Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân gây ngộ độc Đông dược

Thứ ba, 12:08 23/06/2009 | Y học cổ truyền

Trong vài năm gần đây, ngộ độc Đông dược đã trở thành một vấn đề bức xúc.

Có trường hợp thì rất rõ ràng, nhưng cũng có trường hợp không hiểu dựa trên cơ sở nào người ta đã quy kết và khiến bệnh nhân lo sợ khi phải dùng Đông dược. Sự thực vấn đề này là như thế nào?

Về mặt nguyên tắc, đã gọi là thuốc, bất kể tân dược (thuốc Tây) hay Đông dược (thuốc ta), thì đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn. Đông dược có thể dẫn tới ngộ độc vì một số lý do sau đây:

Bệnh nhân bị dị ứng một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa. Điều này xảy ra tương tự như đối với tân dược, tuy nhiên vì Đông dược thường là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khác nhau nên rất khó xác định dị nguyên cụ thể.

Trong vài năm gần đây, ngộ độc Đông dược đã trở thành một vấn đề bức xúc. Có trường hợp thì rất rõ ràng:
 
Bệnh nhân dùng quá liều (do tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định) loại Đông dược mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc như bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn...
 

Người bệnh nên thận trọng trong việc khám, chữa bệnh liên quan đến Đông dược để tránh xảy ra ngộ độc.

Do trình độ hoặc do khám xét không kỹ, thầy thuốc đã kê đơn cho bệnh nhân dùng loại Đông dược mà lẽ ra là phản chỉ định đối với người bệnh.

Do chất lượng thuốc không bảo đảm vì trồng trọt chăm bón quá nhiều hoá chất có hại, bảo quản không tốt (dùng quá nhiều lưu huỳnh...), bào chế sai quy cách hoặc bị nhiễm vi sinh vật có hại, đặc biệt là các loại nấm mốc dễ gây dị ứng.

Do nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng. Điều này có thể do người bệnh tự dùng, do nhân viên y tế cân thuốc cẩu thả hoặc do gian thương cố tình đánh tráo để trục lợi (ví như dùng thương lục để làm giả nhân sâm).

Do bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.

Do người bệnh được dùng phối hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả tân dược và Đông dược, nên dẫn đến sự tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể. Đây là một vấn đề rất phức tạp mà người thầy thuốc dễ bỏ qua và người bệnh cũng dễ tự ý dùng thêm với mong muốn bệnh tình nhanh thuyên giảm...
 

Để ngăn ngừa những tai biến do dùng Đông dược:

Với bệnh nhân cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của thầy thuốc, không tuỳ tiện sử dụng Đông dược khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc có chuyên khoa. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.

Với thầy thuốc, phải khám xét tỉ mỉ, nắm được tiền sử dị ứng của bệnh nhân, trọng dụng các xét nghiệm hiện đại cần thiết để biết được tình trạng của các cơ quan quan trọng và tiên lượng được kết quả khi dùng thuốc, hết sức thận trọng trong việc kê đơn những vị thuốc có độc, hướng dẫn bệnh nhân chu đáo cách thức dùng thuốc, không phối hợp thuốc Tây và thuốc ta một cách cẩu thả, kiểm tra kỹ chất lượng thuốc trước khi cân thuốc theo đơn cho người bệnh.

 
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe và đời sống

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top