Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt chết vì dùng thuốc

Thứ sáu, 08:45 04/06/2010 | Y tế

GiadinhNet - Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1, TP HCM vừa tiếp nhận trường hợp em H.T.Th.D, (12 tuổi), trong tình trạng tím môi, tím tay chân, mệt mỏi.

Đây là trường hợp gặp chứng methemoglobine máu - mất khả năng vận chuyển ôxy. Được biết, người nhà đã cho em uống những thuốc thông thường như paracetamol 500mg, Tragutan (thuốc ho dược thảo), vitamin B complex C.

Hàng năm, BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 3.000 ca cấp cứu vì phụ huynh sử dụng thuốc cho trẻ không đúng. Các bệnh thường mắc phải ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp (59,29%), về tiêu hóa (21,90%). Nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết là do thói quen, tập quán - đi mua thuốc cho trẻ uống theo kinh nghiệm của mình (48,57%), nghe theo lời chỉ dẫn của những người xung quanh (16,43%).

(Nguồn: BV Nhi Đồng 1)

Khai thác bệnh sử, ghi nhận em bị nhức đầu, ho, đau họng 1 ngày, được uống thuốc không rõ loại, sau khoảng 3 giờ em than mệt, môi, tay chân tím, người nhà đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây ghi nhận em lừ đừ, thở mệt, môi tím, đầu chi tím, nhịp tim nhanh. Xét nghiệm cho thấy, nồng độ methemoglobin máu tăng rất cao so với bình thường. Sau một ngày điều trị, thở ôxy và hai lần dùng thuốc giải độc, em D đã dần hết tím tái.

BS. Trần Minh Tiến, Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, cho rằng, có thể trẻ đã uống một loại thuốc thuộc nhóm sulfamide có tác dụng ôxy hóa mạnh, gây tăng methemoglobine máu. BS. Tiến còn cho biết, một số tác nhân ôxy hóa mạnh thường gặp gây methemoglobine như củ dền, cà rốt, bắp cải, củ cải đường, nước cải bẹ xanh, nước giếng... đưa đến tăng methemoglobine trong máu khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Trước đó, trong hồ sơ bệnh án của BV Nhi Đồng 1, bé trai Ng.N.T, 3,5 tuổi, ngụ ở quận 8, bị ngộ độc thuốc chống nôn được cấp cứu kịp thời. Không chỉ trẻ con nhập viện vì tự ý dùng thuốc, vừa qua BV Nhân dân 115 TPHCM, bệnh nhân V.V.D, 38 tuổi, ngụ quận 8, trong tình trạng sốt cao, không ăn uống được, niêm mạc miệng bị loét do bị dị ứng thuốc. Sau cấp cứu, bệnh nhân được các bác sĩ tiếp tục cho truyền dịch, "băng" dạ dày, dùng kháng sinh...

Bệnh nhân D cho biết, trước đó mấy ngày, vì thấy cuống họng bị đau, khó ăn uống, nên đã tự đi mua thuốc về uống. Sau khi uống thuốc, ông cảm thấy bị sốt, mắt nổi ghèn từng cục, nên đã tiếp tục tự mua thêm thuốc hạ sốt để uống. Không ngờ, bệnh trở nặng phải đi cấp cứu.
 

Chỉ nên dùng loại nước duy nhất để uống thuốc là nước đun sôi để nguội (nước lọc).

Trước đó, tại BV này cũng đã có một ca tử vong vì ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về dùng.

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), tại Trung tâm chống độc ngộ độc, thuốc đứng thứ 3 trong số các ca cấp cứu.
 
Những loại thuốc đặc biệt nguy hiểm
 
 1. Aspirin: Có thể làm cho trẻ nhạy cảm bị hội chứng Reye - hiếm gặp nhưng làm cho trẻ ốm yếu.

2. Thuốc chống ho và thuốc cảm: Mặc dù rất ít và chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác hậu quả của loại thuốc này đối với trẻ nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nếu dùng quá liều thì rất nguy hiểm. Con bạn dưới 6 tuổi mà bị cảm lạnh thì cần đến bác sĩ và dùng cách khác thay vì dùng loại thuốc trên.

3. Thuốc chống buồn nôn: Không cho trẻ uống thuốc chống buồn nôn trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu. Thuốc chống nôn sẽ gây ra rất nhiều rủi ro và biến chứng. Nếu trẻ bị nôn mửa và có hiện tượng mất nước trong cơ thể thì cần đến bác sĩ ngay lập tức.

4. Thuốc tăng trưởng: Chỉ với một lượng nhỏ thuốc tăng trưởng (dùng để kích thích lớn nhanh) sẽ là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu nhãn thuốc không chỉ dẫn liều lượng dùng cho trẻ thì tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống.

5. Thuốc Acetaminophen: Một số loại thuốc chứa acetaminophen sẽ giúp giảm đau và dễ chịu nhưng không dùng cho trẻ em. Nếu bạn không chắc loại thuốc có thành phần gì thì không nên cho trẻ nhỏ uống trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ.

 
Lưu ý khi dùng thuốc
 
- Nuốt khan thuốc viên hay uống cùng nước chè, nước vối, đồ uống có gas hoặc dỗ trẻ uống thuốc với sữa, nước hoa quả hoặc nước đường... đều ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

- Nên dùng nước lọc để uống thuốc. Khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, hấp thu thuốc tốt hơn.

- Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Uống nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi và đào thải, cũng như sự kết hợp giữa thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với kháng sinh sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2-3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý, uống mỗi một loại thuốc ít nhất cách nhau khoảng 1 giờ.

Theo  tư vấn của BS Nguyễn Mạnh Hà
(Khoa Nhi - BV Việt Pháp)
 
Huyền Trang - Dũng Nhi
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 5 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top