránh được tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ từ núi Vàng xuống càn quét. Nằm hầm đến ngày thứ 5 thì quân Mỹ rút, anh em mới lên mặt đất. "Cuộc kháng chiến của ta, nếu không có nhân dân ủng hộ,  che chở thì không thể thành công", ông Tuấn nói với sự biết ơn chân thành.

Sau đó ông Tuấn và đồng đội bắt liên lạc với du kích thôn Quy Thiện (xã Phổ Hiệp,  Quảng Ngãi), nhờ anh em tìm đường ra Bắc. Du kích Quy Thiện hết lòng hỗ trợ nhưng lần đi thứ nhất không thành công, phải tới lần thứ hai các chiến sĩ của tàu 43 mới thoát được. Ra khỏi ấp chiến lược, ông Tuấn và 13 anh em lại phải băng rừng, tìm đường mà đi. Khi đến một ngọn núi thuộc xã Phổ Cường (Quảng Ngãi), anh em đuối sức quá đành nằm tạm xuống đất để nghỉ ngơi. Có điều lạ là ở giữa nơi rừng rú mà chẳng hề thấy ruồi muỗi gì. Ông Tuấn bảo, mãi về sau mới biết Mỹ vừa rải chất độc da cam ở khu đó nên ruồi muỗi đã chết sạch...

Cuộc gặp lịch sử

Mười bốn anh em băng rừng, đi riết thì đến được Bệnh xá dân y huyện Đức Phổ. Đây là bệnh xá mới thành lập, có 8 người, gồm 2 nam 6 nữ. Bệnh xá mới nên thiếu thốn trăm bề, nhất là lương thực, đã vậy lại phải nuôi 14 anh em tàu 43 nên lại càng thiếu thốn hơn. Dù khổ là thế nhưng anh chị em ở bệnh xá vẫn hết lòng đùm bọc, chăm sóc cán bộ, chiến sĩ tàu 43. "Đặc biệt nhất là cô bác sĩ trẻ trắng trẻo, xinh xắn nói giọng Bắc. Lúc đó bọn bác chỉ biết cô ấy tên Trâm. Sau này bác mới biết đó là bác sĩ Đặng Thùy Trâm", ông Tuấn hồ hởi kể.

Chúng tôi đã từng đọc "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", nay được nghe chính ông Tuấn thuật lại, nên thấy rất xúc động. Ông Tuấn tiếp: "Ngoài sự ân cần chăm sóc về y tế,  anh chị em trong bệnh xá còn bàn nhau phân công y tá về đồng bằng tìm quần áo, lương thực cho bọn bác. Có người đã gùi cả chiếc lốp ôtô lên đây để bọn bác cắt ra làm dép. Trong một chuyến gùi lương thực từ đồng bằng về bệnh xá, cô y tá có tên Kim Vui, khi băng qua cánh đồng trống thì trúng bom địch hy sinh. Đồng đội bác nghe tin, tâm trạng ai cũng nặng nề. Anh chị em ở bệnh xá vì lo cho mình mà phải hy sinh tính mạng, buồn lắm!".

Sau khi ở bệnh xá được hơn 1 tháng, ông Tuấn và đồng đội đã phục hồi sức khoẻ nên quyết định lên đường, vượt Trường Sơn ra Bắc. Lúc ra đi, ông Tuấn có hẹn với bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm là sẽ gặp lại nhau trong ngày Bắc-Nam thống nhất. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm và nhiều người khác nghẹn ngào không nói được gì. Ai ngờ chiến tranh đã không cho lời hẹn đó thành hiện thực...

Đến ngày 20/7/1968, ông Tuấn cùng đồng đội tàu không số 43 mới về đến công viên Thống Nhất (Hà Nội). Tại đây, anh em tàu 43 có chụp một tấm hình lưu niệm, nhưng mãi tới năm 2005 ông Tuấn mới có tấm hình này.

Ông Tuấn nắm tay tôi kéo đến chỗ bức hình treo trang trọng trên tường, giới thiệu từng đồng đội năm nào: "Đây là Năm máy tàu, đây là Nghinh cơ yếu, đây là Lưu Công Hào lái tàu thay Vũ Xuân Ruệ...". Tôi lắc tay ông hỏi: "Bác đứng chỗ nào?". Ông Tuấn cười chỉ người thanh niên đứng thứ tư từ trái qua bảo, "đó, đang cười đó".

Người lính Trần Ngọc Tuấn của 43 năm về trước và ông cụ Trần Ngọc Tuấn bây giờ dĩ nhiên là khác nhiều, song nụ cười đó thì chúng tôi thấy không hề thay đổi. Đó là nụ cười của sự quả cảm, nụ cười của niềm tin chiến thắng.

Đỗ Bá

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 31 phút trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 1 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 4 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 8 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 10 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Thái Hoà hiếm hoi nói về bà xã kém 11 tuổi: 'Vợ thấu hiểu và lo cho tôi mọi thứ'

Thái Hoà hiếm hoi nói về bà xã kém 11 tuổi: 'Vợ thấu hiểu và lo cho tôi mọi thứ'

Giải trí - 12 giờ trước

"Cô ấy lo liệu hết mọi thứ trong nhà và thấu hiểu tôi, thậm chí cả lúc tôi sai, vợ vẫn tìm cách cảm thông, bảo vệ tôi, tôi chỉ cần vậy thôi" - Thái Hoà nói.

Top