Thuốc nam chữa ho cho trẻ
Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh đường hô hấp. Ho xuất hiện cả bốn mùa nhưng hay gặp vào mùa thu và mùa đông.
Ho do nhiễm khuẩn, do mùa lạnh mặc không đủ ấm, khi chuyển mùa nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn giữa các buổi; nếu mặc nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều không kịp thay, dễ bị cảm lạnh và ho; do quá giữ gìn làm cho cơ thể trẻ không thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất bên ngoài cũng gây ho.
Thường ho khan, hắt hơi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong, có thể sốt nhẹ.
Ho do ngoại cảm:
Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g, kim ngân 16g, đổ 600ml sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống 3– 5 ngày.
Ho do nội thương:
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g, lá chanh, lá tre mỗi vị 12g, vỏ rễ dâu (sao mật) 16g, quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạ củ cải, hạ tử tô mỗi vị 12g, cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8g. Tất cả cho vào nồi đổ 500ml nước, sắc lấy 250ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tuỳ tuổi, chia uống 4 – 5 lần.
THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:
* Hoa hồng bạch 1 bông, chỉ lấy cánh hoa, rửa sạch, vò nát, hoà với mật ong hoặc đường hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống, ngày 2 – 3 lần.
* Quả quất 1 – 2 quả, bỏ hạt, vắt bớt nước chua, cho đường hoặc mật ong, hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.
* Cam thảo nam 5g, hoa kim ngân 10g, đun nước, sắc kỹ uống 2 – 3 lần trong ngày.
* Lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, lá xương xông 12g, kinh giới 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị sắc uống, ngày 2 – 3 lần.
* Sa can 10g, vỏ quýt 4g, rễ chanh 10g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần.
* Bạc hà 8g, kim ngân hoa 12g, cát cánh 8g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần phòng bệnh.
* Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thuỷ cho ra nước để uống trong ngày.
* Chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 – 150g, phổi heo 200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn liền 3 – 4 ngày một liệu trình.
* Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5 – 10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.
THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI:
Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thuỷ bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thuỷ tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).
Hàng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, tró, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Theo NNVN
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Y tế - 4 năm trướcSau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh
Y tế - 4 năm trướcĐau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tế - 4 năm trướcThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.
Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?
Y tế - 4 năm trướcChuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Y tế - 6 năm trướcNhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ
Y tế - 7 năm trướcThịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...
Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Y tế - 7 năm trướcRau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm
Y tế - 7 năm trước3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.
Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn
Y tế - 7 năm trướcTheo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.
Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà
Y tế - 8 năm trướcĐông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.
Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh
Y tếThịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.