Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyệt quới - thuốc trị cảm, tiêu viêm

Thứ ba, 10:18 17/11/2009 | Y học cổ truyền

Cây nguyệt quới có tên khoa học Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam Rutaceae. Thấy mọc hoang ở trong rừng còi hoặc trồng làm cảnh hay làm hàng rào nhờ có hương thơm.

Cây nguyệt quới.

Cây được gieo trồng bằng hạt và thu hái rễ và lá quanh năm. Hoa và quả cũng được sử dụng thu hái vào mùa khô dùng tươi hay phơi khô.

Nguyệt quới là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 2 – 8m, vỏ hơi trăng trắng, lá kép lông chim lẻ, có 5 – 9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóng láng, dai, có gân chính nổi rõ. Hoa lớn màu trắng vàng, hương thơm, thành xim ít hoa ở nách lá hay ngọn cây. Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng có đài tồn tại với 1 – 2 hạt hơi hóa gỗ.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá, tên dược Radix et Folium Murrayae paniculatae.

Thành phần hóa học chính: Lá và vỏ có chứa tinh dầu; các bộ phận của cây nhất là cánh hoa chứa một glycoside gọi là Murrayin, khi có mặt của các acide pha loãng và đun sôi nó sẽ phân tích ra thành Murrayetine và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa chất glucosid scopolin. Murrayin được coi như có tính chất kích thích và làm săn da.

Đông y cho rằng nguyệt quới có vị cay, đắng, tính hơi ấm có công năng giải biểu, tiêu viêm, gây tê, trấn kinh, khứ phong hoạt lạc; lá cây cũng tác dụng kích thích thu liễm. Thường được dùng trong trị liệu các chứng phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, đau răng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, côn trùng và rắn cắn. Ngoài ra còn được sử dụng trị dịch viêm não hay gây tê cục bộ.

Tại Ấn Độ người ta dùng rễ nghiền ra để ăn hoặc xoa xát lên chỗ đau của cơ thể. Họ dùng bột lá để đắp vết thương hay vết đứt. Nước sắc của lá dùng trị phù; song lá cũng được sử dụng trị tiêu chảy và kiết lỵ, kể cả vỏ thân cây và rễ cây người ta cũng dùng trị tiêu chảy.

Liều sử dụng thông thường cho dạng thuốc sắc là 9 – 15g/ngày. Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ vết thương…

Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu tiêu biểu có sử dụng cây nguyệt quới.

*Trị chứng đau phong thấp: Nguyệt quới 15g, rễ bông ổi 15g, rễ móng bò (Champion) 15g. Nấu thành súp với thịt gà ăn hằng ngày hoặc ngâm rượu uống.

* Trị đau răng: Lấy vỏ than hoặc lá cây nguyệt quới nhai ngậm nhiều lần trong vài ba ngày.

* Trị chứng ho có đờm: Lá nguyệt quới khô 8 – 16g sao vàng sắc lấy nước uống trong ngày.

* Làm bổ phổi: Lấy hoa nguyệt quới sao khô và sắc uống ngày 1 thang.

* Trị vết thương: Lấy lá nguyệt quới khô nghiền thành bột đắp lên vết thương sưng đau. Ngày làm 1 – 2 lần.
 
Theo Nông nghiệp VN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top