Thìa canh trị tiểu đường hạ mỡ máu
Để cùng tham khảo, dưới đây xin giới thiệu đôi điều về cây thìa canh với nhiều thông tin có giá trị trong việc trị liệu chứng tiểu đường và làm giảm lượng cholesterol chống bệnh béo phì.
Thìa canh, có danh pháp khoa học là Gymnema Sylvestre, G.Melicida thuộc họ Thiên lý (Asclepiadacea). Là loại cây dây leo, thân gỗ thường gặp ở Phi châu, Ấn Độ, Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Tại Ấn Độ và Trung Quốc người ta đã sử dụng cây Thìa canh để trị bệnh nước ngọt như mật (Madhumeha) trên 2000 năm. Khi nhai lá cây Thìa canh làm vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt nên còn gọi là Guma hay chất hủy diệt đường. Ở Ấn Độ gọi cây Thìa canh là Diabeticin, tên Sugarest (Mỹ), Gymnema (Nhật Bản), Glucoscare (Singapore)…
Cây thìa canh có ở miền Bắc Việt Nam. |
Chất Gymenemic acid là những Saponin với cấu trúc Triterpenoide, có trên 10 loại và những chất liên kết được cô lập. Mỗi Gymnemic acide trong lá chiếm khoảng 0,05% - 0,12%. Bởi khó tách rời từng Gymnemic acide nên thường phải nghiên cứu chung cho toàn thể Gymnemic acide.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy cơ chế tác dụng của cây Thìa canh là cơ chế kép. Cụ thể các nghiên cứu trên động vật gây tiểu đường bằng Beryllium nitrate và Steptozotocine đã làm tăng gấp đôi tế bào beta của tụy tạng nên đã làm cho đường huyết cao trở lại bình thường.
Mặt khác còn cho thấy G. sylvestre làm tăng hoạt enzyme giúp tế bào thu nhận và sử dụng đường, đồng thời ức chế sử dụng glucoza ở ngoại vi dưới tác dụng của Somatotropine và Corticotropine. Song cây Thìa canh còn ngăn đường tăng cao do epinephrine.
Ngoài ra còn thấy tế bào vị giác có cấu trúc giống tế bào hấp thu đường, còn Gymnemic acide gồm những phân tử sắp xếp giống phân tử đường glucoza trám đầy các vị trí thụ thể trong tế bào vị giác từ 1 – 2 giờ, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường trong thức ăn và không hấp thu đường trong ruột. Đồng thời làm tăng hoạt tính men hấp thu và sử dụng đường của tế bào trong cơ thể. Thìa canh còn có tác dụng làm ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, do đó có thể phòng ngừa và chống được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra như tổn thương thần kinh, bệnh lý mạch máu và tim, tổn thương thận, mắt…
Về dược tính kết quả nghiên cứu hiện đại cho rằng Thìa canh có tính kích thích dạ dày, làm se da, lợi tiểu, bổ dưỡng và làm giảm đường trong máu ở súc vật thí nghiệm cũng như trên người. Cụ thể làm mất vị giác đắng và ngọt (kể cả aspartam) nhưng không ảnh hưởng đến vị giác chua, chát, cay. Tác dụng này có lẽ do ức chế thần kinh hơn là tương tác hóa học. Tác dụng này quá đặc biệt với vị ngọt, cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, acide amine, cùng các chất ngọt hóa học đều mất mà phải nhiều giờ sau mới phục hồi được vị giác, nhưng kháng thể chống gurmarin trong huyết thanh có thể rút ngắn thời gian này. Song khi tiêm mạch chất gurmarin lại không làm mất vị giác ngọt. Do đó người ta nghĩ gurmarin tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác và có lẽ đã bám lên thụ thể proteine của vị giác ngọt.
Song tính hạ đường huyết được thể hiện ở một nghiên cứu so sánh cao Thìa canh (100mg/kg/ngày) với tolbutamide (5mg/kg/ngày) trên chuột lớn (cho uống trong 1 tháng), kết quả cho thấy cây Thìa canh hạ đường huyết tương đương với tolbutamide; tuy nhiên cũng còn chưa biết rõ mức độ an toàn nên cần có những nghiên cứu thêm. Một thí nghiệm trên 22 bệnh nhân tiểu đường túp II: cho uống cao Thìa canh 400mg/ngày, từ 18 – 20 tháng cùng với thuốc trị tiểu đường thì kết quả cho thấy nhóm này giảm đường và hemoglobine A1C đáng kể và tăng lượng Insuline tiết ra từ tụy tạng. Lượng thuốc trị tiểu đường cũng giảm và trong đó có 5 người có thể bỏ thuốc hoàn toàn.
Còn về tác dụng giảm mỡ và cholesterol trong máu. Những nghiên cứu ở chuột uống dịch chiết cao lá Thìa canh (GSE), chất kết tủa từ dịch chiết ở môi trường acide (GSA) và phân tách cột (GSF) của Gymnemagenin nhưng không cho chuột uống thuốc tự do rồi phân tích lượng steroide tiết ra theo phân. Mặc dù thể trọng và lượng thức ăn không thay đổi đáng kể, lượng GSF tách rời theo cột làm tăng lượng steroide tiết ra theo phân, đặc biệt là acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính và acide cholic. Chứng minh trên cho thấy liều cao Thìa canh làm tăng sự bài tiết cholesterol và acide cholic theo phân.
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.