Ra Trường Sa xin chữ
GiadinhNet - Các thân nhân trên chuyến tầu HQ - 571 ra thăm người thân, các chiến sĩ đang công tác trên đảo Trường Sa hôm ấy đều có chung một tâm nguyện được đến thăm chùa Trường Sa Lớn. Họ muốn đến bởi đây là một trong những “cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Họ muốn đến đây để thắp nén nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền của đất nước, cầu an cho chồng con nơi đảo xa. Họ còn đến đây để xin CHỮ của vị sư trụ trì viết trên hòn đá san hô đem về đất liền như một món quà lưu niệm có một không hai.
Cơ duyên Phật ngọc ngự Trường Sa
Chùa Trường Sa Lớn nằm ngay tại vị trí trung tâm đảo. Từ cầu tàu lớn nhìn vào thấy ngay chùa nằm mé trái sân bay. Đối diện với chùa, chếch phía tay mặt là Quảng trường và cột mốc chủ quyền của đảo, kế đó là nhà tưởng niệm Chủ tich Hồ Chí Minh. Không gian trước chùa được để mở với hai thảm cỏ lớn, phối hợp với đường bê tông rộng rãi phía trước quảng trường của đảo, tạo nên một quần thể hoành tráng giữa biển khơi bốn bề sóng vỗ.
Chùa Trường Sa Lớn không có quy mô đồ sộ, nhiều tòa ngang dãy dọc, cũng không có những Bảo tháp nguy nga như nhiều ngôi chùa khác trong đất liền. Chùa Trường Sa Lớn tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi, vuông vức. Vào cổng, qua sân là đến vườn chùa. Tòa chính điện xây theo lối truyền thống một gian, hai chái, mái ngói cong có đầu đao. Nguyên liệu được sử dụng bằng nhiều loại gỗ quý có sức chịu đựng độ mặn của nước biển.
Phật điện Trường Sa Lớn có pho tượng Phật bằng đá quý mầu trắng, nguồn gốc là Phật ngọc chùa Vàng ở Mianmar. Phật ngọc ngự Trường Sa Lớn là một cơ duyên. Trong một chuyến thăm chính thức đất nước Mianmar, khi đến Chùa Vàng ở Thủ đô Yangon, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Liên đoàn Phật giáo thế giới tặng Phật ngọc. Tượng Phật ngọc Thích Ca Mầu Ni quý này được nguyên Thủ tướng kính tặng lại chùa Trường Sa Lớn, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trong thư gửi kèm theo tượng Phật ngọc, nguyên Thủ tướng phát tâm nguyện: "Mong Đức Phật phù hộ độ trì: Cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi/ Cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh/ Cho vùng biển Đông, cho các quốc gia trong khu vực và thế giới sống trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng phát triển, cùng thịnh vượng"
Mọi ngôi chùa đều hướng về Hà Nội

Chùa Trường Sa Lớn nói riêng, hệ thống chùa trên quần đảo Trường Sa nói chung, mặt tiền đều hướng về Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước. Trong chùa đều có bàn thờ các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của của Tổ quốc. Những câu đối được treo trang trọng nhất trong chùa như: "Uy quyền biển đảo cổ vần truyền/ Chúa Phật Trường Sa nay còn đó", "Chùa chiến sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam/ Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh"… đã thể hiện khí thế hiên ngang, tình cảm thiêng liêng với chủ quyền biển đảo của người Việt. Nếu kẻ nào xâm phạm, nhất định sẽ chuốc lấy thất bại, như Lý Thường Kiệt đã khuyến cáo trong bài thơ "Nam quốc sơn hà" khắc vào đá thờ ở chùa Song Tử Tây. Lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh chân lý đó.
Vị sư trụ trì chùa Trường Sa Lớn là Đại đức Thích Giác Nghĩa, người Huế. Đại đức cho rằng, ra chùa Trường Sa Lớn tu luyện, vun hồi đạo lực là một thiện duyên lớn, vì đây là cơ hội để trở về chính mình. Sau 3 lần đặt chân tới đảo Trường Sa làm lễ cầu siêu, ông tâm niệm, văn hóa phật giáo hòa quyện vào văn hóa dân tộc, các vị Quốc sư, Thiền sư luôn thực hiện việc hộ quốc an dân. Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc, bảo vệ an nguy quốc gia. Việc Đại đức ra đảo là góp phần xây dựng Trường Sa, bám trụ vật lộn với sóng gió, đối đầu kề cận với hiểm nguy, bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc như bao người dân khác là một vinh dự và trách nhiệm. Đại dức tâm sự: "Tôi thấy được điều đó, và nó thôi thúc tôi đến đây để ủy thác tinh thần, động viên tinh thần và đồng hành cùng anh em, cùng chung sống để duy trì đại nghiệp của cha ông."
Ngày 9/5/2013, tại chùa Trường Sa Lớn, thị trấn Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ Bồ tát lần đầu tiên dưới sự chứng minh và thuyết giáo của Hòa thượng Thích Nguyên Quang, Phó Trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Các vị tăng ni, phật tử, du khách đang có mặt tại Trường Sa đã được lắng nghe lời sách tấn ân cần nhắc nhở: " Các tỳ - kheo hằng ngày phải ân cần tụng kinh, niệm Phật, thiền tịnh. Hằng tháng phải bồ tát, tịnh giới. Hằng năm phải an cư kiết hạ. Nếu thiếu 3 điều này thì e không phải tỳ - kheo". Hòa thượng Thích Nguyên Quang nhấn mạnh: "Phật dạy, việc làm Lễ Bồ tát tại chùa Trường Sa Lớn là điều cần thiết để duy trì Phật pháp tại nơi đầu sóng, ngọn gió này. Tôi mong muốn rằng, Phật pháp nơi đây sẽ hưng thịnh và trường tồn mãi mãi. Chúng sinh và cuộc sống người dân trên thị trấn Trường Sa luôn được an lạc, bình yên".
Chia tay Trường Sa, trở về đất liền, những người đi trên con tầu HQ- 571 vẫn còn nghe pha trộn trong tiến sóng và tiếng gió biển tiếng chuông chùa từ trung tâm thị trấn Trường Sa vọng theo. Giữa tứ bề sóng bể trùng dương, giữa bao nhiêu khắc nghiệt của thiên nhiên và biết bao trắc ẩn, vẫn du dương tiếng chuông chùa làm cho lòng ta nhớ mãi Trường Sa - "Trường Sa, không xa Trường Sa ơi" (lời một bài ca).
Trong Chánh điện chùa Trường Sa Lớn, treo bức thư pháp viết bằng tiếng Việt, theo lối thảo thư. Trên đó có bài thơ mang tên "Đi", nội dung như sau "Hãy ra đi vì biên cương biển đảo/ Đi ra đi cưỡi sóng vượt trùng dương/ Đi cho yên bình hiện hữu. Đi bước đi để củng cố sơn hà". Đại đức Thích Giác Nghĩa cho biết, đây là bài thơ thầy Thích Tâm Trí tặng ông khi ông quyết định ra Trường Sa. Đại đức coi đó là lời ân cần, nhắc nhở, thúc giục ông vượt sóng trùng dương đến với Trường Sa, phải biết vượt qua những ngọn sóng thị phi, ngọn sóng của thất tình lục dục, vốn làm con người chùn bước. Đại đức tự xác định mình đã có tâm thế một chiến sĩ trên đảo quê hương.
Lê sỹ Tứ

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong
Thời sự - 1 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại căn nhà ở quận 8, TPHCM vào lúc rạng sáng khiến 3 người tử vong, 5 người thoát nạn.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.

Tin sáng 2/4: Dùng tài khoản ngân hàng cần lưu ý hành vi này, có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; Sau sắp xếp bộ máy, lịch chi trả lương hưu tháng 4 thay đổi thế nào?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Hành vi sử dụng sai tài khoản ngân hàng có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí bị xử lý hình sự.

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 giờ trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Hai xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ra biển đánh bắt hải sản người dân Hà Tĩnh phát hiện 2 xác cá voi nặng khoảng 100kg, dài cỡ 1,2m dạt vào bờ biển.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên đường giữa đêm
Xã hội - 15 giờ trướcGĐXH - Trong đêm người dân phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên vệ đường. Chính quyền địa phương thông báo tìm thân nhân cho cháu bé.

Danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025.

Xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin bị triệt phá: Lộ diện chủ cho thuê đất
Pháp luật - 16 giờ trướcThông qua những 'cò đất', nhóm tội phạm đã thuê hàng nghìn m2 đất rừng sản xuất gần nghĩa trang ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 100 triệu/năm để lập xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin quy mô cực lớn vừa bị công an triệt phá.

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Xã hộiGĐXH - Trong lúc đưa tang chồng, bà N. khóc lớn rồi ngất lịm, tử vong sau đó.