Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghĩa Nôm biến mất từ những cái tên

Chủ nhật, 07:17 12/12/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Sau khi đăng loạt bài về sự "biến mất" của chữ Nôm. Chúng tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến của các độc giả về vấn đề này.

 
Tiến sỹ Cung Khắc Lược tiếp tục chia sẻ: Làm sao để gìn giữ được chữ Nôm, làm sao để người Việt mãi yêu loại chữ này…
 
Với giới nghiên cứu thì chữ Nôm đang trải qua một khoảng thời gian vô cùng khó khăn, vấn đề tồn tại hay không tồn tại. Còn trong cuộc sống đời thường, âm Nôm đã và ngày càng trở nên xa lạ. Thay vì đó, các âm Hán Việt được ưa chuộng hơn, được cho là sành điệu hơn.
 
Một cậu bé Tây thử sức bên vỉa hè Văn Miếu.
 
Đau đầu tìm tên Hán Việt cho con

Nỗi long đong của chữ Nôm từ khi ra đời không biết đến bao giờ sẽ bớt đi. Vốn là chữ của người Việt, âm của người Việt nhưng lại bị chính chúng ta ghét bỏ. Bây giờ, khó có thể tìm thấy một nơi nào, kể cả nông thôn hay thành thị, ai đó chủ chương đặt tên con mình sao cho thuần Việt. Hầu hết, ai cũng cố gắng tìm kiếm một cái tên Hán Việt nghe thật kêu, những cái tên mà họ cho rằng mang đầy ý nghĩa.

"Mình đang nghĩ xem có nên sinh con vào năm sau hay không, vì mình muốn sinh con gái mà năm sau lại là năm Mão nên đang cân nhắc, vì nghe nói con gái năm Mão sẽ lận đận", chị Quách Hồng, một bà mẹ trẻ làng Xuân La, (Q.Tây Hồ, Hà Nội) đã có một con trai, phân vân. Con trai chị tên là Hoàng Tinh Anh, được đặt theo tên của một ca sĩ nào đó mà chị cũng không rõ, "mình nghe bọn trẻ con nói thế, chứ cũng chẳng biết ca sĩ nào, chỉ nghe thấy cái tên hay hay".

Chữ Nôm và những thăng trầm

Người Trung Hoa đô hộ chúng ta khá lâu và muốn đồng hóa chúng ta. Tuy nhiên, họ không trấn áp chữ Nôm nhiều. Cho nên mặc dù sau bao nhiêu lần bị đế chế Trung Hoa đô hộ, chữ Nôm của người Việt vẫn phát triển mạnh mẽ trong dân, trong văn học. Các tác phẩm văn học lớn của người Việt đều là Nôm.

Thời kỳ của người Pháp chính là thời Nôm trải qua một bước đi đau khổ nhất. Khi người Pháp vào Việt Nam, một mặt họ vẫn dành một vài tiết học Hán Nôm trong nhà trường nhưng một mặt lại ra các văn bản bí mật thúc giục viên chức của mình đẩy mạnh La tinh hóa vì biết rằng chữ Nôm là hồn người Việt, là sức mạnh của người Việt và do đó, còn chữ Nôm sẽ khó có thể cai trị người Việt theo ý muốn của mình.
Và bây giờ, chị đang đau đầu vì hai việc, một là chọn năm sinh con, hai là đặt tên cho con: "Lần trước đặt tên cho thằng cu chẳng nghĩ nhiều, vì hồi đó bọn mình mới cưới, cả hai vợ chồng còn trẻ, thấy cái tên Tinh Anh hay hay nên đặt luôn. Nhưng đứa này chắc mình phải cẩn thận hơn, chắc mình sẽ nhờ thầy đồ nào cho một cái tên vừa ý nghĩa mà sau này cháu còn phát triển tốt".
Tuy nhiên, "Lắm thầy nhiều ma", chị Hồng đến giờ vẫn chưa quyết định được gì, cả năm sinh lẫn tên đứa con gái tương lai mà hai vợ chồng đang mong đợi.

Khi được hỏi là nếu phải tự mình chọn tên cho con, chị thích một cái tên thế nào thì tất cả những đáp án chị đưa ra đều là những tên Hán Việt nghe kêu choang choang mà ngay cả bản thân chị cũng chả hiểu chúng có nghĩa là gì: Hoàng Bảo Thy, Hoàng Thiên Thanh, Hoàng Bội Phương...

"Chị có biết đấy toàn là tên Hán Việt không?"

"Mình cũng chả biết, nhưng tên bọn trẻ con giờ phải hay hay một tí, chả nhẽ lại đặt kiểu nôm na như Hoàng Thị Màu, Hoàng Văn Được!'.

Không biết từ bao giờ với nhiều người Việt, chỉ có tên Hán Việt mới là ý nghĩa, mới là hay ho. Các cửa hàng khách sạn mở ra, đâu đâu cũng thấy những biển hiệu mang âm Hán Việt, nghĩa Hán Việt, cách dùng danh từ của Hán Việt. Nào là Thiền Quán, Hầm Quán, Phiêu Diêu Quán. Hiếm tìm được nơi nào có những cái tên như Quán Thằng Bờm. Hoặc có chăng nữa thì trật tự danh từ thuần Việt, danh từ chính đứng trước, danh từ hoặc các phụ từ đứng sau cũng bị đổi lại theo trật tự danh từ Hán Việt, danh từ chính đứng sau cùng.

Nghệ danh của các ca sĩ bây giờ thể hiện rõ nhất xu hướng đặt tên theo âm Hán Việt, từ những ca sĩ chỉ hát trong nước cho đến những ca sĩ thường xuyên diễn ở nước ngoài, mang văn hóa Việt đi khắp xứ.

Những cái tên Nôm giờ đây không chỉ bị Hán Việt chèn ép mà còn bị cả tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng La tinh "dằn mặt". Các nghệ sĩ giờ đây ngoài nghệ danh Hán Việt, còn có cả lựa chọn nghệ danh tiếng Anh. Quán xá mở ra, kể cả ở những vùng quê, nơi không có nhiều người biết tiếng anh cũng trưng ra những biển hiệu đầy ngoại ngữ: Open Coffe, Office for rent, The One restaurant...
 
Cách dùng danh từ đảo ngược vị trí so với tiếng Việt thuần giờ đây thường được ưa dùng.

Không thuần Việt và không hiệu quả.

Tìm lại những gì thuần Nôm xưa kia, như "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò chín trâu", hay "Mười bảy hay là mười tám đây/Cho ta mân mó chẳng dời tay", vẫn thấy rằng chỉ có âm Nôm, nghĩa Nôm mới thiết cốt với người Việt. Nhưng rồi trong cuộc sống hàng ngày, chưa kể đến chữ Nôm, âm Nôm, nghĩa Nôm cũng chẳng còn được như xưa nữa, ở đôi chỗ, đôi hoàn cảnh, nó bị tẩy chay.

Mặc dù âm Hán Việt, nghĩa Hán Việt vẫn là những điều xa lạ, và có lẽ, mãi mãi xa lạ với người Việt nhưng lại vẫn được yêu dùng hơn. Nhiều người dùng từ Hán Việt nhưng chẳng hiểu nó là gì, hoặc có hiểu chăng cũng méo mó dẫn đến dùng sai.

Khi xưa, các thể chế phong kiến ưa dùng Hán Việt, tuy nhiên, đó là khi Hán Việt được đào tạo bài bản. Còn giờ đây, khi Hán Việt cũng trở nên cũ, thay thế vào đó là quốc ngữ sử dụng hệ chữ cái La Tinh thì từ Hán Việt càng trở nên to tát, càng trở nên ầm ĩ, khó hiểu, có kêu cũng chỉ như cái thùng rỗng kêu to mà thôi.

Hơn nữa, về mặt hiệu quả, một cửa hàng mang tên Hầm Quán hoặc La Hoằng Quán khó có thể gợi lên ở khách hàng một hiệu quả nào về mặt ý nghĩa, nó sẽ khiến phần nhiều người Việt chẳng hiểu mô tê cái quán này có nghĩa là gì, do đó, chả hiểu được trong đó sẽ bán gì, mua gì.

Cha mẹ đặt tên con cái theo âm Hán Việt, tưởng rằng đã chọn được một tên hay nhưng vì chẳng hiểu được ngọn ngành nên cuối cùng cái tên nghe có vẻ oai phong ấy lại chẳng có nghĩa gì, thậm chí, tên đệm và tên chính chẳng liên quan gì đến nhau.

Đành rằng không thể can thiệp vào sự lựa chọn của mỗi người về cái tên của chính họ nhưng nếu ai đó muốn nhìn điều này với góc nhìn của người Việt hẳn sẽ thấy buồn. Những gì thuần Việt, vốn giản dị và gắn bó với chúng ta lại bị xem là chẳng có gì hay ho. Trong khi những thứ nghe xa lạ, nghe chẳng hiểu gì, nghe kêu ầm ầm lại được nhiều người Việt ưa dùng.

Nhiều ban nhạc xuất phát từ nước Anh mang những cái tên đặc trưng của đất nước mình, cũng như một ban nhạc thuộc các nước Nam Mỹ mang những cái tên và phong cách đậm chất La tinh thường tự hào về phong cách riêng của họ. Thì với những âm Hán Việt hoặc nửa Việt nửa Anh của chúng ta khó có thể đại diện hoặc nói lên một điều gì cá tính của Việt Nam. Một câu hỏi to tát hơn để mỗi người yêu tiếng Việt cân nhắc về cái tên của mình: Chúng ta là ai?

Cái tên sẽ giúp trả lời nhiều phần câu hỏi đó.
 

Về loạt bài "Chữ Nôm đang biến mất", GĐ&XH Cuối Tuần nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Sau đây chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến đó.

Đúng như Tiến sỹ Cung Khắc Lược nói, thật đáng buồn là chữ Nôm chưa bao giờ được dùng làm văn tự chính thống. Tuy nhiên, chúng ta phải trân trọng và gìn giữ chữ Nôm bởi đó là tài sản vô cùng quý giá mà ông cha để lại. Chỉ chữ Nôm mới có đẩy đủ tính cách để ghi lại âm nói của người Việt. Chúng tôi mong muốn ngày càng có thêm nhiều người mở lớp học dạy chữ Nôm và cần có một bảo tàng lưu giữ những hiện vật về chữ Nôm để cho con cháu chúng ta sau này vẫn biết về chữ Nôm. - Hà Huy Lân (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)

Một phần nguyên nhân khiến chữ Nôm đang biến mất bởi vì sự có mặt của chữ quốc ngữ. Khi đã có chữ quốc ngữ, người dân không còn thấy cần phải học chữ Nôm để phục vụ cuộc sống nữa. Tôi nghĩ chữ Nôm chỉ tồn tại nhờ vào công trình của các nhà nghiên cứu và một bộ phận nhỏ người yêu quý chữ Nôm mà thôi. Nói gì thì nói, để chữ Nôm biến mất cũng phải nói đến trách nhiệm của các nhà quản lý. - hohien_ansinh21@yahoo.com

Đề nghị Quý báo thông tin về lớp học chữ Nôm của TS Cung Khắc Lược ở đâu, dạy vào giờ nào? Chúng tôi là những người biết về chữ Nôm nhưng vì bận công tác nên không có thời gian dạy cho con cái. Nếu TS Lược có lớp dạy chữ Nôm thì chúng tôi sẽ cho các cháu đến học. - Nguyễn Lan Hương,(Quan Thổ II, Tôn Đức Thắng, Hà Nội)

T.S Cung Khắc Lược

nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai

Giải trí - 55 phút trước

GĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong

Xem - nghe - đọc - 3 giờ trước

GĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới

Giải trí - 3 giờ trước

GĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân

Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của "ngôi sao Mưa bụi" - ca sĩ Mai Tuấn từng nổi đình nổi đám thập niên 90 vẫn khiến nhiều người hâm mộ tò mò.

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Long Nhật mới đây đã tiết lộ rõ thân thế lẫn tên thật của vợ với khán giả. Chị là hoa khôi có đôi mắt đẹp nhất trong cuộc thi Hoa khôi Hải Phòng năm 1998. Sau 27 năm, chị vẫn giữ được sắc vóc 'hack tuổi'.

Nữ diễn viên quê Hải Phòng lấy chồng đại gia trong phim 'Dịu dàng màu nắng', khán giả tiếc nuối một điều

Nữ diễn viên quê Hải Phòng lấy chồng đại gia trong phim 'Dịu dàng màu nắng', khán giả tiếc nuối một điều

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Mai Huê góp mặt và để lại ấn tượng trong bộ phim truyền hình "Dịu dàng màu nắng", tuy nhiên nhân vật về quê lấy chồng khiến khán giả tiếc nuối.

Cặp đôi đẹp nhất 'Em và Trịnh' tái hợp sau 3 năm

Cặp đôi đẹp nhất 'Em và Trịnh' tái hợp sau 3 năm

Xem - nghe - đọc - 10 giờ trước

3 năm sau thành công của "Em và Trịnh", cặp đôi Avin Lu và Hoàng Hà tiếp tục kết hợp trong phim điện ảnh mang tên "Điều ước cuối cùng".

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Bé Tuệ An - con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại khiến khán giả mê mẩn với loạt ảnh chào mừng tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu. Trong đó, có một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bố mẹ với ánh mắt 'phán xét'.

Chuyện tình ngọt ngào bên bạn gái kém 36 tuổi của nam NSND nổi tiếng

Chuyện tình ngọt ngào bên bạn gái kém 36 tuổi của nam NSND nổi tiếng

Câu chuyện văn hóa - 12 giờ trước

Ở tuổi U70, NSND Việt Anh đang có cuộc tình hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi, cũng là trợ lý của nam diễn viên.

Tròn 2 tuổi, con gái Đỗ Mỹ Linh gây chú ý bởi khoảnh khắc đáng yêu

Tròn 2 tuổi, con gái Đỗ Mỹ Linh gây chú ý bởi khoảnh khắc đáng yêu

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Vẻ ngoài đáng yêu của con gái Đỗ Mỹ Linh trong loạt ảnh mừng sinh nhật tròn 2 tuổi đã đốn tim nhiều người hâm mộ.

Top