"Săn tìm" sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn
Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát là một điều hiếm có.
Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh, trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc. |
Những cô gái dân tộc ngực trần, khỏa mình dưới suối, hồn nhiên như thể chỉ có trời và đất, là hình ảnh đẹp và quyến rũ nhất của rừng núi. Mấy năm trở lại đây, con sóng của nền văn minh tràn vào tận những bản làng xa tít, khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng dần mai một.
Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát là một điều hiếm có.
Huyền thoại đang dần mai một
Với người bình thường hẳn đã là kỳ thú, với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.
Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền được búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc dần được dòng suối tinh khiết ôm ấp vào lòng.
Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh, trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.
Thế nhưng bây giờ tục lệ từ ngàn xưa ấy đang dần mai một và sắp biến mất vĩnh viễn bởi sự phồn vinh của xã hội công nghiệp đã gõ tới từng cánh cửa nhà sàn.
Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi, tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước, những con người xa lạ, hiếu kì khiến những “tiên nữ” không còn cảm giác an toàn.
Thay vì ra những bến tắm như trước đây, họ múc nước về nhà, tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Lần mò theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên, tôi đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân, Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.
Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40km, bản nằm trên núi cao nên đường đi đều là những con dốc ngoằn ngoèo xuyên qua các cánh rừng rậm um tùm.
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.
Những dòng suối ở đây vẫn trong vắt, mát lành và chảy miệt mài không ngừng nghỉ, nhưng không biết các sơn nữ liệu có còn tắm tiên ở đây?
Đợi chờ cả một ngày trên những phiến đá, lần giở không biết bao trang sách đọc để giết thời gian, nhưng tôi vẫn không thể thấy được sự xuất hiện của các sơn nữ tắm tiên bên dòng suối.
Hỏi người dân ở đây, họ đều nói rằng, giờ không ai dám ra đây tắm nữa mà chỉ ra giặt quần áo thôi.
Xe máy, ô tô của người đi du lịch phóng vù vù qua suốt ngày, làm gì còn ai dám tắm nữa. Có chăng phải đi tới bản Cỏi, nơi heo hút và xa xôi nhất của huyện Tân Sơn, Phú Thọ.
Vẻ đẹp sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng
Những cô gái người Dao mặc xiêm sau khi tắm xong. |
Bản Cỏi là nơi cư trú của một bộ phận người Dao Tiền, bản nằm giáp với tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, cả bản hiện có 84 hộ, sinh sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và một số nghề phụ như đánh bắt cá, hái măng, nuôi gà… kinh tế vẫn còn rất nghèo nàn và lạc hậu.
Nơi này chưa hề có dấu chân của nền văn minh bước tới, thật khó mà kiếm được sự ồn ào, đua chen ở bản Cỏi. Vì ở bản không có nhà nghỉ nào để thuê nên tôi vào xin nghỉ nhờ ở nhà một người dân ngay phía đầu bản.
Biết tôi là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi lên, họ rất niềm nở và bảo thích nghỉ bao lâu thì nghỉ, ăn uống cùng gia đình, có gì ăn nấy không phải lo. Thật vui sướng biết bao khi vừa mệt lử sau một cuộc hành trình lại có một nơi chốn để nghỉ ngơi.
Tìm gặp trưởng bản Cỏi, ông Đặng Vĩnh Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây, cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh.
Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống".
"Hiện nay, hầu hết phụ nữ ở bản Cỏi này vẫn giữ tục tắm suối, chỉ có một vài nhà có điều kiện xây được nhà tầng thì có phòng tắm riêng, không ra suối tắm nữa. Tuy nhiên, mọi người thường đi tắm khi trời đã nhá nhem tối, không rõ mặt người chứ cũng ít ai tắm giữa “thanh thiên bạch nhật”.
Các sơn nữ chải tóc. |
May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có cậu con trai tên Lương, năm nay vừa đúng 18 tuổi. Lúc nói chuyện cậu ta khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”.
Tôi thử hỏi có biết chỗ nào có con gái đẹp tắm suối không, Lương cười khì nói: “Có đấy, nhưng hơi xa, tít tận ở hang Đất, đường xấu xe máy không đi được, phải đi bộ lâu lắm. Với lại đi nhìn người ta tắm ngại lắm, người ta biết mình rình mò thì ê mặt”.
Sau khi thuyết phục, nói rõ ràng để cậu trai trẻ hiểu được mục đích của mình, Lương đồng ý chiều sẽ dẫn tôi đi để được tận mắt chứng kiến sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng.
Đúng 5h chiều, tôi và Lương cuốc bộ từ nhà đi, đoạn đường tới hang suối có “tiên nữ” là đường đồi, tuy không dốc nhưng rất lầy lội, đường lót toàn những phiến đá to ụ, lởm chởm đi bộ còn nhọc, xe máy đi lên đây thì chịu chết.
Vừa đi Lương vừa cho tôi biết, ở bản Cỏi có nhiều chỗ có sơn nữ tắm suối, nhưng chỉ có chỗ hang Đất này mới có thể chụp ảnh được vì những người ra đây tắm khi trời vẫn còn chút ánh sáng sắp cạn của một ngày tàn.
Mất gần 1giờ đi bộ, chúng tôi mới đến nơi. Sau khi chọn địa điểm thích hợp, tôi ngồi ôm khư khư chiếc máy ảnh chầu chực đợi đến khi “nhân vật chính” xuất đầu lộ diện.
Và rồi, khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen, những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất, từ từ trút bỏ xiêm y, cơ thể đầy đặn, trắng ngần nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời, một vẻ đẹp huyền ảo đã lộ ra trước mắt.
Chiếc váy hoa được các cô gái quấn cẩn thận lên đầu ôm gọn lấy mái tóc, ngâm mình dưới làn nước mát lạnh, bờ vai trần trắng muốt, tròn trịa thấp thoáng theo những làn sóng nước của con suối. Không để lỡ cơ hội, tôi bấm máy theo từng cử động của “tiên nữ”.
Những tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy nét đẹp ấy, thế nhưng giờ đây vẻ đẹp huyền thoại của núi rừng đang hiện diện thật sống động.
Trên đường về, tôi hỏi Lương còn các “sơn nam” trong bản thì tắm ở đâu, Lương cho biết: “Đàn ông trong bản thì cứ tiện đâu tắm đấy, nhưng không bao giờ tắm gần bãi tắm của phụ nữ và tuyệt đối không ai đi nhìn trộm sơn nữ tắm cả, đó như một quy luật bất thành văn ở đây”.
Chẳng thế mà các cô gái đều thoải mái trút bỏ xiêm ý, tha hồ nô đùa dưới làn nước mát để tận hưởng cảm giác sảng khoái từ làn nước tinh khiết chảy ra từ núi.
Lần mở xem lại những tấm hình quý giá vừa ghi lại được, tôi tự hỏi không biết tục tắm tiên ở bản Cỏi sẽ còn lưu giữ được đến bao giờ.
Có khi nào nó sẽ lại bị tan biến bởi những điều trần tục đang dần xâm chiếm cuộc sống nơi nguyên sơ này, để rồi những dòng suối trở nên chơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ”...
Vẻ đẹp của hàng xà cừ cổ thụ hơn nửa thế kỷ trên quê hương Bác Hồ
Du lịch - 6 tháng trướcGĐXH - Dãy cây xà cừ được trồng ngay ngắn ở làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) sau lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tuổi đời hơn nửa thế kỷ, những cây xà cừ toả bóng mát trên con đường dẫn vào quê nội của Bác.
Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải
Đời sống - 2 năm trướcGiadinhNet - Khoảng 2 tuần nay, khi lúa vàng rực các đồi nương, du khách lại đổ về Mù Cang Chải, Yên Bái để check-in mùa vàng
Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày nên nhiều du khách đã chọn Quảng Ninh, Hải Phòng là điểm đến. Chính điều này khiến những khu du lịch nơi đây lúc nào cũng chật kín, quá tải.
Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích
Du lịch - 2 năm trướcCách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.
Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Người đi du lịch rất thích Hải Phòng bởi giao thông thuận tiện, môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp và nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số điểm check-in khó cưỡng ở Hải Phòng mà bạn cần khám phá.
Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) khẳng định thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật.
Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) mở cửa liên tục cả ba khu vực: Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan phục vụ khách tham quan.
Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Sau lễ cưới vài ngày, vợ chồng Ngô Thanh Vân đã có chuyến đi nghỉ dưỡng cùng gia đình hai bên tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An.
Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?
Du lịch - 2 năm trướcTrận bán kết môn bóng đá nam SEA Games 31 có sự góp mặt của tuyển U23 Việt Nam dự kiến được tổ chức tại sân vận động TP Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 19-5 tới. Vậy du khách tới Việt Trì xem bóng đá nên tranh thủ đi chơi ở đâu, khám phá gì?
Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch
Du lịch - 2 năm trướcGiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.
Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch
Du lịchGiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.