Một số bài thuốc chữa bệnh từ Lô hội
Lô hội còn tên gọi là nha đam, Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo hay Lưỡi hổ, Quỷ đan (Khai bảo)… tên khoa học là Aloe vera L. chinensis (Haw) Berger thuộc họ hành tỏi (Liliaceae).
Cây lô hội. |
Sách “Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục” cho rằng lá Lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hóa, sát khuẩn, giải độc; chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở… Hoa Lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị; chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho… Liều thấp Lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh, ngoài ra còn tác dụng làm thuốc thông mật.
Tuy nhiên do thuốc có tác dụng tẩy mạnh nên cần giảm liều hay ngừng thuốc nếu người bệnh đi ngoài phân lỏng. Cũng không sử dụng cho người đang đi ngoài phân lỏng, phụ nữ đang mang thai và những người có tỳ vị hư nhược không dùng. Cần thận trọng sử dụng thuốc đối với người già.
Dưới đây xin nêu một vài phương trị liệu các bệnh từ Lô hội để cùng khảo cứu và ứng dụng khi cần.
* Trị tiểu đường: Lá Lô hội 20g, sắc lấy nước thuốc uống từ 1 – 2 lần trong ngày; hoặc có thể ép lấy nước cốt uống.
* Trị tiểu đục: Lô hội tươi 20g, Đạm qua tử nhân 30 hạt, giã nát Lô hội và Đạm qua tử nhân uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Hoặc lấy hoa Lô hội 20g, nấu với thịt lợn ăn trong ngày.
* Trị chứng nôn ra máu: Lấy hoa Lô hội 20g, sắc với rượu uống ngày 2 lần.
* Trị ho khạc ra máu: Hoa Lô hội khô 12 – 20g, sắc ngày 1 thang.
* Trị ho đờm: Lô hội lá bóc bỏ vỏ ngoài rửa hết chất nhựa dính, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trong ngày.
* Trị đau đầu chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày.
* Trị chứng tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
* Trị viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, bột nghệ vàng (khương hoàng) 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Nếu ợ chua nhiều gia bột mai mực 10g, chiêu cùng với nước thuốc sắc trên. Mỗi liệu trình là từ 15 – 20 ngày liền.
* Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen (nga truật) 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Trị chứng eczema: Lá Lô hội xẻ mỏng, khi nhựa chảy ra bôi nhựa vào nơi bị bệnh. Lưu ý bôi hằng ngày nhưng sau đó không được rửa kỹ vì khi nhựa này khô đóng vảy bong ra là có thể đã ra da non. Nếu chàm chảy nước nhiều cần cô nhựa đặc thành cao rồi lấy phết lên nơi bị bệnh. Phết phủ dày cho tới khi nơi bị chàm đã xuất hiện da non.
* Trị viêm da: Thoạt tiên lấy khăn dấp nước sôi và đắp nhẹ lên vùng da bị viêm, khi nguội vắt kiệt nước trong khăn, lại dấp khăn tiếp vào nước sôi rồi chườm nhẹ trên vùng da viêm cho đỡ ngứa, làm tới 5 – 7 lần liền, sau lau khô và lấy lá Lô hội xẻ mỏng đắp vào nơi da viêm. Ngày cần làm như vậy từ 1 – 2 lần, làm liền trong nhiều ngày sẽ công hiệu.
* Trị quai bị: Lấy lá Lô hội giã nát đắp vào chỗ sưng đau, ngày 1 lần, kết hợp lấy 20g lá Lô hội sắc uống trong ngày, chia 2 – 3 lần.
* Trị viêm đại tràng mãn: Lô hội tươi 5 lá, bóc bỏ vỏ ngoài xay nhuyễn cùng với 500ml mật ong, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con chừng 30ml.
* Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lấy lá Lô hội giã nát đắp vào chỗ sưng. Kết hợp lấy lá giã hoặc xay nhuyễn chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần chừng 30ml.
* Trị táo bón: Lấy Lô hội tươi, mỗi ngày ăn sống 1 lá. Hoặc lấy lá Lô hội 20g, xay hay giã nhỏ trộn lẫn 500ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
* Trị mụn nhọt: Lấy lá Lô hội tươi giã nát đắp lên mụn nhọt, ngày 1 – 2 lần, làm nhiều ngày.
* Trị trứng cá: Lá Lô hội tươi bóc vỏ lấy phần gel rồi xoa lên nơi có trứng cá mọc ngày 1 lần. Cần làm liên tục nhiều ngày.
* Trị mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa Lô hội, bôi lên vùng ngứa, sau khi đã dấp rửa bằng nước nóng 3 – 4 lần.
* Trị bỏng da: Cắt lá Lô hội thành từng đoạn rồi xé mỏng kết hợp bôi cả nhựa và đắp vào nơi da bị bỏng bỏng sẽ giảm ngay.
* Phòng chống bệnh ung thư: Lá lô hội 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần; có thể xay uống sống ngày 2 lần.
* Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g, lấy rượu hòa cùng làm hoàn, ngày uống 4g với rượu.
* Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g, làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.