Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Người thân mất không kịp về chịu tang, hoãn tổ chức đám cưới và vợ sinh con mà chưa thể về thăm... là những sự thật xúc động trong những ngày tháng chống dịch COVID-19.

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều người đã gác lại tình cảm riêng, hoãn làm đám cưới, không về tổ chức lễ cưới cho con, không thể đưa con bị ốm nặng đi bệnh viện chữa trị… để ở lại cùng đồng đội tham gia phòng, chống dịch.

Nữ điều dưỡng ở Bình Thuận không về chịu tang mẹ vì chống dịch

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên xem những tấm hình về đám tang của mẹ do người thân gửi qua điện thoại.

Trong số những y, bác sỹ trực tiếp điều trị các ca bệnh do nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, có trường hợp nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên phải nén nỗi đau mất mẹ để ở lại bệnh viện cùng thực hiện nhiệm vụ chống COVID-19. Câu chuyện của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên lan tỏa thông điệp cao cả về sự hy sinh những người thầy thuốc nơi tuyến đầu chống dịch.

Ngày mà 7 trong số 9 bệnh nhân đang điều trị dịch COVID-19 của tỉnh Bình Thuận đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu sau hơn nửa tháng được điều trị, chăm sóc đáng lẽ là một ngày vui của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên, thế nhưng tin mẹ chị qua đời như sét đánh ngang tai khiến chị đau khổ cùng cực. Dẫu biết rằng quy luật sinh, lão, bệnh, tử là điều khó tránh, nhất là khi mẹ chị Liên tuổi đã gần 90, lại bị tai biến nằm liệt giường hơn 5 năm, thế nhưng khi hay tin thì chị Liên cũng không khỏi bàng hoàng:

"Tôi thấy rất là đột ngột. Tại vì trước khi tôi vào Khoa Truyền nhiễm để chống dịch thì thấy sức khoẻ bà cũng bình thường, rồi ăn uống cũng bình thường. Nhưng mà trong thời gian 20 ngày thì nghe tin mẹ mất. Tôi rất là đau vì không thể về nhìn thấy mặt mẹ".

Nỗi đau mất mẹ khó ngôn từ nào tả hết, nhưng với trường hợp của chị Liên, đau đớn nhất chính là việc không thể về chịu tang mẹ giữa lúc dịch COVID-19 đang hoành hành. Ngay trong đêm nhận hung tin, Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cùng các đồng nghiệp đã gửi lời chia buồn đến chị Nguyễn Thị Liên. Chị như chết lặng trong những giọt nước mắt lăn dài trong nhiều giờ liền.

Giữa khuya, nữ điều dưỡng quyết định nợ tang mẹ để ở lại cùng 20 đồng nghiệp Khoa Truyền nhiễm chống dịch. Đây là việc cần phải làm để ngăn ngừa rủi ro lây lan dịch bệnh vì chị Liên là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân.

Cố nén đau thương, chị Nguyễn Thị Liên bày tỏ quyết tâm cùng các đồng nghiệp chống dịch, không để phát sinh những ca nhiễm mới, cố gắng hết sức điều trị cho những người nhiễm bệnh: “Mong muốn lớn nhất của tôi là bệnh nhân sớm hồi phục để tôi được về mặc áo tang, thắp nhang cho mẹ”.

Chiến sĩ biên phòng không thể về chịu tang cha vì COVID-19

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Trung úy Thông bái vọng cha nơi vùng biên giới. (Ảnh: BĐBP Long An)

Ngày 2/4 vừa qua, Trung úy Nguyễn Đình Thông - Đội trưởng Đội Vũ trang Đồn Biên phòng Thạnh Trị được tin cha ruột ở quê qua đời vì bạo bệnh. Dù rất mong muốn được về quê chịu tang cha nhưng vì nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 đang ở thời kỳ cao điểm, Trung úy Thông đành nén đau thương, ở lại đồn tiếp tục nhiệm vụ.

Do không thể về quê nhìn mặt cha lần cuối, Trung úy Thông chỉ biết bái gập đầu tiễn biệt cha từ phương xa. Được sự đồng thuận từ Bộ Chỉ huy BĐBP Long An, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Thạnh Trị đã giúp anh Thông lập bàn thờ vọng ngay Chốt kiểm soát để anh và đồng đội bái vọng.

Theo Trung úy Thông, cha đã bị bạo bệnh từ lâu nhưng không ngờ cha lại ra đi đột ngột như vậy. Chỉ cách đây mấy ngày, Trung úy Thông có nói chuyện qua điện thoại với cha và hứa khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ xin về thăm cha. Lần gặp cha cuối cùng của Trung úy Thông là dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

"Nhận được tin cha qua đời đột ngột, bản thân lại là con trai trưởng trong gia đình, tôi thật sự rất buồn. Trong lòng muốn được về nhìn bố lần cuối, nhưng vì nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 đang trong giai đoạn quyết định, tôi chỉ biết tiễn biệt bố từ xa. Giờ đây, chỉ mong sớm đẩy lùi được dịch bệnh để xin phép đơn vị về nhà thắp hương", Trung úy Thông ngậm ngùi.

Trung úy Thông quê tại xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cha anh cũng là cán bộ biên phòng nên từ nhỏ anh đã ước mơ được đứng trong hàng ngũ bộ đội biên phòng như cha mình. Năm 2018, anh tốt nghiệp và được phân công về công tác tại Đồn Biên phòng Thạnh Trị với cương vị là Đội trưởng Đội Vũ trang. Anh nhận công tác chưa lâu thì cha mắc bệnh, do công việc đặc thù nên anh cũng ít có dịp về thăm gia đình.

Hết dịch, anh sẽ về cưới em

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Ảnh cưới của Thượng úy Triệu Văn Hùng và cô giáo Sầm Hải Yến

"Hôm trước Tết Canh Tý 2020, chúng em ra TP. Lào Cai. Tính mãi mới dám mua bộ vest chú rể 2,5 triệu đồng và mới mặc chụp hình cưới”.

Thượng úy Triệu Văn Hùng, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn biên phòng Y Tý (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai) kể vậy, trước khi tâm sự về chuyện “hoãn cưới”. Hùng năm nay 32 tuổi nhưng với bà con ở xã Hy Cương, TP.Việt Trì (Phú Thọ) thì thuộc diện “chậm duyên”, nên cứ khi nào cậu từ trên biên giới về, ai cũng qua động viên... lấy vợ.

Nói vậy thôi chứ người dân trong xã Hy Cương biết Hùng nặng gánh lắm. Bố anh là ông Triệu Việt Thanh (54 tuổi) làm công nhân ở Nhà máy giấy Bãi Bằng, lương mỗi tháng chỉ trên 4 triệu đồng. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Sâm (56 tuổi) bị suy thận cấp, thường xuyên xuống nằm điều trị tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư ở Hà Nội nên việc thuốc thang cho mẹ và nuôi em gái Triệu Thanh Trang (20 tuổi) đang học Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đều trông vào đồng lương thượng úy của Triệu Văn Hùng.

Năm 2009, Triệu Văn Hùng thi đại học và trúng tuyển vào Học viện Biên phòng. Năm 2013, Hùng tốt nghiệp, vào BĐBP tỉnh An Giang công tác đến năm 2016 mới hết thời hạn tăng cường, ra nhận nhiệm vụ tại BĐBP Lào Cai. 

Tháng 8/2019, Hùng quen và yêu cô giáo Sầm Hải Yến (26 tuổi, người dân tộc Giáy ở xã Mường Hum, H.Bát Xát, Lào Cai) đang dạy tại điểm trường mầm non Dền Thàng (H.Bát Xát). Tết Nguyên đán vừa qua, 2 người quyết định tổ chức đám cưới và Hùng báo cáo cấp trên, thống nhất với hai bên gia đình chọn ngày cưới là 28/4. 

"Năm 2019, em đã không được nghỉ phép, dự định dịp cưới sẽ xin nghỉ bù", Hùng nói vậy và kể: "Hai vợ chồng cách nhau gần 50km, nên đã thuê căn phòng 13m2 ở Mường Hum cho vợ ở riêng. Căn phòng chỉ có 1 chiếc giường khiến cô giáo Sầm Hải Yến sốt ruột: "Anh tranh thủ về mua chăn drap gối nệm". Những lúc ấy, thượng úy Hùng lại phải dỗ dành: "Đang chống dịch rất căng thẳng. Các anh lớn tuổi mà mấy tháng nay chưa được về nhà. Mình còn trẻ, không vì chuyện của 2 đứa mà ảnh hưởng đến việc chung".

Trước hôm gọi điện về quê Phú Thọ và bố mẹ vợ ở Bát Xát xin được hoãn tổ chức đám cưới, Hùng suy nghĩ nhiều lắm. Gì thì mọi thứ cũng chuẩn bị xong. Nhẫn cưới đã mua. Ảnh cưới vừa chụp. Hai bên gia đình háo hức chuẩn bị lợn gà cho 50 - 70 mâm cỗ mời bà con họ hàng làng xóm... 

Thế nhưng dịch bệnh này, tập trung đông người vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa trái với chỉ đạo cấp trên, và nhất là không đúng vai trò bộ đội “đầu tàu gương mẫu”. Thật may, gia đình hai bên đều đồng ý với nguyện vọng đôi trẻ. 

“Các cụ giờ cứ gọi điện dặn em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn tốt sức khỏe để sau này có... thằng cu”, Thượng úy Triệu Văn Hùng cười và thì thầm: “Ngày 28/4 này, em sẽ xin chỉ huy đồn cho nghỉ vài tiếng đồng hồ, chạy xuống chỗ vợ đưa ra UBND xã làm đăng ký kết hôn. Thế là thành vợ chồng. Còn nghi lễ, bảo với cô ấy: Hết chiến dịch anh về cưới em!”.

Sự thật xúc động về những người gác việc riêng, ở lại cùng đồng đội chống dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Thượng úy Lê Văn Huấn cùng vợ sắp cưới. (Ảnh: NVCC)

Cùng hoàn cảnh với Thượng úy Hùng, vì có ý định làm đám cưới nên dịp Tết Canh Tý 2020, Thượng úy Lê Văn Huấn - Đội trưởng Trinh sát, đồn biên phòng (ĐBP) Mô Rai, BĐBP Kon Tum xin phép đơn vị về quê đón Tết, cũng là để tranh thủ chụp ảnh cưới, chuẩn bị cho hôn lễ dự kiến tổ chức trong tháng 4/2020.

Tuy nhiên, sau khi trở lại đơn vị, trước yêu cầu của công tác phòng chống dịch COVID-19, Thượng úy Huấn đã hoãn việc riêng cùng đồng đội phải bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ, có mặt tại các điểm chốt, kiểm tra, kiểm soát mọi đường mòn, lối mở, ngăn chặn người dân vượt biên trái phép qua biên giới.

Trên Dân trí, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, nhiều cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã hoãn lại các công việc riêng, công việc gia đình để thực hiện làm nhiệm vụ ở các chốt chặn tại đường mòn, lối mở, không cho dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào trong nước qua biên giới. Nhiều trường hợp cán bộ, chiến sĩ trực từ Tết tới giờ cũng chưa được về thăm gia đình.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ đội Biên phòng, tính đến hết ngày 3/4, có 30 trường hợp hoãn tổ chức lễ kết hôn; 21 trường hợp vợ sinh con chưa về được; 3 trường hợp có người thân mất không kịp về; 10 trường hợp lý do khác cũng không về được.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 31 phút trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 2 giờ trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới cho thấy, 4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top