Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những "chiêu" đơn giản giúp trẻ học giỏi

Thứ hai, 10:46 30/08/2010 | Gia đình

Bạn hãy bố trí cho bé một góc học tập riêng, dạy bé cách chỉ ghi chép những điều quan trọng, biết tóm tắt lại một chương sách sau khi đã đọc xong...

Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý để tạo cho con thói quen hoc tập ngay từ khi còn nhỏ:

Tắt tivi khi đang học

Nếu tivi đặt gần học tập của trẻ, bạn nên đặt ra quy định khi nào đến giờ học, thì không ai trong nhà được xem tivi. Nếu bạn mở tivi khi con đang học nó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ cũng giống như đàn ong bị thu hút bởi đĩa mật ong.

Và đài

Bạn không cho trẻ nghe đài trong khi học vì cho rằng nó khiến trẻ không tập trung. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một số trẻ dường như tập trung học tốt hơn khi nghe được nghe kênh âm nhạc yêu thích. Điều này phụ thuộc cách bố trí trong nhà hoặc trong phòng, bạn cũng có thể đầu tư cho con một chiếc tai nghe.

Bố trí góc học tập cố định

Đó có thể là phòng của trẻ hoặc một chiếc bàn trong nhà bếp, phòng ăn, không cần quá chú trọng đến hình thức. Loại trừ càng nhiều yếu tố làm cho trẻ sao nhãng càng tốt. Chỉ cần một chiếc bàn đủ chỗ cho những vật dụng cần thiết như bút chì, bút mực, giấy, sách và những vật dụng khác thực sự cần thiết.
 

Để một bảng thông báo trong phòng trẻ

Khuyến khích trẻ sử dụng một quyển sách hoặc tập giấy nhỏ để ghi lại những công việc cần phải làm. Như thế trẻ sẽ không phải lo lắng việc quên một bài tập nào đó được cô giáo giao.

Tính đều đặn

Đây là một yếu tố quan trọng để trẻ thành công trong con đường học vấn. Bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc nhà để đảm bảo rằng bạn cho trẻ ăn tối đúng giờ và chỉ một lần duy nhất, mọi sự tranh cãi đều phải kết thúc khi đến giờ ăn. Nếu trẻ không có công việc nào khác và trở về nhà sớm, bạn có thể để con làm trước một vài bài trước giờ ăn.

Thời gian học bao lâu là đủ

Trong khi những học sinh cấp 3 có thể tập trung hơn một giờ, thì học sinh tiểu học chỉ có thể tập trung không quá 15 phút. Vì thế, bạn hãy cho phép trẻ nghỉ giải lao, có thể như một phần thưởng vì đã hoàn thành một phần bài tập.

Sắp xếp thời gian học và đặt kế hoạch làm bài

Bạn hãy kiếm một quyển lịch lớn, có nhiều khoảng trống để trẻ có thể ghi nhanh lại mọi việc cần làm trong ngày. Để tách ra từng tháng để bạn cũng như trẻ có thể thấy thời gian còn lại trong học kỳ này. Chẳng hạn, bạn có thể xé tháng 9, 10, 11, 12, và tháng 1 và dán chúng vào từ trái sang phải ngang một bức tường.

Trẻ có thể sử dụng một loại bút màu để đánh dấu ngày thi, một màu khác cho những sự kiện sắp đến... Điều này cũng giống như một công cụ nhắc nhớ để trẻ không phải rối tung lên mỗi khi đến thời điểm quan trong.

Hãy dạy trẻ học theo cách nghiên cứu

Bạn hãy khuyến khích con ghi chú lại một vài điều cơ bản khi trẻ đang đọc một chương sách, hướng dẫn trẻ cách đọc lướt qua tài liệu, nghiên cứu các bảng biểu và bản đồ, tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn từ của trẻ.

Ngoài ra, trẻ có thể dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn...

Viết những lời ghi chú

Đây cũng là một kỹ năng cơ bản và cần được phát triển. Rất nhiều trẻ không biết cách ghi chú như thế nào khi được yêu cầu. Một số cho rằng mình phải viết từng từ mà giáo viên nói.

Tuy nhiên, điều này là không cần thiết, trẻ chỉ cần ghi chép những điều quan trọng. Giáo viên thường sẽ giảng bài theo một cách để trẻ có thể tự nhận thấy điều gì cần ghi chép lại.

Những gì ghi trên lớp có nên được viết lại

Trong một vài trường hợp thì bạn nên khuyến khích trẻ làm như thế, đặc biệt nếu như tài liệu đó học sinh không có. Hơn nữa, trẻ thường có cách viết rất nhanh nhưng thiếu sự sắp xếp và rõ ràng.

Viết lại những ghi chú cần thời gian, nhưng đó sẽ là cách ôn lại bài rất tuyệt và ghi nhớ những thông tin quan trọng.

Một cuốn từ điển để ở nhà

Bạn nên làm điều này, nhưng nếu nó được để trên giá để bám bụi thì chẳng có tác dụng gì. Bạn hãy đặt nó ở một vị trí thuận tiện và để trẻ nhìn thấy khi thỉnh thoảng bạn dùng đến nó.

Nếu cuốn từ điển của gia đình được để trong phòng khách và trẻ học trong phòng của mình, thì bạn hãy mua cho trẻ một cuốn từ điển khác chỉ để con sử dụng.

Giúp trẻ tự tin trước mỗi bài kiểm tra

Một vài trẻ có thể gặp vấn đề tâm lý khi sắp đến kỳ thi. Bạn hãy giải thích với bé rằng thức khuya để học bài thì không hiệu quả. Tốt hơn hết là con hãy có một giấc ngủ đêm thật sâu. Bạn nên nhắc nhở trẻ khi làm bài kiểm tra, con nên đọc hết đề bài thật cần thận trước khi bắt tay viết vào bài.

Trẻ nên bỏ qua những câu hỏi mà mình không biết câu trả lời ngay, và có thể quay lại với câu hỏi đó nếu còn thời gian. Lời khuyên tốt nhất cho trẻ khi có bài kiểm tra là hãy thở thật sâu, nghỉ ngơi và luôn nhắc con mang theo bút dự phòng.

Trong suốt quá trình làm bài tập, bạn hãy theo dõi những dấu hiệu tức giận ở trẻ. Trẻ không nên học tiếp nếu đang tức giận hoặc buồn về một bài tập nào đó, vì nó quá dài hoặc khó. Vào những thời điểm như thế, bạn hãy bảo con không cần làm bài đó trong buổi tối nay. Bạn có thể viết ghi chú yêu cầu giáo viên giải lại bài tập này và cũng có thể là một buổi gặp mặt để thảo luận xem độ khó và độ dài của bài tập về nhà.

Giúp trẻ làm bài tập về nhà

Cha mẹ có thể giúp bé làm bài tập nhưng chỉ khi điều đó thực sự hữu ích, chẳng hạn như soát lỗi sai chính tả. Tuy nhiên bạn không nên làm nếu đó là việc nằm trong khả năng của trẻ. Bạn không nên giúp đỡ trẻ ngay mà hãy để trẻ có thời gian tự suy nghĩ. Sự giúp đỡ miễn cưỡng còn tồi hơn là không giúp tý nào.

Bạn có thể đọc lại đề bài hoặc kiểm tra kết quả phép toán sau khi trẻ đã làm xong bài. Và nhớ rằng, bạn hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực nếu bạn không muốn bé tỏ ra khó chịu khi làm bài tập ở nhà.

Thi thoảng bạn cũng nên hỏi trẻ những câu hỏi như: "Mọi việc ở trường thế nào hả con", hoặc vô tình hỏi "Bài kiểm tra toán của con thế nào?", "Bài tập lịch sử của con thế nào rồi? Có cần mẹ (ba) giúp gì không?"... Điều đó sẽ cho thấy bạn quan tâm đến việc học hành của con.
 
Theo Vnexpress/Eva
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 4 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top