Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc

Thứ tư, 13:00 09/03/2016 | Xã hội

Bên cạnh các môn thi bắt buộc, mới đây, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt vào kỳ thi đại học của nước này.

Xứ sở kim chi nổi tiếng có nền giáo dục cùng những kỳ thi căng thẳng nhất trên thế giới. Cũng như nhiều nước châu Á, người dân Hàn Quốc coi việc đỗ đại học là chìa khóa của sự thành công. Học sinh phải chịu áp lực học tập và thi cử nặng nề.

Kỳ thi căng thẳng

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc theo mô hình 6 - 3 - 3. Nghĩa là, cấp tiểu học kéo dài 6 năm, trung học cơ sở 3 năm và 3 năm THPT.

Từ năm 1995, Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh muốn tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học phải trải qua một kỳ thi chung.

Theo quy định của Bộ Giáo dục nước này, học sinh cả nước sẽ làm cùng một đề thi vào ngày thứ năm của tuần thứ hai tháng 11 hàng năm. Năm 2015, kỳ thi diễn ra vào ngày 8/11.


Học sinh Hàn Quốc phải chịu áp lưc học hành nặng nề. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Học sinh Hàn Quốc phải chịu áp lưc học hành nặng nề. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Kỳ thi căng thẳng bắt đầu từ 8h sáng đến 17h, với 5 môn thi: Quốc ngữ, Toán, tiếng Anh, các môn xã hội (Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Pháp luật và xã hội, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) hoặc các môn khoa học (Lý, Hóa, Sinh), các môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Việt, tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, tiếng Ả Rập…).

Theo kênh truyền hình Ariang News, năm 2014, 594.617 người tham gia kỳ thi chung, còn năm 2015 có 585 332 thí sinh.

Trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, học sinh trung học quốc tế Busan, cho biết: "Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm. Một số trường có chuyên ngành đặc biệt sẽ thi riêng như Đại học Mỹ thuật thi vẽ, Học viên Âm nhạc thi biểu diễn và hát".

Đề thi được hàng trăm giáo viên giỏi biên soạn. Những thầy cô sẽ ở một địa điểm bí mật, phải cắt đứt liên lạc hoàn toàn với bên ngoài và bị cách ly như vậy cho tới khi kỳ thi kết thúc. Năm 2014, tổng cộng 696 thầy cô tham gia ban ra đề.

Học sinh xứ sở kim chi học từ 16 - 18 tiếng một ngày vào đợt cao điểm, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Học sinh xứ sở kim chi học từ 16 - 18 tiếng một ngày vào đợt cao điểm, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Sau khi có kết quả thi đại học, học sinh căn cứ điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Mỗi trường có một mức điểm chuẩn khác nhau, thay đổi theo số sinh viên đăng ký từng năm.

“Các trường đại học tốt nhất Hàn Quốc là Học viện KAIST, Đại học Seoul, năm nào cũng có điểm chuẩn cao. Thi đại học tại Hàn Quốc cực kỳ căng thẳng, không khác gì ở Việt Nam”- Thúy Quỳnh nhận xét.

Căn bệnh “ám ảnh học hành”

Theo kênh truyền hình Ariang News, không ít gia đình bắt con học thêm từ lớp 4, lớp 5. Trường học ở Hàn Quốc thường kết thúc lúc 16h, sau đó nhiều học sinh tới các trung tâm học thêm và học tới 23h. Theo thống kê, mỗi gia đình Hàn bỏ ra 700 - 1.000 USD mỗi tháng cho các lớp phụ đạo.

Hứa Minh Quyên, sinh viên Đại học Quốc gia Andong, chia sẻ: "Để chắc chắn con em mình bước chân được vào những trường đại học danh giá, nhiều cha mẹ không tiếc tiền đầu tư cho việc học thêm và ôn thi tại những trung tâm đắt đỏ nhất".

Tuy nhiên, căn bệnh “ám ảnh học hành” đã dấy lên những tranh luận về việc tuyển sinh đại học. Mặc dù kỳ thi diễn ra công khai, đề thi không bị lộ, cơ hội của học sinh tới trường như nhau, nhưng con của những gia đình giàu có sẽ được học thêm và ôn luyện nhiều hơn.

“Kỳ thi địa ngục”

Đó là tên gọi mà nhiều người dành cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Việc ghi danh vào một trường đại học sẽ là bước đầu tiên đảm bảo nghề nghiệp tương lại, cuộc sống đầy đủ, thậm chỉ ảnh hưởng đến cả hôn nhân.

Nếu không vượt qua kỳ thi này, cánh cửa tương lai có thể đóng sập lại với nhiều bạn trẻ. Hàng năm, sau khi báo kết quả kỳ thi, có những học sinh tự tử vì biết mình trượt.

Thúy Quỳnh cho biết, việc thí sinh khóc trong lúc làm bài là rất bình thường. Có những người vừa bước ra khỏi trường đã ngất xỉu. "Chính mình cũng khóc nức nở ngay khi kết thúc bài thi môn Lý”- nữ sinh nhớ lại.

Cha mẹ Hàn cầu nguyện trong chùa trong kỳ thi đại học. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Cha mẹ Hàn cầu nguyện trong chùa trong kỳ thi đại học. Ảnh: Thúy Quỳnh.

Lương Quang Huy, sinh viên Đại học Bách khoa Cheongju cho biết: “Không chỉ thí sinh và gia đình mới lo lắng. Gần như cả đất nước cùng đồng hành với kỳ thi này, từ cha mẹ, thầy cô, cảnh sát, đến các em học sinh lớp dưới".

Nam sinh này cho hay, vào ngày thi, nhiều hoạt động, từ quân đội, tài chính, giao thông đều phải lùi giờ làm việc; giảm thiểu tiếng ồn. Nhiều chuyến bay bị hoãn trong phần Nghe của môn tiếng Anh. Các đền chùa, nhà thờ liên tục tổ chức cầu nguyện trong mùa thi.

Theo tạp chí giáo dục Quartz của Hàn Quốc, học sinh nước này có xu hướng học nhiều nhất trên thế giới. Năm 2012, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thống kê: Với giờ học trung bình là 1.020 giờ một năm, học sinh Hàn Quốc đang học quá 134 giờ so với tiêu chuẩn.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt?

Vì sao chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt?

Pháp luật - 17 phút trước

Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố, bắt tạm giam Lê Văn Hải và Trần Đại Phúc để điều tra về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm quy định.

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm

Giáo dục - 41 phút trước

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm nay lấy điểm chuẩn từ 30,01-34,7/50, cao nhất ở lớp tiếng Anh.

Miền Bắc bao giờ kết thúc mưa dông?

Miền Bắc bao giờ kết thúc mưa dông?

Thời sự - 44 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa dông tiếp tục tái diễn ở miền Bắc, xảy ra chủ yếu về chiều tối và đêm. Trong khi Trung Bộ nắng nóng gia tăng và kéo dài.

9 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025

9 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025

Đời sống - 44 phút trước

GĐXH - Dưới đây là 9 trường hợp cụ thể bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025 theo quy định của Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Lời sám hối muộn màng trong vụ 'chặt chém' 4,2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Lời sám hối muộn màng trong vụ 'chặt chém' 4,2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Thời sự - 9 giờ trước

"Em gửi lời xin lỗi người bị hại và xin gửi lại 4,9 triệu đồng, nhờ anh chuyển đến gia đình họ... đó là lời nhắn nhủ muộn màng từ người thân của tài xế taxi trong vụ “chặt chém” 4,2 triệu đồng ở Hà Nội.

Hà Nội: Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn bị bắt vì sản xuất cồn giả

Hà Nội: Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn bị bắt vì sản xuất cồn giả

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Phạm Đình Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) vừa bị cơ quan công an bắt giữ vì hành vi sản xuất hàng giả là cồn y tế.

Tiến độ đường vào hồ Nặm Cắt ở Bắc Kạn hiện ra sao, còn vướng mắc gì?

Tiến độ đường vào hồ Nặm Cắt ở Bắc Kạn hiện ra sao, còn vướng mắc gì?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Sau gần 3 năm thi công, dự án đường vào hồ Nặm Cắt, TP Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do vướng giải phóng mặt bằng và kinh phí trước thêm sáp nhập.

Hiện trạng tuyến đường dài 2 km nối 2 quận ở Hà Nội dang dở gần 10 năm

Hiện trạng tuyến đường dài 2 km nối 2 quận ở Hà Nội dang dở gần 10 năm

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Tuyến đường dài hơn 2km nối phố Tố Hữu với đường 70 kéo dài, đi qua 2 quận Hà Đông và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) dù được khởi công đã gần 10 năm, thế nhưng đến nay vẫn trong cảnh dở dang, nhếch nhác.

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng liên quan vụ 'chặt chém' gần 5 triệu đồng của 2 người đồng bào dân tộc

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng liên quan vụ 'chặt chém' gần 5 triệu đồng của 2 người đồng bào dân tộc

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã tạm giữ 3 đối tượng liên quan đến vụ 2 người đồng bào dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm.

Tin vui: Thêm một chính sách có lợi cho hàng triệu người Việt chính thức có hiệu lực từ 1/7

Tin vui: Thêm một chính sách có lợi cho hàng triệu người Việt chính thức có hiệu lực từ 1/7

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, người dân trên toàn quốc có thể thực hiện công chứng ngay cả khi không có mặt tại văn phòng công chứng. Nhưng công chứng điện tử là gì? Giao dịch nào bắt buộc công chứng? Và làm sao để phân biệt thật - giả trong kỷ nguyên số? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả.

Top