Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật ly kỳ về các nguyên mẫu chính trong "Biệt động Sài Gòn"

Thứ bảy, 08:10 26/04/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Nhà báo Nguyễn Thanh đã cho biết nhiều thông tin hết quan trọng và thú vị về các nguyên mẫu làm nên 3 nhân vật chính trong "Biệt động Sài Gòn", là Tư Chung - Huyền Trang và Ngọc Mai.

Ông Thanh (nguyên đơn) của vụ kiện bản quyền kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn” khẳng định: “Chỉ có tác giả kịch bản thật sự là tôi mới biết rõ điều này, chứ ông Lê Phương thì không”.

5 con người huyền thoại làm thành 1 Hoàng Sơn

Ông Thanh cho biết: Để xây dựng nên nhân vật Hoàng Sơn - Chủ hãng sơn Đông Á, tôi đã kết hợp 5 nhân vật có thật như: Hai Chí,  Tư Chu, Ba Đen, Tư Quỳ, Phạm Văn Phô. Trong đó, Tư Chu là nhân vật được khai thác nhiều nhất. “Sở dĩ tôi chọn những nhân vật này là bởi họ đều có liên quan đến hãng sơn Bạch Tuyết, mà xuyên suốt trong phim cũng là bối cảnh và những tình tiết liên quan đến hãng sơn ấy”.

Tin bài liên quan

Nhà báo Nguyễn Thanh: “Vì sao 22 năm tôi mới đi kiện?” 
*
Nhà biên kịch Lê Phương: 90% giá trị kịch bản là của tôi 
*
Vụ kiện bản quyền "Biệt động Sài Gòn": Kiện cáo chỉ tốn giấy mực! 
*
Người “mai mối” Lê Phương với Nguyễn Thanh nói gì? 
*
Hòa giải - 6 tỉ; ra tòa - 10 tỉ đồng 
*
Vụ kiện không có người thứ 3 làm chứng

Nhà báo Nguyễn Thanh nhớ lại: “Chỉ một ngày sau giải phóng, được sự giới thiệu của Bộ tư lệnh Sài Gòn, tôi đã được gặp những con người từng làm nên những kỳ tích thần thánh ấy. Trong đó có đồng chí Tư Chu là người để lại cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả. Với tướng mạo quắc thước và phong thái trầm tĩnh, khi biết tôi có ý định viết về đội biệt động, ông bảo: “Chuyện của chúng tôi thì nhiều lắm. Nếu đồng chí không sốt ruột thì cứ đến đây ở luôn với tôi 3 - 4 tháng, tôi xin kể tỉ mỉ cho đồng chí nghe”.

Đại tá Tư Chu, tên thật là Nguyễn Đức Hùng - Tư lệnh phó lực lượng biệt động từ năm 1965 đến 1972. Ông còn có biệt danh nữa là Ba Tam, sinh năm 1928 tại Can Lộc, Nghệ An. Tham gia quân ngũ theo phong trào Nam tiến, ông được tổ chức phân công phụ trách công tác nắm tình hình địch, tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của địch để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chiến đấu. Chỉ sau một năm, ông đã tổ chức xây dựng được lực lượng hơn 300 cán bộ ở rải rác, xen kẽ trong dân từ quận 8 đến nội thành Sài Gòn.

Năm 1965, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định được hình thành mang phiên hiệu F100, Tư Chu được cử làm chỉ huy trưởng. Trong thời điểm từ 1965 đến Mậu Thân 1968, Biệt động F100 đã có nhiều đợt đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy: Đại sứ quán Mỹ, cư xá Mỹ ở khách sạn Metropole, nơi ở của sĩ quan hỗn hợp tại khách sạn Victoria...

Năm 1966, biệt động F100 cùng tiểu đoàn 6 Bình Tân tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay địch và diệt nhiều giặc lái...

Chiến sĩ biệt động Năm Lai cùng các con.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, với cương vị Phó tư lệnh Phân khu 6 (Nội đô Sài Gòn - Gia Định), kiêm chỉ huy các lực lượng biệt động, Tư Chu đã trực tiếp chỉ huy các mũi tấn công vào sào huyệt kẻ thù là tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Tổng thống ngụy.

“Có một kỳ tích ở con người này đó là, trực tiếp chỉ huy đội biệt động ở Sài Gòn nhưng ông đã nhiều lần thoát chết trước sự vây bắt của kẻ thù. Điều này cho thấy ông là một chỉ huy tài tình, khôn khéo và nhiều kinh nghiệm tác chiến” - ông Thanh nói.

Ba Đen tên thật là Ngô Văn Vân, người Thường Tín - Hà Tây. “Sở dĩ có biệt danh này bởi ông có nước da ngăm đen và luôn để kiểu tóc 3 phân” - ông Thanh kể.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Do mắc nợ địa chủ không có gì trả được nên bố ông đã gieo mình tự tử ở sông Hồng. Dù thế, tên địa chủ vẫn bắt hai mẹ con ông trả nợ nên ông đã đưa mẹ trốn vào Sài Gòn kiếm sống. Sau đó đi bộ đội, là đội viên cảm tử Sài Gòn - Chợ Lớn, chuyên ám sát bọn tay sai bán nước ở Sài Gòn hồi đó. Được một thời gian thì ông được chuyển sang đội quân báo. Trong cuộc đời hoạt động, Ba Đen đã 2 lần bị địch bắt (trong đó có một lần bị chỉ điểm) và bị tra tấn làm cho bại liệt nhưng ông đều được tổ chức của ta tìm cách cứu thoát.

Hai Trí tên thật là Nguyễn Văn Trí, quê ở vùng Nghĩa Đô, Hà Nội. Hai Trí vào Nam từ kháng chiến chống Pháp. Ông là cán bộ xây dựng cơ sở trong nội thành Sài Gòn. Bị địch bắt giam nhiều lần nhưng ra tù, Hai Trí vẫn ở Sài Gòn tiếp tục chiến đấu cùng anh em biệt động. Cùng với Ba Đen, hai người đã phát triển cơ sở ở thành Sài Gòn sâu cả vào trong lòng địch, đồng thời móc nối được hàng trăm cơ sở từ hồi kháng chiến chống Pháp.

Phạm Văn Phô nguyên là quản lý cho hãng sơn Bạch Tuyết, đồng thời là cháu ruột của ông chủ Bạch Tuyết, chuyên lo nhiệm vụ cung cấp tài chính và vũ khí cho đội biệt động. “Lý do tôi lấy nhân vật này làm nguyên mẫu cho Hoàng Sơn là bởi, trước khi vào hãng sơn  Đông Á, Hoàng Sơn trong phim cũng làm quản lý cho hãng sơn này, trước khi trở thành ông chủ”.

Tư Quỳ hồi đó là Tư lệnh phó của đội biệt động (lúc đó Tư Chu mới chỉ là tham mưu trưởng thôi). Ông là người Sài Gòn, được đặc phái vào để chỉ huy đội biệt động nội đô. Ông hi sinh trước ngày giải phóng nên chiến công của ông ấy tôi chỉ được nghe kể lại mà thôi.

Lính Mỹ ngụy bị tiêu diệt sau trận đánh của Biệt động Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968.

Nguyên mẫu Huyền Trang: Ni cô nữ biệt động nhân viên hãng sơn

Theo ông Nguyễn Thanh, nhân vật Huyền Trang cũng được hợp thành từ 3 nguyên mẫu là: Chị Mười Tùng, ni sư Bạch Liên và cô sinh viên hồi chống Pháp từng cứu Ba Đen. “Các bạn xem phim thấy cảnh Huyền Trang khi còn là giao liên đẩy chiếc thuyền trở Tư Chung trên sông khi anh bị thương, là chi tiết lấy từ cô sinh viên này” - ông Thanh nói.

Người thứ 2 là ni sư Bạch Liên, một người gốc Huế nhưng đi tu ở chùa Tam Bảo, Sài Gòn, vốn là một nơi đi về của tổ chức cách mạng. Hàng ngày, ni sư Bạch Liên cùng các ni sư khác làm nhang để bán. Ngoài ra, cửa hiệu sản xuất nhang Mang Đà của bà còn là nơi in truyền đơn và tài liệu cho ta.

Ni sư Bạch Liên đi tu từ lúc 9 tuổi. 24 tuổi được học trường tu hành ở Huế 5 năm. Chứng kiến nhiều cảnh người dân mình bị Mỹ ngụy đàn áp, Bạch Liên đã sớm giác ngộ rằng: Những người tu hành chân chính luôn cầu mong cho con người ở trên đời này được sống hiền hoà. Nhưng chỉ ngồi một chỗ cầu kinh niệm phật không thôi thì làm sao có cuộc sống hiền hoà với bọn quỷ được.

Ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn".

Thế là, về Sài Gòn năm 1959, nhà sư đã tham gia nhiều cuộc tranh đấu của tăng ni phật tử chống Diệm và trở thành một trong những người tổ chức vận động phong trào.

Ông Thanh cũng cho biết: “Tôi đã tiếp xúc với ni sư Bạch Liên cả tuần trời. Ngoài đời bà ấy cũng khá đẹp, dáng người cao ráo. Nhưng chi tiết để cho Huyền Trang và Hoàng Sơn yêu nhau trên phim là do tôi hư cấu thôi chứ ngoài đời, giữa 2 nguyên mẫu này không có quan hệ tình cảm gì cả”.

Ông Lê Phương: "Ba nhân vật chính chủ yếu là hư cấu"?

Trong lá đơn giải trình của ông Lê Phương gửi lên Toà án nhân dân TP Hà Nội có nói: “Khi đến đề nghị hợp tác với ông Nguyễn Thanh, tôi đã đề nghị lấy bộ ba Tư Chung- Ngọc Mai- Huyền Trang là trục chuyện chính”.

Trả lời Báo GĐ&XH ông Phương cũng từng khẳng định “90% giá trị kịch bản là của tôi”. Thế nhưng, khi được hỏi về các nhân vật tạo nên bộ 3 này là những ai thì ông Phương cho biết: “Tôi cũng không nhớ lắm. Chỉ biết Tư Chu là nguyên mẫu của Hoàng Sơn, ni sư Huỳnh Liên là nguyên mẫu của Huyền Trang, còn lại là hư cấu hết”.

Nhưng nhân vật được ông Nguyễn Thanh sử dụng nhiều nhất là chị Mười Tùng, một nữ biệt động của Sài Gòn (sau này, nhà báo Nguyễn Thanh cũng đã viết một cuốn truyện ký “Chị Mười Tùng”).

Mười Tùng tên thật là Lê Thị Điểm, sinh ra ở  xã Phú Thọ Hoà, quận Tân Bình, thuộc tỉnh Gia Định (cũ). 4 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ vì giặc Pháp giết hại trong một trận càn. Cô bé được ông Sáu Thành, đội trưởng đơn vị Thanh niên xung phong mang về nuôi. Chính vì vậy mà bà còn có cái tên nữa là Nguyễn Thị Tùng.

13 tuổi, Tùng theo cha nuôi Sáu Thành vào cứ để học võ và đi theo cách mạng lúc nào không hay. Bà được vào đội của Ba Đen và là nữ chiến sĩ biệt động duy nhất hồi đó.

“Tôi đã gặp chị, ăn cơm ở nhà chị hàng tháng trời để nghe chị kể về sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Cuộc đời chị ấy có nhiều chiến công oanh liệt song cũng nhiều hi sinh mất mát: Chồng chị là phó chỉ huy đơn vị biệt động Sài Gòn N29 cánh Nam Nhà Bè, bị địch phục kích và hi sinh khi đang trên đường từ hậu cứ vào thành phố. Hai đứa con trai chị ở cùng bà nội cũng xung phong vào đội du kích địa phương và bị địch giết hại. Đau đớn lắm, nhưng khi được hỏi chị vẫn nói: “Cuộc đời làm cách mạng là phải đi mãi mãi, phải chấp nhận mọi sự hi sinh”. Sau này, chị Mười Tùng đã được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng” - ông Thanh kể.

Ngọc Mai, là nhân vật mà Nguyễn Thanh phải hư cấu nhiều nhất bởi xuất thân của cô chỉ là một nhân viên của hãng sơn Bạch Tuyết. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cô lại có ý nghĩa rất quan trọng và làm nên những xung đột về tình cảm trong mối tình tay ba của Hoàng Sơn - Huyền Trang và Ngọc Mai.

Sự thật ngoài đời là, khi hãng sơn bị cháy, cô gái này đã bị chết nên Nguyễn Thanh không có cơ hội gặp mà chỉ nghe mọi người kể lại thôi. Vì thế, trong kịch bản, khi hãng sơn Đông Á bị đánh, Nguyễn Thanh đã để cho Ngọc Mai chết chứ không phải là Huyền Trang chiến đấu và hi sinh như trên phim.

“Thực ra thì ngoài đời các nhân vật này đều không có quan hệ tình cảm gì cả, nhưng khi viết kịch bản, tôi đã xây dựng thành mối tình tay ba, ngoài việc tạo nên sự hấp dẫn cho bộ phim, cái chính là để nói rằng họ không chỉ chiến đấu vì cái chung mà còn phải “chiến đấu” với những tình cảm của mình. Dù có chung một người yêu nhưng trước vận mệnh của đất nước, họ đã gạt bỏ tất cả những tình cảm riêng tư, những đố kỵ, hờn ghen để chiến đấu vì đất nước” - ông Thanh nói.

Trầm ngâm một hồi, ông Thanh chậm rãi: “Chính vì không phải là tác giả kịch bản nên ông Lê Phương không bao giờ biết được những sự thật về nguyên mẫu như vậy”.

Quang cảnh Sài Gòn trước năm 1975.

Và những điều chưa biết về nhà báo không dạ dày

Đã 4 năm nay, ngày nào người đàn ông 68 tuổi Nguyễn Thanh cũng miệt mài “nghiên cứu”, mua báo, tìm tài liệu để thu thập chứng cứ, đòi lại bản quyền cho “đứa con tinh thần” của mình.

Ông bảo: “Từ năm 2004 đến nay, tuần nào tôi cũng 2 - 3 lần đến toà án để hỏi han tình hình và thúc giục họ sớm đưa vụ kiện ra xử. Chỉ tính riêng tiền gửi xe của tôi trong từng ấy năm cũng đã vài triệu rồi. Còn tiền photo, đánh máy tài liệu nữa chứ. Tháng nào lĩnh lương về, vợ tôi cũng trích cho tôi 2 triệu đồng chỉ để lo những việc như thế này thôi mà cũng không đủ”. 

Bà Oanh, vợ ông Nguyễn Thanh kể: “Là nhà báo quân đội nhưng ngoài đời ông ấy hiền lành lắm, tính lại ít nói. Lúc đầu nghe ông ấy bảo sẽ kiện ông Lê Phương và hãng phim, tôi đã can ngăn rất nhiều nhưng ông ấy không nghe. Ông ấy bị bệnh ung thư, phải cắt toàn bộ dạ dày, ăn có được là bao nhiêu. Ngày nào cũng uống một vốc kháng sinh. Tiền thuốc mỗi tháng cũng phải hơn 1 triệu nên một người không có dạ dày như ông Thanh mà đã sống thêm được 15 năm là một kỳ tích.

Nhà báo Nguyễn Thanh.

Khổ nhất là cảnh ăn uống. Hôm nào cũng thế, cứ ăn xong khoảng một tiếng là ông ấy phải móc họng để cho các dịch nhầy trong họng tràn ra nên mắt lúc nào cũng sưng lên. Vì thế mà ông ấy sợ phải đi đám ma, đám cưới lắm. Rồi việc chăm sóc ông ấy thì có kể cả tháng cũng không hết chuyện, tất cả đều phải một tay tôi lo lắng. Khuyên can không được nên tôi nghĩ, thôi thì ông ấy chả còn sống được bao nhiêu nữa, đành phải để ông ấy làm điều mình thích vậy.

Hôm ông ấy nộp đơn lên toà án, được thông báo số tiền án phí là 20 triệu, tôi đã phải vay “nóng” 10 triệu để ông ấy có tiền nộp. Nhưng sau vì ông ấy là thương binh, lại trong diện được chăm sóc chế độ đặc biệt nên được miễn giảm còn có 2 triệu đồng thôi”.

Nói về việc vì sao sau từng ấy năm, lại bệnh tật đầy mình mà vẫn đi kiện, ông Thanh bảo: “Có lẽ do chất lính, chất của một người từng lấy ngòi bút làm vũ khí ngấm vào người tôi quá rồi nên tôi không thể nhìn cảnh “đứa con tinh thần” của mình bị “oan ức” được. Tôi quyết định kiện là bởi vì danh dự và quyền lợi chính đáng của tôi chứ không vì mục đích nào khác. Vì thế mà tôi phải quyết để theo đến cùng”.

Thanh Hà

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam NSND 50 tuổi có tình yêu nhưng không kết hôn, sống với mẹ già, tâm huyết làm thiện nguyện

Nam NSND 50 tuổi có tình yêu nhưng không kết hôn, sống với mẹ già, tâm huyết làm thiện nguyện

Giải trí - 4 giờ trước

Ở tuổi 50, NSND Hữu Quốc nhận mình may mắn và hạnh phúc khi tìm được người phù hợp. Dù vậy, nam nghệ sĩ không kết hôn mà ở với mẹ già.

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Giải trí - 7 giờ trước

"Chúng tôi hoàn tất thủ tục ly hôn và kể từ đó tới nay, tôi chưa gặp lại chồng cũ, thậm chí nói chuyện điện thoại cũng không" - Diễn viên Thanh Hương chia sẻ.

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 9 giờ trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 11 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 13 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 15 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 1 ngày trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 1 ngày trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

Top