Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ

Thứ ba, 08:08 25/08/2009 | Y học cổ truyền

Trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta. Trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi búi trĩ sa xuống không tự co lên được hoặc có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ gây đau đớn, ngứa rát rất khó chịu.

Khổ sâm cho lá.

Một số ít trường hợp có thể dẫn đến áp - xe hoặc rò hậu môn khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn.
Y học cổ truyền đề cập đến bệnh trĩ từ rất sớm, các biện pháp trị liệu hết sức phong phú và có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc uống trong, thuốc đắp, thuốc bôi... cổ nhân còn tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc nấu nước để ngâm rửa nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tiêu thũng, cầm máu... Bài viết này xin được giới thiệu một số bài thuốc điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng bá 15g, bồ công anh 15g, khổ sâm 30g, hổ trượng 15g. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 - 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, để cho nguội đến chừng 45oC rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, sát khuẩn chống ngứa, giảm đau, dùng cho các trường hợp trĩ nội sa nhiều không tự co lên được, trĩ ngoại, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 2: Sinh đại hoàng 15g, mang tiêu 25g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, hoàng liên 15g, chi tử 15g, khổ sâm 25g, hoè hoa 10g, hoàng bá 10g. Tất cả đem ngâm nước chừng 1 giờ, sau đó sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, trước xông sau ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm trừ thũng, hoạt huyết giảm đau, dùng rất tốt cho những trường hợp trĩ ngoại, trĩ viêm tấy hoặc có biến chứng tắc mạch, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 3:  Hoàng bá 12g, khổ sâm 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, sau sau 12g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g, tô mộc 12g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 20. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau cầm máu, chống phù nề và làm co búi trĩ, dùng thích hợp cho tất cả các thể loại trĩ.

Cách chế phèn phi: Cho phèn chua vào chảo gang, đun nóng chảy, phèn bồng lên, đến khi hết bồng thì tắt lửa, để nguội rồi lấy ra, cạo bỏ phần đen, chỉ lấy phần trắng và đem tán mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần.

Bài 4: Xuyên tâm liên, tua rễ cây đa, phác tiêu đều 750g, đại hoàng, ngũ bội tử, kinh giới, phòng phong đều 375g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt chừng 1.500 ml, hòa phác tiêu vào, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 100ml pha thêm nước cho đủ 3.000ml, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Bài 5: Đương quy, sinh địa du, đại hoàng, hoàng bá đều 30g, phác tiêu 60g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ với 2.000 ml nước trong 15 phút, lấy nước bỏ bã, hòa phác tiêu vào và ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết chỉ huyết, chống viêm tiêu thũng, dùng cho mọi thể loại trĩ, đặc biệt tốt với trĩ ngoại gây viêm tắc tĩnh mạch biểu hiện bằng các triệu chứng búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn, màu tím thẫm, sưng đau, bên trong có huyết cục.

Bài 6: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 60g, mã xị hiện (rau sam) 30g, bại tương thảo 30g, phèn phi 10g. Tất cả đem sắc kỹ với 2.000ml nước, bỏ bã lấy nước, để nguội rồi ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, làm co búi trĩ, thường dùng cho trĩ ngoại có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.

Bài 7: Xuyên khung 15g, đương quy 30g, hoàng liên 12g, hoa hoè 30g. Tất cả đem sắc với 1.500ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, cầm máu, chuyên dùng cho những trường hợp búi trĩ sa xuống, chảy máu, đau rát.

Ngoài ra, với tất cả các thể loại trĩ, có thể sử dụng nước sắc của các dược liệu như lá bàng, rau diếp cá, lá liễu, lá phù dung, lá sung, rau sam, lá hồ đào, đại hoàng, khổ sâm, ngũ bội tử, bồ công anh, lá trà tươi... để ngâm rửa. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp vài ba vị với nhau.

TheoThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top