Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Tôi ấn tượng trước chính sách dân số của Việt Nam.”

Thứ tư, 15:10 28/02/2007 | Gia đình

GĐ&XH - Câu nói đó được bà Ellen Sauerbrey (Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân số, tị nạn và di cư) lặp lại vài lần suốt cuộc đối thoại trực tiếp và cởi mở với lãnh đạo Ủy ban DSGĐTE trong chuyến công tác đến Việt Nam những ngày áp Tết Đinh Hợi 2007.

TS Nguyễn Bá Thủy – Phó chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE, người thay mặt lãnh đạo Ủy ban tiếp Đoàn, vẫn còn nhớ rất rõ những nội dung đối thoại thẳng thắn mà thú vị này. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Bá Thuỷ về cuộc đối thoại này.

Những câu hỏi thẳng thắn.

Câu hỏi đầu tiên mà bà Ellen Sauerbrey đặt ra cho Ủy ban DSGĐTE như thế nào, thưa ông?

- Bà ấy hỏi rất thẳng: “Chính sách 2 con ở Việt Nam có phải là quy định bắt buộc của Chính phủ hay không?”. Không chỉ riêng Mỹ, mà một số tổ chức và cá nhân quốc tế cũng hay đặt câu hỏi này vì họ “nghe nói” việc thực hiện chính sách DS/KHHGĐ của Việt Nam mang tính áp đặt(?)

Tôi trả lời: “Chúng tôi không có một biện pháp áp đặt hay trừng phạt nào hết. Chúng tôi thực hiện chính sách DS/KHHGĐ hoàn toàn thông qua vận động để mọi người hiểu được và tự nguyện chấp nhận. Trong cả suy nghĩ và hành động, Việt Nam luôn mong muốn mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con để phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Chưa bao giờ coi nạo phá thai là biện pháp KHHGĐ.

Có câu hỏi nào cho thấy bà Trợ lý ngoại trưởng nắm tương đối rõ tình hình DS/KHHGĐ của Việt Nam không,  thưa ông?

- Có. Bà ấy hỏi: “Tôi biết tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam khá cao, các ông có coi đó như một biện pháp KHHGĐ để giảm mức sinh hay không?”.

Tôi trả lời: “Chính sách DS/KHHGĐ của Việt Nam chưa bao giờ coi nạo phá thai là biện pháp KHHGĐ. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc đánh giá, giám sát tình hình nạo hút thai để đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em”.

Bà Ellen Sauerbrey hỏi tiếp: “Tỉ lệ nạo phá thai cao có phải một phần là do Việt Nam thất bại trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai?”.

Tôi trả lời: “Trong số trường hợp nạo hút thai hiện nay có một tỉ lệ không nhỏ do thất bại sau khi sử dụng các biện pháp tránh thai, trong đó có số đang sử dụng các biện pháp lâm sàng, do chất lượng dịch vụ KHHGĐ còn hạn chế. Ngay cả biện pháp có hiệu quả tránh thai cao nhất như đình sản, tỉ lệ thất bại cũng vào khoảng trên dưới 1%. Tuy nhiên những năm gần đây tỉ lệ nạo hút thai ở Việt Nam đã giảm nhanh và chất lượng dịch vụ KHHGĐ ngày càng tốt hơn”.

Câu hỏi không thể trả lời đơn giản.

Câu hỏi nào của bà Ellen Sauerbrey làm ông thấy tâm tư nhất khi trả lời?

- Đó là khi bà ấy hỏi: “Tôi đã đến Tây Nguyên và tôi thấy vẫn còn những trẻ em không được đi học, ông giải thích thế nào về vấn đề này?”.

TS Nguyễn Bá Thủy – Phó chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE

Tôi nói: “Điều 36 của Hiến pháp Việt Nam năm 1992 nêu rõ: Nhà nước ưu tiên đảm bảo phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

Tại điều 4, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng nêu rõ: Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không  phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Luật Giáo dục năm 2005 tại các điều 11, 102 quy định Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư, phổ cập và phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, việc vẫn còn một số em không được đến trường là do tác động của nhiều yếu tố. Những yếu tố phải kể đến là: phong tục tập quán; rào cản ngôn ngữ; cách trở về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu; gia đình và trẻ em vì lý do nào đó không muốn đi học...

Giải quyết các vấn đề trên cần nhiều biện pháp, trong đó có tuyên truyền vận động gia đình tạo điều kiện cho trẻ và tự trẻ muốn đến trường. Dù số trẻ em không được đi học chỉ là số ít, nhưng Nhà nước và các lực lượng xã hội ở Việt Nam đang tiếp tục giải quyết vấn đề này bằng chủ trương xã hội hóa giáo dục, cùng với việc tăng dần nguồn đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm cho giáo dục. Chúng tôi rất tự hào vì tỉ lệ trẻ em đi học tiểu học theo đúng độ tuổi ở Việt Nam hiện nay là 95%, thuộc vào loại cao nhất trong khu vực so với các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương”.

Thưa ông, về vấn đề trẻ em, bà Trợ lý Ngoại trưởng còn câu hỏi nào nữa không?

- Có. Bà ấy hỏi: “Trẻ em mồ côi ở Việt Nam được hưởng những chính sách như thế nào từ nhà nước và cộng đồng?”

Tôi trả lời: “Hiện Việt Nam có khoảng 140.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 87.237 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK). Nhà nước Việt Nam và cộng đồng dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này. Nhà nước trợ cấp thường xuyên cho các em cả khi các em được chăm sóc tại cộng đồng, cũng như các em được đưa vào nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chính sách chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/ADIS, dựa vào cộng đồng. Theo  đó, đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được trợ giúp y tế, giáo dục, được vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế. Gia đình và cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi được hỗ trợ mức 200.000đ/tháng (trẻ em mồ côi dưới 18 tháng tuổi thì được hỗ trợ mức thấp nhất 270.000đ/tháng/trẻ). Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em mồ côi mức 87.000đ/năm. Miễn, giảm học phí, cấp sách vở và đồ dùng học tập, hỗ trợ mô hình học nghề gắn với tạo việc làm cho các em mồ côi và trẻ em có HCĐBKK khác. Thực hiện thí điểm chuyển trẻ em đang nuôi dưỡng trong các Trung tâm bảo trợ xã hội về cộng đồng thông qua các hình thức: Gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng; xây dựng mô hình Nhà xã hội chăm sóc trẻ em không nơi nương tựa ở cấp xã...

Điều ngạc nhiên nhất của bà trợ lý ngoại trưởng Mỹ.

Bà trợ lý Ngoại trưởng đánh giá như thế nào về các giải pháp về DSGĐTE mà Việt Nam đang tiến hành, thưa ông?

- Bà trợ lý đặc biệt nhấn mạnh và cho rằng giải pháp chủ đạo của Việt Nam là tăng cường truyền thông, giáo dục để người dân hiểu được sự cần thiết của chương trình DSGĐTE, dẫn đến việc tự nguyện quyết định sinh ít con.

Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc đối thoại trung thực.

Kết thúc buổi làm việc, bà trợ lý có phát biểu cảm tưởng gì trước những thông tin về DSGĐTE mà bà thu nhận được trong chuyến công tác Việt Nam, thưa ông?

- Trong buổi chiêu đãi tại nhà riêng của đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà Trợ lý Ngoại trưởng đã rất vui khi nói với tôi: “Tôi hoàn toàn ấn tượng và hài lòng về buổi tiếp kiến với lãnh đạo của các cơ quan  trong lĩnh vực DSGĐTE của Việt Nam, cũng như cách mà Việt Nam tiến hành công tác DsGĐTE”.

Từ cuộc đối thoại này, ông rút ra được điều gì trong việc cung cấp thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu đúng về chúng ta hơn, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như công tác dân số, vì nó được xem là gắn với yếu tố nhân quyền?

- Từ trước đến nay, lãnh đạo     Ủy ban DSGĐTE rất quan tâm đến việc xuất bản các bản tin đối ngoại, thông tin trung thực tình hình đến các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán ở Việt Nam... Qua buổi đối thoại này, tôi cho rằng nên sản xuất nhiều hơn những tài liệu tuyên truyền để giới thiệu nhanh những nét cơ bản nhất những chính sách, thành tựu, thách thức mà chúng ta gặp phải, góp phần hạn chế sự hiểu nhầm, hiểu sai về chính sách DS/KHHGĐ của Việt Nam.

Chúng ta cũng nên tổ chức nhiều hơn những cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn như thế. Càng đối thoại trên quan điểm cởi mở và không né tránh, ta càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao và chung vai giúp đỡ.

Xin cảm ơn ông!

T. Hải – M.Hạnh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top