Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thường Xuân, Thanh Hóa: Bản nghèo Hón Cánh “khát” một cây cầu

Thứ tư, 11:28 16/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - 16 hộ dân với 72 nhân khẩu trong đó có 20 em học sinh các cấp tại bản Hón Cánh, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân hàng ngày phải lội qua sông đi làm, đi học. Cuộc sống khó khăn, giao thông chia cắt, mỗi khi mùa mưa bão về bản nghèo như một ốc đảo cô lập hoàn toàn.

 

Một số hình ảnh hàng ngày, người già cũng như trẻ nhỏ Hón Cánh phải lội qua sông Đạt để đưa con tới trường, tới trung tâm văn hoá xã. Ảnh: PV
Một số hình ảnh hàng ngày, người già cũng như trẻ nhỏ Hón Cánh phải lội qua sông Đạt để đưa con tới trường, tới trung tâm văn hoá xã. Ảnh: PV

 

Học sinh ngày 2 lần lội sông đi học

Để vào bản Hón Cánh, chỉ có một con đường “độc đạo” là lội qua sông. Qua sông Đạt hung dữ là con đường mòn chạy dọc suối Cánh, hai bên bờ suối là những thửa ruộng mấp mô vừa được bà con thu gặt. Những khi mùa mưa bão về, nước trên thượng nguồn cuồn cuộn đổ xuống, hoặc trời rét buốt không thể qua sông, khiến cho cuộc sống nơi đây đã khó khăn lại càng vất vả hơn.

Nơi chúng tôi lội qua, sông Đạt như một con thuỷ quái dị hình nơi phình, nơi thắt, tiếng gầm thét phát ra từ dòng nước liên hồi như thách thức những vị khách lạ. Trưởng bản Hón Cánh, anh Nguyễn Văn Bình thì cho rằng, sống mãi thành quen, chỗ nào nông, sâu, chỗ nào có thể đặt chân lội vào là thuộc như đếm. Anh Bình tâm sự: Mỗi khi mùa lũ tới, nước sông to, không một ai dám mạo hiểm đương đầu với lũ. Những khi ấy, 16 hộ dân Hón Cánh gần như bị cô lập, lạc lõng nơi ốc đảo không điện, không đường, không trường, không trạm… trẻ tới trường ở bán trú thì cuối tuần không thể về với gia đình, số em đi học buổi thì phải nghỉ học ở nhà chờ nước lũ qua đi. Việc học bị ảnh hưởng, nên số học sinh theo học hết cấp 3 ở đây chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trưởng bản Bình bảo: Dù khó khăn nhưng bà con ở đây không phải lúc nào cũng chỉ trông chờ vào chính sách của Đảng, Nhà nước. Năm 2010, từng có một con đường thanh niên tình nguyện dẫn vào bản do Huyện đoàn  Thường Xuân cùng với UBND xã Vạn Xuân phối hợp làm. Tuy nhiên, do nhiều bất cập nên đến nay con đường trên đã bỏ hoang, đất đồi núi sạt lở vùi lấp. Cứ tháng 10 hằng năm vào mùa đông không còn lụt nữa là bà con lại cùng nhau làm một cây cầu, dạng cầu khỉ, có thể dắt xe máy qua lại với chi phí khoảng 3 triệu đồng tiền mua vật dụng. Cầu làm xong, ai ai cũng hớn hở, vui mừng vì được qua sông sang bên kia mà người không bị ướt sũng, con cháu được đến trường an toàn, đều đặn hơn... Nói đến đây, giọng Trưởng bản Bình bỗng chậm lại, thở dài: “Cây cầu tre góp làm của bà con không đủ kiên cố, đến tháng 6, tháng 7 năm sau nó lại bị lũ cuốn trôi”.

Còn thầy Lê Công Bắc, Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Vạn Xuân thì rõ như đếm về 4 học trò của mình là 4 trong số khoảng 20 con em Hón Cánh đang phải lội sông đến trường. Thầy Bắc tâm tư: “Với học sinh tiểu học dù sao các bậc cha mẹ cũng bớt lo ngại hơn vì con em họ còn được ở bán trú. Còn các em bậc Trung học phải đi buổi về, vất vả và nguy hiểm hơn nhiều. Trung bình mỗi ngày các em phải lội sông 2 lần đi - về, chưa kể nếu mưa lũ to thì phải nghỉ học ở nhà, có khi vài ba ngày mới được tới lớp”.

Ngóng chờ một cây cầu kiên cố

Lâu nay, cuộc sống bà con Hón Cánh sinh sống tại vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thiếu thốn đủ bề. Từ thiếu điện thắp sáng, đến thiếu đường sá đi. Trường cho con em đi học, trạm y tế khi ốm khi đau nhiều khi có cũng như không vì vào mùa lũ thì muốn đến trường hay trạm cũng không thể. Đau ốm, hay bất kể một chuyện gì từ sinh hoạt văn hoá, đến an ninh trật tự thì bà con Hón Cánh đều phải tự đứng ra giải quyết. Ngày nay, đời sống được nâng lên khi cây keo, cây luồng trên đất rừng, đất núi có giá trị thu nhập, bà con biết đến tầm quan trọng của con chữ, con số nên gia đình nào cũng muốn con cái được đến trường, được bằng bạn bằng bè. Bên cạnh những cố gắng của người dân nơi đây, hàng ngày chính họ và con em họ đang phải đối mặt với những nguy hiểm khi vượt sông.

Căn nhà sàn của gia đình bà Cầm Thị Lan (60 tuổi) nằm ẩn mình trong những tán rừng thâm u thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Vẻ mặt già nua, khắc khổ, bà Lan chia sẻ: “Chúng tôi là thế hệ thứ hai vào khai hoang, lập nghiệp. Năm 1982, vợ chồng tôi dọn về ở với nhau sau khi đã ưng cái bụng, đến nay đã có 6 mặt con (4 trai, 2 gái), và 10 đứa cháu cả nội, lẫn ngoại, đứa lớn thì học lớp 12, đứa nhỏ thì học mầm non… tất cả đều đang ở trong ốc đảo này”.

Nói về cây cầu, bà Lan rầu rĩ: “Cầu tạm cứ làm xong là bị nước lũ cuốn trôi, những lúc như vậy bọn trẻ lại phải chờ hết lũ mới qua sông đi học tiếp. Cứ lũ qua chúng tôi lại góp tiền làm cầu, người dân Hón Cánh sẽ làm cầu cho đến khi Nhà nước cho bà con một cây cầu kiên cố mới thôi”.

Trường hợp vợ chồng anh Lữ Văn Quyền (25 tuổi) - chị Hà Thị Piêng có cháu Lữ Thị Tình (3 tuổi) đang học trường Mầm non ở trung tâm xã. Hằng ngày hai vợ chồng phải dậy thật sớm từ gà gáy chuẩn bị cho con ăn uống rồi lại cõng con qua sông, đi thêm gần 5km nữa để đến trường, rồi về lên nương, đến 5 giờ chiều lại đến trường cõng con lội sông về. Khi có mưa bão thì con nhỏ phải ở nhà. Còn gia đình anh Lữ Văn Khuyên, chị Trần thị Hương (39 tuổi), có cháu Lữ Văn Toàn học lớp 12, Trường THPT Thường Xuân 3 thì ngày 2 lần lội sông đến lớp rồi lại lội sông để trở về nhà. Với mơ ước học hết lớp 12 rồi thi Đại học, thoát khỏi cái nghèo từ đồng đất là thế nhưng việc học của em năm nào cũng bị chậm, bị ảnh hưởng do điều kiện đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ, nhiều khi em phải nghỉ học ở nhà.

Đã bao đời nay người dân Hón Cánh sống với niềm khát khao mong muốn có được cây cầu kiên cố nối đôi bờ sông Đạt để thoát nghèo, để con em họ không bị dang dở giấc mơ cắp sách tới trường… Niềm mong mỏi chính đáng của người dân nơi đây đến bao giờ mới thành hiện thực.

Câu hỏi này chỉ có các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa mới trả lời được.

N.Hưng–T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top