Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thú vị phong cách tắm Ofuro

Thứ năm, 07:53 02/02/2012 | Du lịch

Đây là nét văn hoá tiêu biểu và lâu đời của người Nhật vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Bồn tắm Ofuro

 
Theo tiếng Nhật Ofuro có nghĩa là bồn tắm vì thế tắm Ofuro được hiểu đơn giản là ngâm mình trong bồn tắm. Tuy nhiên nét lạ trong cách tắm Ofuro ở Nhật Bản chính là nước trong bồn sẽ được lần lượt từng thành viên trong gia đình dùng chung, không được thay nước cho đến khi người cuối cùng trong gia đình ngâm mình và thư giãn trong bồn tắm xong.
 
Tắm bồn Ofuro là phong tục có từ rất xa xưa của Nhật Bản. Người Nhật Bản thích ngâm mình vào những bồn nước được làm bằng gỗ Hinoki rất bền và chắc.
 

Bồn tắm được làm bằng gỗ Hinoki

 
Theo truyền thống ở Nhật, để tắm Ofuro thì nước nóng phải được giữ qua đêm, sang ngày hôm sau mới được thay nước. Đặc biệt từng thành viên trong gia đình phải dùng chung nước nóng ấy, lần lượt tắm rửa trong cùng bồn tắm, dùng chung một lượng nước nóng.
 
Nước trong các bồn tắm phải đạt từ 38 đến 42 độ C, người phụ nữ trong gia đình phải chất củi vào lo liên tục để nước luôn nóng ở nhiệt độ nhất định, nước không được quá nóng nhưng cũng không được quá nguội, điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự đảm đang và khéo léo của người phụ nữ Nhật ngày xưa. Tuy nhiên ở ngày nay, phụ nữ Nhật không cần phải để củi liên tục nữa vì đã có máy nước nóng lạnh, mọi người có thể tuỳ thích điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
 
Ngày xưa người phụ nữ Nhật phải giữ nước trong bồn có độ nóng
nhất định
 
Điểm thú vị kế tiếp của việc tắm Ofuro này chính là bồn tắm. Những bồn tắm ở Nhật được thiết kế sâu hơn, xung quanh bồn tắm vuông cạnh, hình chữ nhật được làm từ gỗ Hinoki dài, với những mảnh gỗ khít lại, giúp nước không thể chảy ra được. Tuy nhiên với bồn tắm được thiết kế vuông vức như thế khi ngồi xuống sẽ khiến nước bị trào ra và sẽ không đủ nước cho người tắm kế tiếp.
 
Để khắc phục tình trạng này, người Nhật đã để thừa một phần gỗ ra để làm chỗ ngồi, vừa thoải mái, lại có đủ nước tắm cho mọi người. 
 
Để phục vụ cho viêc tắm Ofur, người Nhật còn thiết kế những vật dụng khác, cũng được làm gỗ hinoki, nhằm tạo thuận tiện thoải mái trong quá trình tắm. Khi tắm Ofuro người Nhật không thể thiếu chậu hay gáo nước dùng để dội, rửa, gáo nước theo tên tiếng Nhật là oke.
 
Bên cạnh đó còn phải có Isu, có nghĩa là ghế ngồi để kì cọ thân thể. Đặc biệt trong các nhà quý tộc ngày xưa không thể thiếu Kaoridama, một loại xà phòng thơm sảng khoái, thư giãn trong khi tắm.
 
Gáo, thau và xà phòng không thể thiếu trong buổi tắm Ofuro.
Mọi người phải vệ sinh thật kĩ bằng xà phòng mới được vào
tắm Ofuro.
Tắm xong không được tháo nước, để người sau vẫn có đủ nước
để tắm.

Với cách tắm Ofuro của người Nhật Bản, nhiều người khi nghe đến đều rất lo ngại về vấn đề vệ sinh tuy nhiên để tiến hành cách tắm Ofuro như thế, mọi thành viên trong gia đình phải tắm rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa sạch lớp xà phòng đó rồi mới được ngâm mình vào bồ Ofuro.
 
Bên cạnh đó người tắm Ofuro đầu tiên phải luôn giữ nước trong bồn ấm. Vì người Nhật thích tắm với nước hơi nóng nên trong lúc tắm Ofuro bạn phải điều chỉnh độ nóng của nước, không được quá nóng nhưng cũng đừng để nước nguội vì người sau còn ngâm mình trong làn nước ấy. Sau khi tắm Ofuro bạn có thể tắm lại vòi sen nếu thích và muốn đảm bảo vệ sinh.
 
Ngày nay truyền thống tắm Ofuro của người Nhật trong mỗi gia đình đã dần ít đi, tuy nhiên đổi lại đó là sự hình thành của những bồn nước nóng công cộng, hầu như người Nhật nào cũng thích đến nhà tắm công cộng để cùng ngâm mình vào bồn nước nóng. Ở Nhật Bản những nhà tắm công cộng sẽ chia thành khu dành cho nam, nữ và trẻ em với mực nước và độ nóng tùy theo sở thích của mỗi người.
 

Ofuro tại nhà tắm công cộng.

Ofuro hiện đại tại gia đình Nhật Bản.
 
Văn hóa tắm Ofuro thể hiện sự quan trọng về truyền thống gia đình của người Nhật Bản, mặc dù là một nước công nghiệp nhưng người Nhật Bản vẫn luôn coi gia đình là trên hết, ra sức giữ gìn văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
 
Theo Hiền Thu
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vẻ đẹp của hàng xà cừ cổ thụ hơn nửa thế kỷ trên quê hương Bác Hồ

Vẻ đẹp của hàng xà cừ cổ thụ hơn nửa thế kỷ trên quê hương Bác Hồ

Du lịch - 6 tháng trước

GĐXH - Dãy cây xà cừ được trồng ngay ngắn ở làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) sau lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tuổi đời hơn nửa thế kỷ, những cây xà cừ toả bóng mát trên con đường dẫn vào quê nội của Bác.

Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải

Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải

Đời sống - 2 năm trước

GiadinhNet - Khoảng 2 tuần nay, khi lúa vàng rực các đồi nương, du khách lại đổ về Mù Cang Chải, Yên Bái để check-in mùa vàng

Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9

Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày nên nhiều du khách đã chọn Quảng Ninh, Hải Phòng là điểm đến. Chính điều này khiến những khu du lịch nơi đây lúc nào cũng chật kín, quá tải.

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Du lịch - 2 năm trước

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng

Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Người đi du lịch rất thích Hải Phòng bởi giao thông thuận tiện, môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp và nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số điểm check-in khó cưỡng ở Hải Phòng mà bạn cần khám phá.

Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật

Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) khẳng định thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật.

Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác

Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) mở cửa liên tục cả ba khu vực: Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan phục vụ khách tham quan.

Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới

Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Sau lễ cưới vài ngày, vợ chồng Ngô Thanh Vân đã có chuyến đi nghỉ dưỡng cùng gia đình hai bên tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An.

Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?

Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?

Du lịch - 2 năm trước

Trận bán kết môn bóng đá nam SEA Games 31 có sự góp mặt của tuyển U23 Việt Nam dự kiến được tổ chức tại sân vận động TP Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 19-5 tới. Vậy du khách tới Việt Trì xem bóng đá nên tranh thủ đi chơi ở đâu, khám phá gì?

Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch

Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch

Du lịch - 2 năm trước

GiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.

Top