Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nga Sơn, Thanh Hóa: Nhìn vào cói, đói quanh năm

Thứ tư, 13:44 13/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều năm nay, người dân trồng cói Nga Sơn (Thanh Hóa) liên tục trong cảnh trớ trêu khi được mùa thì cói lại rớt giá thảm. Hàng trăm hộ gia đình nhìn vào cây cói rơi vào cảnh lao đao vì “đói”. Lãnh đạo địa phương đang lên phương án bỏ trồng cây cói, chuyển hướng canh tác để cứu dân.

Nga Sơn, Thanh Hóa: Nhìn vào cói, đói quanh năm 1
Máy dệt chiếu do hai người dân xã Nga Liên sản xuất.
 
Dân bỏ cói

Bà Nguyễn Thị Hiền (xóm 1, xã Nga Tân, huyện Nga Sơn) than thở: “Chúng tôi đang mất đi 3 triệu đồng/tấn cói vì giá đã giảm một cách thảm hại. Trước đây cói dài hơn 1,75m là 11 triệu đồng/tấn, cói ngắn dưới 1,75m là 6 triệu đồng/tấn thì sang năm 2013, giá cói dài giảm còn 8,5 - 9 triệu đồng/tấn, cói ngắn còn 4,5 – 5 triệu đồng/tấn. Nhiều gia đình chán chẳng muốn thu hoạch vì phải làm rất vất vả trong khi thuê nhân công, tiền bỏ ra còn lớn hơn cả tiền thu được từ bán cói, chưa kể chưa chắc đã bán được. Không đi làm thuê làm mướn thì chỉ có nước chết đói”.

Theo bà Hiền, việc thu hoạch cói phải làm rất khẩn trương. Dậy từ mờ sáng, nhanh chóng cắt cói, với ruộng cạn thì gánh lên bờ, với đồng sâu thì xếp cói thành bè rồi kéo lên bờ. Trời bắt đầu hửng nắng, cói đã phải kéo hết lên bờ cho xe công nông kịp chở về để chẻ, phơi cho được nắng. Nắng đầu rất quan trọng, cây cói phải được phơi se ngọn thì phơi tiếp những nắng sau cói mới trắng đẹp.
 
Chị Hà Thị Uyên (xóm 6, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn) lại ngậm ngùi: “Đây sẽ là vụ thu hoạch cuối cùng của gia đình vì đất trồng cói của nhà tôi đều thuộc diện quy hoạch chuyển sang trồng lúa hoặc trang trại. Sống bám vào cây cói thì đói quanh năm nhưng bỏ nó đi cũng buồn lắm vì bao nhiêu đời nhà tôi là bấy nhiêu đời trồng cói. Vậy mà bây giờ, chúng tôi không sống được nhờ cây cói nữa rồi”. Chị Uyên cũng tỏ rõ lo ngại không biết việc chuyển đổi sẽ như thế nào? Gia đình chị vốn thuần nông với cây cói giờ chuyển sang trồng lúa hay làm trang trại tổng hợp sẽ gặp nhiều bối rối. Hơn nữa, chị cũng lo rằng, dù được huyện hỗ trợ nhưng chắc chỉ phần nào, trong khi gia đình chị chỉ biết trồng cói, vốn liếng lại không có, không biết sẽ xoay xở thế nào.
 
Nga Sơn, Thanh Hóa: Nhìn vào cói, đói quanh năm 2

Nhiều ruộng cói đang bị đào xới nham nhở để chuyển đổi canh tác. Ảnh: MH

 
Chị Phạm Thị Ánh (xóm 8, xã Nga Điền, Nga Sơn) thì lo lắng: “Chuyển sang trồng lúa thì phải thau chua, rửa mặn vì diện tích đất trồng cói là đất mặn. Xử lý mặn không biết có được không, tôi chỉ sợ trồng lúa còn thất bát hơn cả cói thì nguy to”.
 
Ông Dương Ðình Dịu, Giám đốc Công ty Huy Hoàng, chuyên thu mua cói làm hàng hàng thủ công xuất khẩu cho biết: "Dân trồng cói luôn trong cảnh lao đao là do đầu ra hạn chế. Hiện nay, việc xuất khẩu cói vẫn do tư nhân tự lo, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra giúp thu mua cói xuất khẩu. Việc tiếp cận các thị trường khó khăn do phải thông qua trung gian, dẫn đến những thiệt hại không đáng có: sản phẩm làm ra bị ép giá, rủi ro cao. Hơn nữa, thành phẩm cói sản xuất thủ công là chủ yếu, năng suất thấp, khó đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như EU".
 
Nguy cơ mất nghề truyền thống

Ông Yên Tiến Luận, Bí thư Đảng ủy xã Nga Tân cho biết: “2 năm lại đây, giá thu mua cói rất bấp bênh khi thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc khép lại. Giá cói giảm tới 3 - 3,5 triệu đồng/tấn so với năm 2012. Không muốn dân tiếp tục đói vì cói, chính quyền xã đang thực hiện công tác chuyển đổi khoảng 110 ha trồng cói sang làm kinh tế trang trại, đồng thời thí điểm chuyển một số diện tích nữa sang trồng lúa, chỉ giữ lại phần diện tích cói phù hợp nhất”.
 
Ông Hàn Duy Điều, Bí thư Đảng ủy xã Nga Thanh, địa phương có 140 ha trồng cói và 80% lao động làm nghề trồng cói, được xem là nơi có chất lượng cói tốt nhất tại Nga Sơn thì cho rằng: “Nguyên nhân giá cói xuống thấp là do sản lượng đang dư thừa so với nhu cầu. Từ khi có các sản phẩm thay thế cói như chiếu nhựa, chiếu tre, trúc, thảm bèo tây… nhu cầu về nguyên liệu cói sản xuất đã giảm đáng kể. Nếu nhìn ở góc độ kinh tế, việc trồng cói gắn với chế biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói vẫn mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa, nhưng khúc mắc là phải tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm”.
 
Theo ông Mai Xuân Diến, nguyên Bí thư Huyện uỷ Nga Sơn, phải chuyển đổi diện tích trồng cói nguyên liệu của nghề thủ công truyền thống lâu đời của huyện là việc cực chẳng đã. Nếu ôm cây cói, người dân sẽ bị đói. Huyện đang nghiên cứu, chỉ đạo chuyển đổi diện tích cói vùng Hoàng Cương, Nga Thiện sang hình thức phát triển trang trại tổng hợp; khắc phục tình trạng ngập úng tại một số xóm Nga Điền, tình trạng thiếu nước thâm canh cói ở cánh đồng bạc Nga Điền; chuyển đổi một phần diện tích cói sang cấy lúa, nuôi trồng thuỷ sản tại các xã vùng biển; phát triển trang trại tổng hợp theo đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới...
 
Nhiều cánh đồng cói, nơi chúng tôi đi qua đang bị đào xới nham nhở. 300 ha cói sẽ trở thành vùng cây trồng khác hoặc trang trại tổng hợp... đang trở thành hiện hữu vào cuối năm nay. Vẫn biết cuộc sống luôn có sự thay đổi nhưng một nghề truyền thống đã từng nổi tiếng khắp cả nước giờ dân không sống được nhờ nó thì thật đáng tiếc, đáng buồn thay.
 
Sáng tạo máy dệt chiếu để cứu cây cói

Ông Trần Văn Phong (42 tuổi) và ông Đặng Văn Nguyên (50 tuổi), ở thôn 7, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn với quyết tâm bám trụ với nghề truyền thống  đã  chế tạo thành công chiếc máy dệt chiếu. Thay vì 2 người làm tích cực một ngày dệt được 3 lá chiếu thì với chiếc máy này chỉ mất 45 phút đã hoàn thành một chiếc chiếu.
 
Mai Hạnh
giangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Thời sự - 1 giờ trước

Nhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 3 giờ trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 3 giờ trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Top