Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rau càng cua chữa đau nhức xương khớp

Thứ năm, 09:46 19/08/2010 | Y học cổ truyền

Trong rau càng cua có hàm lượng Beta-caroten (tiền Vitamin A) cao hơn hẳn so với cà rốt.

Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo...   Cây này thuộc nhóm thân cỏ, sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới.

Loại rau này sống quanh năm ở nơi ẩm thấp, khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, thân cao khoảng 5-40cm, có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn; phần nhánh cao chừng 20-40cm; lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác - trái xoan, hình tim ở gốc,hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15-20mm, rộng gần bằng đài; hoa hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2-3 lần lá; quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
 

Rau càng cua

Thuộc nhóm cây thân cỏ, đặc tính sinh vật học rau càng cua là sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.

Rau này có rất nhiều loại chất bổ khác nhau. Đặc biệt trong rau càng cua có hàm lượng Beta-caroten (tiền Vitamin A) cao hơn hẳn so với cà rốt.

Trong ẩm thực, món ăn phổ biến, dân dã có rau càng cua là người ta thường luộc hoặc xào với tỏi. Rau càng cua bóp xổi với tôm khô cũng rất được ưa chuộng. Cách làm như sau: Rau càng cua rửa sạch, để ráo nước; giấm hòa với gia vị sao cho dịu rồi bóp nhẹ với rau càng cua; hành phi, trộn với tôm khô, da heo luộc xắt mỏng, đậu phộng rang…trộn tất cả với rau đã bóp giấm và nêm nếm cho vừa ăn.
 
Các vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn giòn (của rau càng cua) dai dai làm thành món gỏi rất ngon. Ngoài ra, rau càng cua còn trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm… và chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác ngon rất ngon miệng

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Người ta nghiền lá ra dùng đắp để trị sốt rét, đau đầu. Dịch lá dùng uống trị đau bụng. Rau càng cua được vò nát đắp lên da trị phỏng da do lửa, phỏng nước sôi.

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.
 
Theo NNVN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top