Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trại phong Quả Cảm: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh!

Thứ ba, 09:22 20/05/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chừng 5km nhưng trại phong Quả Cảm như một “ốc đảo” buồn lặng, cô tịch, tách biệt với thế giới sôi động, tấp nập của đô thị. Nơi ấy là mái nhà chung của 96 bệnh nhân phong cao tuổi. Phía sau cuộc sống thầm lặng của họ ở trại phong này là biết bao nỗi niềm trăn trở, đau đáu về gia đình khó cất thành lời.

Nỗi buồn thầm lặng
 
Trại phong Quả Cảm nằm khuất sâu trong Bệnh viện phong – da liễu Bắc Ninh, dưới chân mấy ngọn đồi thuộc xã Hòa Long (Yên Phong, Bắc Ninh). Con đường nhỏ dẫn vào trại ban đầu còn đông người vì đường đi qua khu khám bệnh da liễu, nhưng càng đi sâu càng vắng vẻ, hoang sơ.
 
Trại phong Quả Cảm: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh! 1
Con đường dẫn vào trại phong vắng vẻ, hoang sơ.
 
Nơi điều trị bệnh nhân phong tựa như một ngôi làng nhỏ với những mái nhà cấp bốn giản dị, nằm thấp thoáng sau những cây cổ thụ và hàng rào rậm rạp thiếu bàn tay người cắt tỉa. Trại phong Quả Cảm hiện có 96 bệnh nhân đang điều trị, trong đó phần lớn là các cụ già trên 70 tuổi.
 
Nhiều gian nhà giờ khóa cửa bỏ không, có những gian mái nhà bị dỡ xuống, trông lạnh lẽo và hoang tàn bởi nhiều cụ đã mất, số cụ còn lại cũng đang ở tâm thế “giời bắt đi lúc nào thì phải đi”. Cụ Cộng (92 tuổi) nhìn xa xăm, trong mừng vui, lẫn ngậm ngùi nói: “Theo bác sĩ ở trên cho biết, dự tính đến năm 2020 bệnh phong sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại Việt Nam. Mà tới lúc đó chắc trại phong này cũng chẳng còn nữa…”.
 
Trại phong Quả Cảm: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh! 2
Gia đình cụ Lương chỉ có hai vợ chồng, rau cháo nuôi nhau
 
Vợ chồng cụ Lương (85 tuổi) là một trong số những “gia đình nhỏ” chỉ có hai ông bà rau cháo nuôi nhau. Ông Lương chia sẻ: “Vợ chồng tôi bệnh tật nên mong muốn có một mụn con mà trời không cho. Giờ già cả cũng chỉ có hai vợ chồng nương nhau mà sống. Họ hàng giờ cũng xa lắm rồi, vì tôi và bà ấy ở đây 60 năm có lẻ. Bà ấy là người thân duy nhất của tôi đấy!”.
 
Cụ bà nhìn cụ ông: “Ông ấy giờ nặng tai, hay nói huyên thuyên về ngày xưa lắm, hơn 80 tuổi rồi mà vẫn đau đáu giá ngày ấy có một mụn con. Nhưng giời không thương thì đành chịu chứ biết làm sao! Âu cũng một kiếp người!”.
 
Ở trại phong này, mỗi người một số phận, một nỗi niềm riêng. Vợ chồng cụ Lương tuy không có con cháu, nhưng hai cụ rất thương nhau, đỡ đần nhau những lúc trái nắng trở trời. Còn có những bệnh nhân con cháu đủ đầy mà vẫn phải sống một mình cô đơn.
 
Ông Kỳ 76 tuổi giơ bàn tay dị tật, không còn ngón nào lành lặn, chua chát nói: “Đời nó tàn nhẫn lắm, những người bệnh phong như chúng tôi vẫn luôn bị nhìn với ánh mắt thiếu cảm thông và thừa ái ngại. Tôi không muốn con cháu mình phải khổ, phải mặc cảm vì có bố, có ông bị phong. Nên tôi đã chọn cuộc sống ở đây cho thanh thản… ”.
 
Nỗi mặc cảm bệnh tật đeo bám, giày vò ông hàng chục năm nay. Khoảng cách giữa ông và gia đình mỗi lúc một xa thêm. Dịp tết vừa rồi, anh con trai lên thăm mang cho ông cặp bánh trưng với cân giò rồi về, để ông lại một mình vò võ: “Nhớ cháu, nhớ con, nhưng chẳng biết làm sao! Tôi chỉ biết vừa ăn bánh trưng vừa khóc. Cuộc đời khổ cực lắm cháu ơi!”. Những nếp nhăn trên mặt ông co rúm lại, ép cho nước mắt chảy ra. Nỗi đau bệnh tật trở nên nhỏ bé với nỗi khổ tâm thường trực, day dứt trong lòng ông.
 
Đằng sau vẻ ngoài bình yên của trại phong là những số phận buồn tủi, héo hon từng ngày vì tuổi già đơn độc, mòn mỏi. Không ít gia đình vốn có hai ông bà sống cùng nhau, không con, không cháu, nhưng rồi một người mất trước, để lại người kia cô đơn một mình. 
 
Trại phong Quả Cảm: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh! 3
Cụ Miên ngày ngày ngồi trên chiếc giường nhỏ sát cửa sổ, chỉ mong có người đi qua để trò chuyện cho vơi bớt nỗi cô đơn.
 
Từ khi cụ ông mất cách đây một năm, cụ Miên (83 tuổi) ít ra ngoài. Đôi chân của bà đã bị cưa đi một nửa, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Bà thường ngồi trên chiếc giường nhỏ sát cửa sổ nhìn ngoài đường. Sự cô đơn khiến bà lúc nào cũng có cảm giác “thèm” người, nên hễ có ai đi ngang qua là bà gọi vào trò chuyện dăm ba câu.
 
Những mảng màu tươi sáng
 
Cuộc sống của bệnh nhân phong cao tuổi ở trại phong Quả Cảm nhiều nỗi buồn nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận ở họ một niềm khao khát sống và luôn đón nhận những niềm vui của cuộc đời. Bên cạnh họ luôn có sự chăm sóc tận tình, yêu thương của lương y Nguyễn Thị Xuân. Hàng tuần vẫn có đội tình nguyện của các trường đại học và các tổ chức xã hội về thăm hỏi, tặng quà và dọn dẹp cùng các cụ. Mỗi lần nhắc tới đội tình nguyện là các cụ vui hẳn lên: “Cuối tuần trước có một đội tình nguyện qua trại nấu cháo cho các cụ ăn. Họ hứa tuần nào cũng sẽ cử một đội về đây nấu cháo, nấu mì rồi hát cho các cụ nghe. Hôm nay đã là thứ sáu rồi. Còn có ngày nay, ngày mai là họ tới!”.
 
Những cụ già không con cái thì cùng nhau nói chuyện, trông ngóng về các bạn trẻ tình nguyện tới thăm họ, chuyện trò với họ cho vơi bớt sự cô quạnh trong ngôi nhà không tiếng trẻ. Nhưng cũng có những gia đình như gia đình vợ chồng cụ Cộng, cụ Chuốt thì cứ cuối tuần lại hạnh phúc với niềm chờ đợi trông ngóng con cháu về thăm. Hai cụ có anh con trai tên Vinh giỏi giang, hiếu thảo, khiến mọi người trong khu ai cũng ngưỡng mộ, yêu quý.
 
Hai cụ lấy nhau từ năm 1953 nhưng hiếm muộn, không có con. Mãi đến năm 1975, thấy cô hàng xóm trẻ tuổi mang thai một tháng rưỡi rồi nhưng định phá vì không có điều kiện nuôi, cụ Chuốt liền ngăn lại: “Đừng nạo mà phải tội! Cứ đẻ đi để tôi nuôi”.
 
Từ khi có đứa con, nhà thêm tiếng nói cười, nhưng cũng thêm bao khó khăn. Ông bà quên đi bệnh tật đau đớn, cố gắng tìm mọi cách chăn nuôi, trồng trọt, lo đủ tiền cho con ăn học. Ông Cộng thường dặn dò con: “Bố mẹ bệnh tật, chẳng có gì, chỉ cho con được cái chữ thôi, nên con phải cố học cho giỏi!”. Thương bố mẹ và những người bệnh phong ở trại  Quả Cảm, anh Vinh quyết tâm học tập với hi vọng có thể quay lại giúp những người xung quanh. Hiện anh Vinh đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội và tham gia nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ những người bị bệnh phong. Tháng nào anh cũng về thăm bố mẹ và biếu quà bánh những cụ ông, cụ bà neo đơn trong trại. Anh còn cùng bà Xuân nghiên cứu, sản xuất chân giả, dép guốc dành riêng cho bệnh nhân phong. Niềm vui của gia đình cụ Chuốt trở thành niềm vui chung của trại Quả Cảm.
 
Bước chân đã rời trại phong Quả Cảm từ lâu nhưng những câu chuyện vui buồn của các cụ vẫn ám ảnh chúng tôi mãi. Trong tôi bỗng văng vẳng những lời ngậm ngùi của cụ Cộng: “…dự tính đến năm 2020 bệnh phong sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại Việt Nam. Mà tới lúc đó chắc trại phong này cũng chẳng còn nữa” ….
 
Trần Thùy
tranthuythuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 59 phút trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 3 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 4 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Top