Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực giảm thiểu tai biến sản khoa

Thứ hai, 10:11 04/08/2014 | Y tế

GiadinhNet - Số liệu chưa chính thức trong hệ thống báo cáo thống kê công tác thẩm định tử vong mẹ tại 63 tỉnh, thành cho thấy các trường hợp chết liên quan đến tử vong mẹ trong 4 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh. Theo đó, năm 2012, số trường hợp tử vong mẹ là 289 trường hợp, năm 2013 là 259, 4 tháng đầu năm nay, con số này là 40.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nỗ lực của ngành Y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, đơn vị được Bộ Y tế giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
 
Nỗ lực giảm thiểu tai biến sản khoa 1

Ngành Y đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác dự phòng thai nghén. Ảnh: D. Ngọc

 
Công tác dự phòng  thai nghén của Việt Nam đã tốt hơn
 
Thưa PGS.TS Lưu Thị Hồng, tại sao trong số các ca tai biến sản khoa, tử vong mẹ được báo chí phản ánh trong thời gian qua phần lớn đều vì nguyên nhân tắc mạch ối?
 
- Tình trạng dẫn đến tử vong mẹ có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Như bạn nói, số tử vong mẹ được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng phần lớn là do tắc mạch ối là vì hiện nay công tác dự phòng thai nghén của chúng ta đã tốt hơn.
Trước đây, số sản phụ tử vong vì những nguyên nhân như chảy máu, sản giật, nhiễm trùng… còn nhiều, một phần vì y học chưa phát triển, thai, sản phụ chưa được dự phòng tốt. Hiện nay, vấn đề quản lý thai nghén tốt hơn đã giúp bác sĩ phát hiện sớm những nguy cơ giúp thai phụ có thể dự phòng. Ví dụ như bệnh lý rau tiền đạo.

Nhờ được quản lý và phát hiện sớm nên thai phụ được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, không chảy máu, thai có thể giữ được đến đủ tháng. Đặc biệt với trường hợp rau tiền đạo trung tâm – một bệnh lý nguy hiểm, bắt buộc phải mổ đẻ, ngày trước 90%  là “bó tay” thì nay nhờ được quản lý thai nghén, thai phụ và bác sĩ có kế hoạch, khi mổ đẻ có thể cứu được cả mẹ và con. Hiện nay những trường hợp tử vong vì bệnh lý này rất ít. Bên cạnh đó, công tác vô khuẩn tốt những trường hợp đẻ bị nhiễm khuẩn hậu sản gây tử vong mẹ cũng giảm đi nhiều.

Nói thêm về tắc mạch ối, thật ra không phải chỉ tắc mạch ối, mà còn có cả tắc mạch phổi, gọi chung là tắc mạch trong sản khoa. Tắc mạch sẽ dẫn đến các triệu chứng như sản phụ bị sốc, khó thở dữ dội, trụy tim mạch, có thể gây rối loạn đông máu. Trong nhiều trường hợp không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, y học cũng bó tay bởi bất khả kháng. Có những bệnh nhân đang nằm theo dõi chờ sinh, vỡ ối, 15 phút sau bệnh nhân đột nhiên khó thở, dù trước đó hoàn toàn bình thường. Đó là vì sao ngày trước các cụ hay nói “chửa - cửa mả”. Và những trường hợp tử vong mẹ như vậy nếu được phép mổ khám nghiệm tử thi mới có thể chẩn đoán được nguyên nhân.
 
Để can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng tử vong mẹ, Bộ Y tế đã có những nỗ lực gì, thưa bà?
 
- Còn có sự khác biệt về tỉ số tử vong mẹ giữa các vùng, miền. Ở miền núi với phong tục tập quán đẻ tại nhà, bên cạnh việc truyền thông vận động các chị e phụ nữ đến đẻ tại cơ sở y tế. Đội ngũ cô đỡ thôn bản được đào tạo cho những vùng núi, vùng đồng bào dân tộc xa xôi có thể hỗ trợ đỡ đẻ khi đẻ tại nhà hoặc đẻ rơi, biết cách gọi cộng đồng hỗ trợ trong những trường hợp khó khăn để đưa sản phụ đến cơ sở y tế kịp thời. Nâng cao trình độ cho cán bộ y tế trong công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em. Để can thiệp dự phòng băng huyết sau sinh, giảm thiểu tử vong mẹ, sơ sinh, giảm tai biến sản khoa, Bộ Y tế, cụ thể là Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã có các hướng dẫn xử trí tích cực, trong đó có can thiệp trong và ngay sau đẻ cho cả bà mẹ, trẻ em ở giai đoạn 3; cắt rốn chậm cho trẻ có thêm máu; da kề da: Sau đẻ cho con đặt luôn lên bụng người mẹ để hơi nóng của mẹ ủ ấm cho con; khuyến cáo cho trẻ bú sớm để được bú sữa non, thêm sức đề kháng cho con, giúp mẹ co hồi tử cung tốt đề phòng chảy máu…
 
Bác sĩ sản khoa luôn gặp  áp lực rất lớn
 
Thưa PGS, bà bình luận thế nào về ý kiến thời gian gần đây tai biến sản khoa hay xảy ra ở tuyến huyện?
 
- Trong các chuyến giám sát hỗ trợ cho các tỉnh, qua các khảo sát hệ thống của Vụ trong công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em, cho thấy một phần là do tuyến huyện nhân lực y tế về sản nhi còn thiếu và yếu. Theo báo cáo thống kê hiện tại, trên toàn bộ 595 huyện cả nước, số bác sĩ chuyên ngành sản nhi chưa được 1 người/1 bệnh viện tuyến huyện. Hầu như nữ hộ sinh phải đảm nhiệm công tác theo dõi một cuộc chuyển dạ đẻ. Cho nên, cần đào tạo nâng cao trình độ các bác sĩ chuyên ngành Sản nhi, đào tạo cho nữ hộ sinh, chú trọng vào tuyến huyện.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ các cán bộ y tế chúng tôi trước người bệnh luôn luôn nghĩ cần phải làm tốt nhất cho người bệnh, không ai mong muốn tai biến xảy ra. Chúng tôi cũng mong muốn, khi có vấn đề khó khăn, các bác sĩ, hộ sinh cần tăng cường hội chẩn, xin ý kiến tuyến trên. Đối với Đề án 1816, bệnh viện vệ tinh trong chỉ đạo, bên cạnh việc chuyển giao công nghệ, một số kỹ thuật mới, Vụ đã đề nghị các bệnh viện khi chuyển giao kỹ thuật cần chú trọng đào tạo quy trình, kỹ năng trong vấn đề chăm sóc thiết yếu bà mẹ, sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Các phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm biến chuyển trong quá trình theo dõi đẻ và sau đẻ. Đối với các bệnh viện tuyến huyện, cần chú trọng thành lập và triển khai các đơn nguyên sơ sinh, đào tạo nhân lực, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ cho các bệnh nhi đỡ phải chuyển tuyến trên bởi có những trẻ trong quá trình chuyển tuyến đã tử vong.

 Theo bà, trách nhiệm của thai phụ, người nhà thai phụ đến đâu để giảm thiểu tử vong mẹ, tử vong sơ sinh?

- Trước hết, người dân cần phải tuân thủ kế hoạch hóa gia đình, tránh đẻ nhiều con, vì thực tế nguy cơ tai biến sản khoa, tử vong mẹ tăng theo số lần đẻ. Ngoài ra, cần phải quản lý thai nghén tốt, bởi không ít những trường hợp để xảy ra tai biến là do thai phụ không được quản lý thai nghén hoặc không được điều trị bệnh trước khi mang thai.

Một vấn đề lớn đang nhức nhối, đó là tỷ lệ mổ đẻ hiện rất cao. Trung bình trên cả nước, tỷ lệ mổ đẻ khoảng 27-30%, cá biệt có một số bệnh viện tuyến tỉnh, số này lên tới 50%. Tỷ lệ này tăng một phần do áp lực xã hội.

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,2-1,5 triệu ca sinh, không phải ca nào “đòi” mổ cũng được mổ. Có không ít những trường hợp người nhà, thai phụ đã chỉ định mổ đẻ cho bác sĩ. Trong bao nhiêu ca bác sĩ giải quyết ổn thỏa, cứu sống bệnh nhân thì không sao, nhưng chỉ một ca nếu người nhà bệnh nhân đòi mổ mà bác sĩ không đồng ý mổ (bởi không có lý do gì- PV), khi bệnh nhân xảy ra tai biến, vấn đề lại hoàn toàn khác.

Tôi nghĩ, đôi khi áp lực xã hội, sự can thiệp quá đà của người nhà bệnh nhân dẫn đến thái độ xử trí cán bộ y tế có thể bị sai lệch. Nhiều trường hợp, bác sĩ có thể giải quyết tốt nhưng áp lực xã hội, áp lực của người nhà thai phụ quá kinh khủng buộc họ phải kéo dài thời gian hội chẩn, hướng dẫn xử lý… Trong khi đó, trong y khoa, chỉ cần chậm một phút thì tính mạng bệnh nhân đã có thể bị đe dọa.
 
- Trân trọng cảm ơn bà!
 
Nỗ lực giảm thiểu tai biến sản khoa 2
 
Người nhà bệnh nhân cần hiểu, hỗ trợ với bác sĩ

“Bất cứ một trường hợp tai biến nói chung nào xảy ra, các bệnh viện đều có hội đồng chuyên môn họp kiểm thảo để rút kinh nghiệm, xác định sai – đúng để tránh những trường hợp tương tự về sau.

Rút kinh nghiệm không chỉ về mặt chuyên môn, mà kể cả vấn đề tư vấn cho người bệnh, người nhà để thông cảm và thấu hiểu, hỗ trợ cho các bác sĩ. Bởi đôi khi các bác sĩ mải mê cứu bệnh nhân, không kịp thông báo diễn tiến, lý giải cho người nhà được kỹ càng, từ đó gây những bức xúc cho gia đình”.

PGS.TS Lưu Thị Hồng
 
Mổ đẻ và những nguy cơ về sau

Chửa tại vết mổ đẻ cũ, một trường hợp tiến thoái lưỡng nan. Bởi với những trường hợp này, để nạo hút thai thì rất khó bởi dễ gây chảy máu ồ ạt. Trong khi nếu để thai phát triển thì dễ gây rau cài răng lược, rau tiền đạo, thủng bàng quang. Khi mổ đẻ, bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu, nguy cơ tử vong cao. 
 
Sản phụ mổ đẻ, con không chắc đã tốt hơn. Với đứa trẻ ra đời qua môi trường âm đạo người mẹ, nếu ngực trẻ được ép trong âm đạo thì toàn bộ dịch có thể ra, tiêu dịch rất nhanh. Trẻ sẽ được làm quen với vi khuẩn lành tính, không gây bệnh. Trẻ ít mắc những bệnh lây nhiễm. Còn với những trẻ sinh trong môi trường vô khuẩn, khi ra ngoài có nguy cơ gặp nhiễm khuẩn phụ sản – là những vi khuẩn nặng, kháng kháng sinh. Khi lớn lên, trẻ hay bị mắc bệnh hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột.

Thu Nguyên (thực hiện)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top