Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thêm một nghệ nhân xẩm đặc biệt

Thứ ba, 08:06 14/04/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ít ai biết rằng, trong dân gian vẫn còn có những người vốn hành nghề hát xẩm có được những kỹ thuật điêu luyện còn chưa lộ diện trở lại. Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia là một trong số ít ỏi ấy vừa được phát hiện! Cả cuộc đời sống bằng nghề xẩm, ông bỗng trở thành “nghệ nhân” khi tuổi đã xế chiều.

Vui đời
 
Khi được hỏi về nguyên cớ đến với nghề hát xẩm, ông bảo: “Cuộc đời mỗi người sinh ra có một số phận, số tôi nó thế thì phải chịu”. Ông kể, chỉ sau một trận sốt, từ một chàng thanh niên khoẻ mạnh ông bỗng mất đi nguồn sáng. Với đôi mắt mù loà, người thanh niên ấy đến với xẩm mong tìm được một kế sinh nhai.
 
Ban đầu, ông xin đi theo một gánh hát cải lương nhưng sức khoẻ và đôi mắt khuyết tật không cho phép ông theo phục vụ đoàn hát lâu dài. Rồi ông gặp cụ trùm Nguyên - người nổi tiếng hát xẩm hay ở đất Hà thành. Có chút vốn liếng cải lương lại có năng khiếu về âm nhạc nên chỉ đi theo cụ một thời gian ngắn, ông Gia đã bắt đầu hát được.
 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia đang "phiêu" cùng điệu xẩm cổ.

 
Đời hát rong của ông có nhiều kỷ niệm vui. Hai thầy trò “mắt tối” được một người sáng mắt (vợ cụ Nguyên) dẫn đi rong ruổi khắp nơi. Bà cụ Nguyên là người duy nhất nhìn thấy đường nên 3 người cứ bám nhau mà đi. Đến bữa ăn, cụ bà lại đi kiếm củi, đong gạo, mượn xoong nồi để nấu nướng. Nhờ có hai cụ mà trong một thời gian dài, ông Gia không phải lo đến miếng cơm manh áo. Ông vẫn nhớ như in, có lần có một gia đình trên Lạng Sơn mời thầy trò ông lên hát. Họ đưa cả 3 người về nhà, sắp xếp chỗ nghỉ khá tươm tất, lại làm cơm thết đãi linh đình. Họ được sống trong cảnh sung túc như thế đến gần 1 tuần vì gia đình nọ và họ hàng “say” giọng ca của thầy trò ông không thể nào dứt. Đến khi ra về, thầy trò ông lại được người con trai trong gia đình nọ cho đi nhờ ôtô.
 
Có thời gian, ông Gia thường đi theo tàu hoả hát từ Hà Nội vào đến Vinh. Có một người phụ nữ thường đi theo ông và hễ ông cần giúp đỡ điều gì là “bóng hồng” ấy ngay lập tức có mặt để giúp đỡ. Người con gái ấy thường ở cạnh ông và nhiều lần trò chuyện, tâm tình cùng ông nhưng mỗi khi ông hỏi tới tên tuổi, địa chỉ thì ông đều nhận được sự im lặng. Mãi về sau, qua hỏi thăm ông mới biết cô gái ấy làm nghề buôn bán ở chợ Vinh. Mỗi khi ông cất tiếng hát, cô đều ngồi gần để lắng nghe và đợi khi đông người đến cô luôn là người đầu tiên thả tiền vào chiếc ống bơ. Cô cũng là người thường dành cho ông nhiều tiền hơn những người khác. Cho đến giờ, ông vẫn không biết tên của cô gái ấy nhưng cô là một kỷ niệm đẹp nhất trong đời hát rong của ông.
 
Kể đến đây, ông Gia cười cười nói với tôi: “Không chỉ có cô ấy đâu, còn nhiều người nữa lắm. Tất nhiên, cô ấy là ấn tượng nhất!”.
 

Ông Nguyễn Văn Gia và quán nước của mình.

 
Tủi phận
 
Mặc dù giọng hát của ông Gia khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng thực ra, niềm vui của những người như ông dường như chỉ là những niềm vui tạm bợ. Những lúc ông cất giọng, càng nhiều người xem thì ông càng thấy tủi. Ông tủi cho cái thân phận hẩm hiu của mình. Lẽ dĩ nhiên, ông cũng mừng vì người đời yêu mến giọng hát của ông nhưng đằng sau niềm vui nhỏ bé ấy, ông lại thấy mình đơn độc vì người đời chỉ nghe ông hát, rồi người ta thương hại cho ông vài xu lẻ, sau đó họ lại trở về với cuộc sống của mình.
 

Ông Nguyễn Văn Gia vừa được Trung tâm Âm nhạc dân gian trao bằng khen là nghệ nhân có công trong việc lưu giữ nghệ thuật hát xẩm. Ông không chỉ có giọng hát đặc biệt, thuộc nhiều làn điệu xẩm mà còn vừa đàn, vừa hát được. Kỹ thuật vừa đàn vừa hát, ngoài ông Gia, mới có 2 nghệ sỹ là bà Hà Thị Cầu và Mai Tuyết Hoa thực hiện.

Nhưng, cái buồn ấy còn nhân lên gấp bội mỗi khi đi đến đâu ông cũng bị người ta đuổi như đuổi tà. Có thời, người ta cấm hát rong vì cho rằng những người mù loà như ông đi hát rong là nhếch nhác, là bêu riếu xã hội. Ông phải đi hát “chui”. Mỗi khi đông khách, ngồi chưa ấm chỗ thì ông lại bị đuổi. Chỉ có thời gian ngắn ngủi khi đi cùng ông bà Nguyên là ông Gia được yên ổn vì cụ Nguyên là người hát xẩm duy nhất được cấp phép hoạt động (cụ Nguyên có tham gia làm giao liên cho cách mạng). Còn khi ông ra biểu diễn riêng, ông thường xuyên bị xua đuổi. Ông tâm sự: “Có những lúc phẫn chí, tôi định đi buôn lậu để công an bắt tôi luôn. Lúc ấy tôi sẽ bảo họ rằng, tôi hát rong mà không cho thì tôi biết phải làm thế nào?”.
 
Ngay cả khi vào các nơi xin trọ hay hàng quán để ăn uống, những người làm nghề như ông cũng chịu không ít thiệt thòi. Khi thấy người hát xẩm, các chủ quán thường ngay lập tức xua đuổi. Chỉ sau khi họ trình bày mình muốn ăn và đưa tiền ra trước thì mới được cho vào quán. Ngay cả khi họ có tiền, mong một giấc ngủ yên tĩnh, tìm tới nhà trọ xin ngủ nhưng thiếu một thứ giấy tờ cần thiết nào đó thì bao giờ họ cũng bị hoạnh hoẹ và làm khó hơn những người bình thường. Đi mỗi nơi, ông lại gặp một điều không may riêng, càng nơi lạ thì càng bị coi rẻ. Có lần, ông và vợ chồng cụ Nguyên ngược tàu lên đến Thái Nguyên thì trời đã khuya. Tìm không có nhà trọ nào phù hợp với túi tiền, cũng không có hàng ăn. Trời tối nên có muốn hát để xin tiền cũng không có ai nghe. Ba người đành ôm bụng rỗng nằm ngủ vật vạ ở bến xe chờ đến sáng. Cũng có lúc, gánh xẩm của ông bị bắt vào đồn công an vì là tâm điểm tập trung đông người.
 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia nhận bằng khen.

 
Ngay cả khi lấy vợ,ông cũng chịu không ít những cay đắng. Bà là người tỉnh lẻ nhưng bán gà vịt ở chợ Ngọc Hà (Hà Nội). Thương ông mù loà, lại mê giọng hát của ông, hai người nên nghĩa vợ chồng. Thế nhưng, gia đình bà cấm tiệt. Bà có được 1 con gái với ông thì bị cha mẹ bắt về quê. (Mãi 10 năm sau, hai người mới gặp lại nhau và về sống đến tận bây giờ).
 
Rồi có thời gian, ông Gia bỏ nghề xẩm đi buôn thật! Lãi! Nhưng cứ lúc nào rảnh ông lại mon men ra bờ hồ Gươm (Hà Nội) tìm vợ chồng cụ Nguyên. Rồi lại hát ké! Ông bảo: “Chẳng bỏ được xẩm vì mình trót mê nó rồi!”.
 
Mãi đến năm 1986, ông Gia mới chính thức bỏ nghề. Tuy nhiên, cuộc đời ông vẫn còn nhiều vất vả gian truân. Hiện ông vẫn sống trong một căn nhà tạm bợ. Hàng ngày, hai vợ chồng ông bán nước chè và rửa xe lấy tiền sinh sống.
 
Bài xẩm mà ông Gia thấy tâm đắc nhất và thể hiện được một phần tâm trạng và cuộc đời của ông là bài “Hạ liễu”. Ông lại lôi cây đàn cũ và cất cao giọng:  Giọt nước cánh bèo, giọt nước cánh bèo. Đã từng lưu lạc để nhiều điều vất vả gian truân. Ông Giời cao có thấu chăng là tình chăng. Đời ngưòi mấy lúc vất vả gian truân. Tôi hiểu rằng liệu bảy lo ba... Một mình tôi lo lắng cả đêm ngày. Đĩa dầu thì hao mà nước mắt cứ chảy đầy, chảy đầy năm canh... Mình tôi tủi mãi duyên mình, than thân rằng chả có bạc tình với ai...
 
Hoàng Phương
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo dục - 3 giờ trước

Một giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Linh, TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm trên mạng xã hội.

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Pháp luật - 3 giờ trước

Bằng thủ đoạn giả danh shipper giao hàng, đối tượng đã lừa đảo được hàng trăm khách hàng, chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Đời sống - 3 giờ trước

Phát hiện nạn nhân gục trên vỉa hè trước tiệm thuốc tây ở TPHCM, nhiều người dân hốt hoảng gọi báo công an.

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Pháp luật - 5 giờ trước

Sáng sớm, Nguyễn Văn Châu, trú An Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình đi tìm ai sở hở là đối tượng trộm xe máy, sau đó hắn đem bán lấy tiền tiêu xài, tối về hắn ngủ gầm cầu và sáng hôm sau lại tiếp tục đi trộm…

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, 4 con giáp này có số được Thần Tài phù hộ, sẽ sớm phất lên dù xuất phát ở điểm nào.

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Đời sống - 7 giờ trước

Thấy hai bé đi lạc, nhưng không xác định được thân nhân nên lực lượng chức năng đã đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để chăm sóc.

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Đời sống - 7 giờ trước

Đang chạy trên đường, xe container tông vào dải phân cách rồi lao vào nhà dân trên địa bàn thị trấn Củ Chi, TP.HCM, khiến tài xế tử vong tại chỗ.

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Pháp luật - 7 giờ trước

Cặp đôi khai nhận do cháu bé không nghe lời nên đã dùng nước sôi đổ lên chân khiến cháu bị phỏng nặng

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Khánh Hòa, bên cạnh mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế… thì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn còn được bồi dưỡng khi làm đêm.

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo huyện Hà Trung yêu cầu dừng việc bán nước sạch ‘chui’ cho 810 hộ dân, đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Top