Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Ốc đảo mộ” giữa khu công nghệ cao

Thứ năm, 07:07 30/10/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Xã ấy mang tên Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nhưng những người trong cuộc lại khẳng định rằng nó chẳng yên bình chút nào.

Những ngày cuối tháng 10/2008, Tòa soạn báo GĐ&XH nhận được đơn, thư của hàng chục hộ nông dân ở xã Bình Yên. Nhóm PV Báo GĐ&XH đã về Bình Yên để làm rõ những gì đang diễn ra ở đây.
 
Đây là câu chuyện thứ nhất trong số 5 câu chuyện điển hình khiến cho Bình Yên chưa... yên. Trong khi cả thôn, cả làng đã tích cực chuyển hết mồ mả cha ông để nhường đất cho Khu Công nghệ cao Hoà Lạc thì giữa đồng làng vẫn hiện hữu một khu mồ mả. Trong khi hàng chục dòng họ, hàng trăm ngôi mộ chung quanh đã di dời thì khu mộ này vẫn được “bảo tồn” như một thách thức. 10 người dân được hỏi, cả 10 đều khẳng định đó là khu mộ dòng họ Lê nhà ông... Chủ tịch xã?!
 
Cả làng đi chuyển mộ tổ tiên
 
Bức tranh đồng ruộng thôn Vân Lôi đã biến đổi khá nhiều kể từ khi dự án Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được triển khai đến xã. Mặt đỏ bừng vì nắng, đứng đối diện với ánh chiều vàng rượi cuối thu, lão nông Phí Toàn Thắng (thôn Vân Lôi) tâm tư: “Khu Công nghệ cao được triển khai ở xã vừa là nỗi mừng, cũng là nỗi lo của dân. Chúng tôi mừng và chấp hành 100% chủ trương xây dựng khu công nghệ vì đó là dự án ích nước lợi nhà. Nhưng chúng tôi lại buồn vì nhiều chủ trương của Nhà nước đã không được chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc, triệt để, gây ra bức xúc và lo ngại trong dân...”.
 

Người dân bức xúc tố cáo với phóng viên.

 
Số là, thực hiện việc giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu công nghệ cao, làng Vân Lôi có một nghĩa trang, nơi ấy từ nhiều đời nay là nơi an nghỉ của các bậc trưởng bối có công bồi đắp nên truyền thống của hơn 10 dòng họ trong làng. Dự án đến, người dân nơi đây ai nấy đều chấp hành nghiêm túc các quy định. Việc di chuyển mồ mả của các dòng họ ở cánh đồng thôn là việc phải làm trước tiên. Dù còn nhiều tâm tư, dù còn có chút lo lắng về tâm linh nhưng các gia đình đều thành tâm làm lễ cầu mong tổ tiên bằng lòng với việc di chuyển về nơi ở mới. Họ cho biết, có hàng ngàn ngôi mộ đã được các gia đình tự nguyện chuyển đi. Phải nói, vào thời điểm đó, cả làng Vân Lôi đi chuyển mộ. Vả lại, theo họ nói, cái ngày chuyển cũng đã được xã “ấn định” từ trước rồi, chỉ có “2 ngày tốt” trong thời điểm cuối tháng Chạp năm Đinh Hợi đó. 
 
Bức xúc đè nặng vai người sống
 
Chuyển mộ tổ tiên, họ hàng đi rồi, cũng như hàng chục người dân khác trong làng, ông Tuyến, ông Thông, ông Thắng lại có những bức xúc khác lớn hơn rất nhiều trước khi chưa chuyển. Họ đau đáu về cái mà họ cho là bất cập, vô lý về giá đền bù di chuyển mộ cùng những chuyện “khuất tất” quanh đó. “Mộ xây thường thì được hỗ trợ 980 ngàn đồng, mộ có mái vòm thì 1,2 đến 1,3 triệu đồng, mộ tổ họ thì 4,4 triệu đồng... Các mức này đều đã được lập và cán bộ xã đã phổ biến cho dân. Người dân thì chỉ biết có vậy, nên tất cả nhận tiền hỗ trợ ấy và di chuyển mồ mả cha ông mình. Nhưng sau đó, chúng tôi tìm hiểu thì được biết mức hỗ trợ của Nhà nước cao hơn, thậm chí với mộ có mái vòm thì mức hỗ trợ là 1,6 triệu đồng đã được áp dụng ở xã bên. Nhưng không hiểu sao ở đây chỉ được áp có như thế. Ba - bốn trăm ngàn đồng còn lại trên mỗi ngôi mộ đi đâu?” – Ông Nguyễn Văn Thông bức xúc. Ông cho biết, để xây lại mộ, gia đình ông đã phải bỏ thêm tiền vì số tiền đền bù không đủ. “Đã thế, tất cả các hóa đơn nhận tiền đều là “giấy đen” (không phải hóa đơn tài chính - PV), nhiều tờ còn chẳng có chữ ký của người có trách nhiệm....”, ông Thông nói.
 

Khu "ốc đảo mộ" nằm giữa cánh đồng (nơi tương lai là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc) trong khi những khu mộ của các dòng họ khác đã được di chuyển.

 
Khi có được những thông tin này, người dân đã lên xã hỏi. Nguyện vọng của họ thì đã rõ. Vì sự bình yên giấc ngủ của ông cha mình, họ đã phải bù thêm tiền để xây “nhà” mới cho các cụ được khang trang hơn. Nhưng nếu họ được mức hỗ trợ cao hơn thì sao xã không áp dụng? Câu hỏi này đến nay vẫn không có ai trả lời?!
 
Nhưng chuyện nếu chỉ có thế vẫn chưa khiến người dân quá bức xúc, những gì họ quan ngại bây giờ lại là sự tồn tại giữa đồng làng một khu mộ của một dòng họ. Trong khi cả làng đã di chuyển mồ mả tổ tiên, họ hàng nhà mình, không hiểu sao khu mộ ấy vẫn còn và đang chuẩn bị được xây kè bằng đá xanh hết sức kiên cố. Chúng tôi tò mò hỏi xem đó là mồ mả nhà ai mà lại được đặc cách thế thì dân làng Vân Lôi khẳng định: 80% là mồ mả của dòng họ Lê, dòng họ... nhà ông Chủ tịch xã Lê Văn Mão?!.
 
Quan xã “vượt rào” giữ khu mộ dòng họ
 
Trước khi nói đến chuyện khu “ốc đảo mộ” này, ánh mắt các lão nông chùng xuống. Họ bảo rằng, các cụ dòng họ Lê cũng như tiền bối các họ khác trong làng, có công lao to lớn tạo dựng nên cơ nghiệp ngày nay cho con cháu. Từ bao đời nay, các phần mộ ấy được bố trí cạnh hàng ngàn ngôi mộ của các dòng họ khác trong làng. Nay “hàng xóm” của các cụ đã được chuyển “nhà” mới, cùng con cháu thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, vậy mà, có những người có chức quyền trong xã lại mặc nhiên để lại khu mộ này! Họ cho rằng, ngoài sự thiếu công bằng giữa những người còn sống thì người đã chết làm sao có thể yên lòng? Giữa họ, những người về với cát bụi vốn dĩ đã chẳng phân ngôi thứ, đẳng cấp nào!
 

Khu "ốc đảo mộ" đang được đổ đá hộc và một số vật liệu để kè kiên cố.

 
Trên thực địa, giữa cánh đồng làng còn một chiếc miếu thiêng được che mát bằng rất nhiều tán cổ thụ. Khi quy hoạch làm Khu công nghệ cao, khu miếu này đã được thống nhất giữ lại, trùng tu làm nơi chiêm bái cho dân làng. Cách đó vài chục thước, trước mắt chúng tôi đúng là còn tồn tại nguyên một khu mộ. Nhìn vào bia mộ, nhẩm tính có đến 80% là mộ phần của các cụ dòng họ Lê - dòng họ nhà ông Chủ tịch xã Lê Văn Mão. Xung quanh đó đang được đổ đá hộc, tập kết một số loại vật liệu để kè kiên cố xung quanh.
 
Tại trụ sở UBND xã Bình Yên, thật may mắn khi chúng tôi gặp được Chủ tịch xã Lê Văn Mão. Ông Chủ tịch xã đạo mạo, nói to như hét và khẳng định “chắc đét” là mình luôn “làm việc theo pháp luật”. Ông kể rằng ngày xửa ngày xưa, đã từng có nhà báo viết sai về ông và ông đã kiến nghị ra tận... Quốc hội. Hoảng quá, chúng tôi chỉ dám hỏi ông 10 vấn đề bức xúc của dân Vân Lôi. Vậy mà, 10 câu hỏi, ông đã để lại đến 8 nội dung, hứa hôm sau trả lời. Đối với việc di chuyển phần mộ của người làng Vân Lôi, ông bảo đó là chủ trương Nhà nước, dân phải chấp hành. Nhưng ông cũng không biết có bao nhiêu ngôi mộ phải di chuyển (!?) và mức giá đền bù như thế nào. Ông chỉ khẳng định “ai mà dám làm sai, tất cả đều theo quy định...”, rồi hẹn cung cấp thông tin quy định đó... vào dịp sau.
 
Ông Chủ tịch xã chỉ bớt nói to hơn khi được hỏi về khu mộ còn lại mà đáng lẽ đã phải di chuyển cùng với mồ mả của hàng chục dòng họ khác trong làng. Ông bảo đó đúng là khu mộ còn lại của họ Lê nhà ông, nhưng trong đó cũng còn mộ chí dòng họ Nguyễn nữa. “Họ Lê đã có văn bản đề nghị xin giữ lại khu mộ và không di chuyển. Chúng tôi thấy phù hợp nên đã đề nghị lên cấp cao hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối cùng...”, ông Mão nhấn mạnh. Vậy nhưng, khi được hỏi phù hợp với điều gì, thuần phong mỹ tục hay các quy định về văn hoá lịch sử cần bảo tồn khu mộ, thì ông Mão lại không trả lời được. Thêm vào đó, ông cũng không thể giải thích được nếu các dòng họ khác cũng làm đơn xin không di chuyển liệu có phù hợp không? Và chính quyền xã sẽ có ý kiến như thế nào về việc đó?
 
Buổi làm việc chiều ngày 27/10 của chúng tôi với ông Chủ tịch xã kết thúc mà còn hàng chục câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp.  
 
(còn nữa)
 
Chí Long - Ngọc Tước
 
 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo dục - 8 giờ trước

Một giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Linh, TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm trên mạng xã hội.

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Pháp luật - 8 giờ trước

Bằng thủ đoạn giả danh shipper giao hàng, đối tượng đã lừa đảo được hàng trăm khách hàng, chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Đời sống - 8 giờ trước

Phát hiện nạn nhân gục trên vỉa hè trước tiệm thuốc tây ở TPHCM, nhiều người dân hốt hoảng gọi báo công an.

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Pháp luật - 10 giờ trước

Sáng sớm, Nguyễn Văn Châu, trú An Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình đi tìm ai sở hở là đối tượng trộm xe máy, sau đó hắn đem bán lấy tiền tiêu xài, tối về hắn ngủ gầm cầu và sáng hôm sau lại tiếp tục đi trộm…

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, 4 con giáp này có số được Thần Tài phù hộ, sẽ sớm phất lên dù xuất phát ở điểm nào.

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Đời sống - 12 giờ trước

Thấy hai bé đi lạc, nhưng không xác định được thân nhân nên lực lượng chức năng đã đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để chăm sóc.

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Đời sống - 12 giờ trước

Đang chạy trên đường, xe container tông vào dải phân cách rồi lao vào nhà dân trên địa bàn thị trấn Củ Chi, TP.HCM, khiến tài xế tử vong tại chỗ.

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Pháp luật - 12 giờ trước

Cặp đôi khai nhận do cháu bé không nghe lời nên đã dùng nước sôi đổ lên chân khiến cháu bị phỏng nặng

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Khánh Hòa, bên cạnh mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế… thì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn còn được bồi dưỡng khi làm đêm.

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo huyện Hà Trung yêu cầu dừng việc bán nước sạch ‘chui’ cho 810 hộ dân, đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Top