Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngài tằm đực - Vị thuốc bổ thận tráng dương

Thứ tư, 06:08 21/10/2009 | Y học cổ truyền

Về mặt làm thuốc, ngài tằm đực có tác dụng ích tinh, bổ thận tráng dương, dùng trị các chứng di tinh, hoạt tinh, liệt dương, nói chung là các hoạt động sinh lý yếu của phái mày râu.

Nhọc nhằn thay cái số con tằm!

Khi nói đến con tằm (Bombyx Mori L.), người ta thường liên hệ ngay đến một điều gì đó có tính chất thư thả, thong dong, cần mẫn, như “ tằm ăn lá dâu”, hoặc hết lòng vì thế hệ con cháu “rút ruột nhả tơ con tằm”. Thật vậy, ở Việt Nam, cây dâu và con tằm đã là những đối tượng rất đặc biệt đi vào cuộc sống thường nhật của con người. Chỉ nói riêng con tằm thôi đã có bao nhiêu là chuyện, nào là tằm nhả tơ vàng, óng mượt đã làm cho làng lụa của Hà Đông phát triển. Khi tằm chín, bụng chứa đầy tơ, vàng ươm lại là một vị thuốc bổ khí, bổ huyết vô cùng quý giá. Chẳng may tằm bị một loại khuẩn (Botrytis bassiana Bals) làm cho chết cứng, sắc trắng như vôi vì thế mà có tên bạch cương tàm (Bombyx cum Botryte). Bạch cương tàm được dùng trị bệnh đau đầu, chóng mặt, sốt cao, thần kinh co giật, hoặc trẻ con khóc đêm, mất tiếng, cũng có khi dùng trị liệt dương hoặc băng huyết, khí hư bạch đới. Ngoài ra còn được tán thành bột hòa với nước mà bôi vào các chỗ bị nám, các vết bã chè trên mặt, nhất là chị em ở thời kỳ tiền mãn kinh. Đôi khi tằm vẫn còn một chút an ủi là có sự đóng góp cuối cùng cho loài người, đó là phân của tằm cũng là vị thuốc, được gọi là tàm sa, sau khi sao vàng được dùng trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên những người huyết nhiệt không nên dùng. Tằm cả đời chỉ vất vả chăm lo cho việc ăn nhậu của mình, kế đó là làm sao cho được cái tổ kén vàng bền đẹp, bên ngoài với các sợi tơ óng mượt, bên trong là một lớp vỏ mịn màng và không kém phần bền chắc, để rồi đến cuối của vòng đời, tằm sẽ yên nghỉ một cách bình an trong đó, kệ cho tạo hóa xoay vần “thành nhộng”. Cả vòng đời của tằm vất vả như thế đó. May thay, vẫn còn có một chút lộc “trời ban” để lại cho hậu thế của tằm, là các chú ngài non đầy sung sức.

Cắn kén chui ra

Chẳng cần đồng hồ, bất chấp hiệu lệnh, cứ khoảng 5 giờ sáng, đồng loạt các chú ngài tằm đực cắn kén chui ra. Và cuộc hành trình ngoạn mục này kéo dài đến khoảng 1 giờ đồng hồ thì các o ngài cái mới thực sự “tỉnh giấc”, và cũng làm theo cái cách của các anh bạn đời ra trước. Như vậy phải mất sau một giờ, tức là vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, những con ngài cái mới xuất hiện trên thế gian này. Nói như vậy không có nghĩa là cứ phải đúng răm rắp, mà vẫn còn ngoại lệ. Nhiều chú ngài, cả đực và cái, vẫn còn rải rác chui ra khỏi kén trong suốt cả ngày.

Hormon sinh dục nam trong ngài tằm đực

Trong ngài tằm đực có chứa một hormon sinh dục nam là methyltestosteron, chất này có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng làm phát triển túi tinh của động vật thí nghiệm. Về mặt làm thuốc, ngài tằm đực có tác dụng ích tinh, bổ thận tráng dương, dùng trị các chứng di tinh, hoạt tinh, liệt dương, nói chung là các hoạt động sinh lý yếu của phái mày râu. Cũng chính  từ cái lẽ đó mà đôi khi cũng là điều “bất công” với các chú ngài tằm đực. Con người sẽ chẳng dại gì mà thu lượm các chú đã trải qua “chiến đấu”.
 
Chính vì vậy mà người ta chỉ dùng những con ngài tằm đực khỏe mạnh, vừa mới ở kén chui ra, chưa có dịp thưởng thức cái thú vị mà thiên nhiên ban tặng cho chúng, để làm vị thuốc bổ thận tráng dương cho phái mạnh. Có nhiều phương án lựa chọn cho việc sử dụng những con ngài tằm đực. Khi cần “đánh nhanh thắng nhanh”, có thể dùng ngài tằm đực dưới dạng thực phẩm  fast food, dùng 7 con ngài tằm đực, bỏ chân bỏ cánh, sao vàng cho thơm, làm bột mịn rồi đem phối hợp với vài con tôm he tươi, đã bóc vỏ, giã nát, cùng với 2 cái lòng đỏ trứng gà, thêm một chút lá hẹ, trộn đều rồi hấp chín. Có thể ăn ngay khi còn nóng hổi. Có người hỏi, tại sao lại chỉ dùng có 7 con ngài tằm đực, là lẽ gì vậy?

Theo thuyết âm dương của Đông phương,  con số 7 thuộc về “dương số”, là con số đang mạnh để tiến tới con số cực dương,  tức là số “lão dương”, số 9. Hơn nữa, trong thực tế, người ta thấy với số lượng 7 con như thế cũng là tạm đủ một bữa cho các quý ông rồi. Nếu cần chiến thuật “đánh chậm thắng chắc” theo kiểu “tằm ăn lá dâu”, “mưa lâu ướt áo”, có thể dùng phương án “trường kỳ - rượu” gồm: Ngài tằm đực 40g, ba kích, hà thủ ô đỏ, dâm dương hoắc, đan sâm, mỗi vị 20g, trần bì 12g. Tán bột thô. Ngâm với 1- 1,5 lít rượu 30-35o từ 3 - 4 tuần. Ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 30-50ml,  hoặc uống trước khi đi ngủ. Cần lưu ý rằng, tất cả các loại “ rượu bổ dương” nói chung nên uống theo liều lượng nhất định, cũng không nên quá lạm dụng như một thứ rượu tiêu khiển khác. Vì đối với rượu, bao giờ cũng có hai mặt, liều lượng vừa phải thì gây cảm giác hưng phấn, quá lượng sẽ gây ức chế, quá mãi có khi lại làm “liệt” luôn chức năng của quý ông.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top