Tăng cường hệ miễn dịch để phòng cúm H1N1
Nghiên cứu cho thấy ở những vùng dinh dưỡng kém, người dân có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh tật và dễ xảy ra dịch.
Nấm mỡ (Ảnh: Google). |
Vậy tại sao các chất chống ôxy hóa lại vô cùng quan trọng. Các tế bào miễn dịch có khả năng đánh bật các gốc tự do, các phân tử oxygen gây hại bằng cách không ngừng sản sinh, áp đảo về số lượng. Vì các gốc tự do là electron nên chúng tấn công cơ thể như các tên cướp hung hãn, chiếm đoạt các electron của các tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào này bị tổn thương.
Các chất chống ôxy hóa trong thực phẩm sẽ chen vào giữa các gốc tự do và các tế bào miễn dịch khỏe mạnh, như những electron. Điều này sẽ giúp trung hòa các gốc tự do, khiến chúng trở thành vô hại, giúp các tế bào miễn dịch mạnh lên.
Đẩy lùi cúm với nấm Ăn nấm có thể giúp “đánh bật” vi rút và các loại viêm nhiễm nhờ khả năng nâng cao sức đề kháng cơ thể, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết. Nấm cũng cải thiện mức độ hormone cytokines, một loại hormone giống protein đóng vai trò quan trọng trong việc “lập hàng rào” bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các khối u ác tính. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trường ĐH Tufts (bang Massachusetts, Mỹ) và loại nấm được dùng trong nghiên cứu là nấm tròn trắng. Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng. |
Vitamin A giúp tăng cường sức mạnh hàng rào bảo vệ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy 15 – 30mg beta-carotene trong các thực phẩm giàu vitamin A như rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh, các loại quả màu vàng, màu cam sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể. Thực tế, chỉ cần ăn 1 củ khoai lang và 1 củ cà rốt mỗi ngày là cung cấp đủ 30mg beta-caroten cần thiết.
Vitamin C là một chất chống ôxy hóa rất mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch công kích vi khuẩn và vi rút. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra interferon (1 loại protein ngăn không cho vi rút phát triển trong cơ thể). Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường glutathione, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết, cơ thể cần khoảng 200mg vitamin C mỗi ngày. Một nửa quả dưa đỏ cung cấp 113mg vitamin C. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin C từ súp lơ xanh, hoa quả họ cam quýt, rau ngót...
Vitamin E cũng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch. Cơ thể sử dụng vitamin E để sản xuất các protein miễn dịch mạnh như interleukin-2, mà có khả năng “giải quyết” từ vi khuẩn, vi rút đến các tế bào ung thư. Liều lượng khuyến cáo là 30 đơn vị vitamin E nhưng thật khó để có thể cung cấp đủ lượng này qua thực phẩm, vì thế các bác sĩ thường khuyên nên uống bổ sung vitamin E.
Các loại thực phẩm như tỏi, hành, táo, trà, bắp cải rất giàu chất flavanoid, mà giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi trong cơ thể cũng như “chiến đấu” với gốc tự do. Một trong những loại flavanoid mạnh nhất là quercitin, tìm thấy rất nhiều trong hành và cải xanh. Quercitin quan trọng bởi vì nó được coi là “kẻ thù” của các vật chất tạo nên vi rút, ngăn chặn chúng sinh sôi nảy nở.
Trong số các loại khoáng chất, kẽm được cho là góp phần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cơ thể thiếu kém sẽ khiến lượng bạch cầu suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Hải sản là một nguồn thực phẩm rất giàu chất kẽm. Lượng cần cho hằng ngày là 15mg nhưng chỉ cần ăn 12 con hàu là đã có 152mg, cao gấp 10 lần so với nhu cầu cơ thể. Một chiếc càng cua lớn sẽ cho 10mg kẽm. Những thực phẩm khác giàu chất kẽm gồm trứng, phô mai, nấm, hạt hướng dương, các loại hạt vỏ cứng, ngũ cốc nguyên cám.
Các nghiên cứu đều cho thấy việc ăn các thực phẩm vi sinh như sữa chua hay kefir cũng rất tốt. Các vi sinh này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thường xuyên ăn. Tuy nhiên, nên ăn sữa chua, kefir nguyên chất để giảm tối đa lượng đường không cần thiết.
Theo Dân trí
Thiết bị kích thích não cho bệnh nhân trầm cảm
Y tế - 4 năm trướcThiết bị kích thích não được phê duyệt y tế đầu tiên của Châu Âu để điều trị trầm cảm hiện nay đã có sẵn cho mọi người sử dụng tại nhà.
Xét nghiệm tại nhà phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt
Y tế - 4 năm trướcNam giới có thể tự xét nghiệm nước tiểu (PUR) ngay tại nhà mà không cần đến phòng khám hay trải qua kiểm tra trực tràng.
Tế bào ung thư bị tiêu diệt nhờ căn bệnh 'nhẹ' người Việt ai cũng mắc
Y tế - 5 năm trướcPhát hiện mới nhất của các nhà khoa học ở Anh đã phát hiện ra virus cảm lạnh có khả năng chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách dễ dàng.
Tìm ra tế bào "khóa" ung thư ngay trong xương người
Y tế - 5 năm trướcMột quần thể tế bào xương tự thay đổi chức năng kỳ lạ vừa được các nhà khoa học Mỹ xác định, triển vọng tạo ra phương pháp mới "khóa" ung thư di căn.
Vòng 2 càng to, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng
Y tế - 5 năm trướcNhững phụ nữ cân nặng bình thường nhưng nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc ung thư vú gấp gần 2 lần so với những người có lượng mỡ ít.
Chế tạo thành công loại virus chuyên diệt tế bào ung thư
Y tế - 6 năm trướcCác nhà khoa học vừa thử nghiệm thành công loại virus được họ biến đổi trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho liệu pháp trị ung thư mới cực kỳ hiệu quả.
Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú
Y tế - 6 năm trướcNghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy phụ nữ ngủ sớm và dậy sớm ít bị ung thư vú so với người hay thức khuya.
Tìm thấy "thần dược chăn gối" mà quý ông đang săn lùng
Y tế - 6 năm trướcNghiên cứu mới cho thấy quý ông có thể kéo dài thời gian "yêu" lên gần gấp đôi và phòng ngừa chứng xuất tinh sớm nếu mỗi ngày chịu khó chạy bộ hoặc đạp xe 40 phút.
'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ
Nghiên cứu - Trao đổi - 7 năm trướcCác nhà thần kinh học cho biết có thể đoán được một người nào đó sẽ chết trẻ chỉ bằng cách quét não của họ.
Aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
Y tế - 7 năm trướcNghiên cứu mới cho thấy có bằng chứng xác định uống aspirin liều thấp mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro ung thư tuyến tụy, theo hãng tin UPI.
'Tuổi của não' xác định ai sẽ chết trẻ
Nghiên cứu - Trao đổiCác nhà thần kinh học cho biết có thể đoán được một người nào đó sẽ chết trẻ chỉ bằng cách quét não của họ.