Hà Nội
23°C / 22-25°C

Món ăn trị đau đầu

Chủ nhật, 12:04 26/12/2010 | Y học cổ truyền

Ngoài dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, người xưa còn dùng các món ăn để chữa bệnh đau đầu. Những món ăn này rất dễ chế biến.

Đau đầu là chứng rất thường gặp. Để nấu các món ăn có tác dụng trị chứng đau đầu, chúng ta cần phân biệt ba thể sau đây:

1. Thể phong hàn ngoại nhập: Dấu hiệu là bệnh nhân đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, thường thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:

Bài 1: Nguyên liệu gồm một đầu cá mè hoa, xuyên khung 3-9 g, bạch chỉ 6-9 g. Cho xuyên khung và bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành canh, khi chín nhừ, nêm thêm gia vị và ăn nóng.

Bài 2: Hành củ 10 g, đạm đậu xị 10 g, gạo tẻ 100 g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo. Khi nhừ thì cho đạm đậu xị và hành vào, đun thêm một lát là được. Món này chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho thêm lá tía tô tươi 10 g, gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải cảm, trừ hàn.

Bài 3: Ngũ vị tử 20 g, thịt heo thăn 200 g, trứng gà 2 quả, bột mì 25 g, mỡ heo 50 g, nước luộc gà 100 ml, gia vị vừa đủ. Thịt heo thái miếng, ướp gia vị, cho vào một chút rượu vang, đập trứng vào bát hòa với bột mì. Cho mỡ vào chảo đun nóng già rồi chiên thịt heo sau khi đã nhúng vào dịch trứng bột. Tiếp đó, lấy thịt chiên rim với nước luộc gà cho mềm, nêm thêm gia vị, ăn ngày 2 lần.
 

Cua là một trong những nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn trị cơn đau đầu thể huyết ứ.

 
2. Thể đàm trọc ứ trở: Dấu hiệu là đau đầu, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dày nhờn. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:
 
Bài 1: Bạch cương hàm lượng tùy ý, hành củ 6 g, lá trà 3 g. Ba thứ xắt vụn, hãm hoặc sắc uống thay trà hằng ngày.
 
Bài 2: Hoài sơn 30 g, bán hạ chế 30 g. Hoài sơn xắt vụn, sắc bán hạ lấy nước rồi nấu với hoài sơn thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
 
Bài 3: Thiên ma 10 g, trần bì 10 g, óc heo một bộ. Thiên ma và trần bì rửa sạch, xắt vụn, cho vào chén cùng với óc heo, hấp cách thủy, nêm thêm gia vị, ăn nóng.
 
3. Thể huyết ứ: Dấu hiệu là đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi dãn rộng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 2 món ăn bài thuốc, cụ thể:
 
Bài 1: Xuyên khung 3-6 g, hồng hoa 3 g, trà diệp 3-6 g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà.
 
Bài 2: Cua đực 500 g, hành củ khô 150 g, gừng tươi thái chỉ 25 g, mỡ heo 75 g, gia vị vừa đủ. Cua làm sạch, chặt đôi; hành khô bóc vỏ xắt lát. Cho mỡ vào chảo phi hành và gừng cho thơm rồi bỏ ra, tiếp tục bỏ cua vào rang. Khi gần chín thì cho hành, gừng và gia vị vừa đủ, nêm thêm một chút nước, đun lửa nhỏ cho đến khi cạn khô là được. Món này dùng làm thức ăn hằng ngày.

Theo đông y, có 2 nhóm nguyên nhân gây đau đầu, gồm: Ngoại cảm (nhân tố tác động từ bên ngoài), nội thương (nhân tố tác động từ bên trong).

Theo NLĐ

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top