Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tránh nguy cơ lạm dụng xét nghiệm

Thứ hai, 08:31 21/09/2009 | Y tế

Giadinh.net - Theo Thanh tra Bộ Y tế, trong tháng 9 đoàn thanh tra Bộ Y tế sẽ thanh, kiểm tra việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm cận lâm sàng trong khám chữa bệnh (KCB), việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT trong các bệnh viện.

Ho nhẹ cũng chụp X-quang

“Con gái tôi bị viêm đường hô hấp trên. Tôi đưa con đi khám ở phòng mạch tư của bác sĩ H, được chỉ định đi chụp X- quang tại phòng khám khác. Rồi bác sĩ kê cho con tôi một loại kháng sinh giá hơn 200.000 đồng (mua tại nhà bác sĩ). Về nhà đọc hướng dẫn sử dụng và ra cửa hàng dược hỏi, tôi được biết đó là kháng sinh nặng nên không dám cho cháu uống mà đưa đi khám lại ở BV Nhi TƯ. Tại đây, cháu chỉ phải uống thuốc giảm ho. Tại sao lại chỉ định chụp X- quang khi con tôi chỉ bị ho?”- chị Hồng Hoa mẹ của bé Khánh Ly 7 tuổi (Mỹ Đình, Hà Nội) bức xúc kể.
 

Các xét nghiệm hiện đại sẽ giúp chẩn đoán bệnh nhanh, nhưng việc lạm dụng xét nghiệm sẽ gây tốn kém cho người bệnh (Ảnh: Sinhhocvietnam).

Bị sốt và có đốm trắng đỏ sưng ở lưỡi, em bé 20 tháng tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán viêm họng mủ và viêm miệng, chỉ định xét nghiệm máu "để kiểm tra lượng bạch cầu nhiều hay ít, xem có cần tiêm kháng sinh hay không?". Cảm thấy không yên tâm, người mẹ mang con đến BV Tai - Mũi -Họng TƯ và được bác sĩ chẩn đoán viêm họng do virus có bội nhiễm và kê thuốc uống. Ngay vị bác sĩ này cũng rất bất bình về chuyện phải thử máu, tiêm kháng sinh cho cháu nhỏ. Bệnh đâu nặng đến mức phải điều trị như vậy.

Liên quan đến những trường hợp trên, BS Nguyễn Phạm Ý Nhi, GĐ BV Xanh Pôn (Hà Nội) khẳng định sự cần thiết của một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu để xác định tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus. Tuy nhiên, theo bà thì xét nghiệm này thường được chỉ định trong các trường hợp: Có biểu hiện nặng, sốt cao mà không thấy ổ nhiễm trùng, ho kéo dài, dùng thuốc 3 ngày không đỡ hoặc nặng lên... Áp dụng ngay lúc trẻ đến khám lần đầu khi bệnh nhẹ, mới mắc là không nên. Về X- quang, BS Nhi cũng khẳng định là không cần thiết đối với những trẻ chỉ bị ho nhẹ, mới ho, nghe tim phổi không có biểu hiện bất thường.

Người trong ngành cũng phản đối

Tại Hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm tổ chức tại TPHCM vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lý Ngọc Kính nhấn mạnh, vì quá tải nên bác sĩ ít có thời gian thăm khám lâm sàng, lệ thuộc nhiều vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Việc lạm dụng kỹ thuật cao xảy ra ở một số chuyên khoa dẫn đến tăng chi phí khám, chữa bệnh.

Ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, theo thống kê, các BV ngoài công lập trong năm 2006 khám và chữa bệnh cho gần 3 triệu lượt người bệnh thì gần như 100% bệnh nhân được làm xét nghiệm. Tình trạng lạm dụng thuốc, kê thuốc không đúng bệnh, một đơn có hai loại thuốc cùng tác dụng vẫn tồn tại. Đơn cử, năm 2008, tiền thuốc chiếm 45% tiền viện phí, thậm chí có nơi hơn 60% viện phí. Trung bình một đơn thuốc có giá hơn 1 triệu đồng là tương đối phổ biến hiện nay.

Theo đánh giá của ngành y tế, nguy cơ lạm dụng xét nghiệm tại những BV ngoài công lập rất lớn, vì các chỉ số xét nghiệm tại các BV này tăng gấp 2 - 3 lần so với BV công lập. Việc bắt người bệnh làm quá nhiều xét nghiệm, đã dẫn đến tăng chi phí và gây tốn kém cho người bệnh.

Theo ý kiến của nhiều bác sĩ  lâu năm, đa phần trong số họ thừa nhận sự không đồng nhất trong xét nghiệm hay cố tình lạm dụng xét nghiệm đã gây không ít phiền hà về công sức, tiền bạc của bệnh nhân. Thậm chí một số bác sĩ thẳng thắn cho rằng, tình trạng “loạn” xét nghiệm hiện nay phần nào đó có tính tiêu cực, “móc túi” bệnh nhân một cách... hợp pháp! Theo một bác sĩ ở BV Nhân dân Gia Định, xét nghiệm có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Tùy vào từng bệnh lý mà có những loại xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên quan trọng là làm đủ xét nghiệm, chính xác, chứ không phải... bạ đâu xét nghiệm đó.

Theo ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, rất khó phát hiện việc lạm dụng xét nghiệm. “Chúng tôi đã nhận được thông tin về việc một số người bệnh khi KCB phải làm quá nhiều xét nghiệm. Đến kiểm tra và tìm hiểu thì được biết, việc xét nghiệm này đều được người bệnh đồng ý. Nếu nói lạm dụng xét nghiệm thì phải xem xét kỹ vì hiện nay mọi người đã bắt đầu có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ mà mỗi lần khám thường làm rất nhiều xét nghiệm, chiếu chụp, siêu âm theo yêu cầu của từng người”.

Còn theo ông Kính, lý do khiến số lượng xét nghiệm y khoa ngày càng tăng một phần là do các bệnh viện được trang bị máy móc mới, nhiều thông số, với thời gian cho kết quả xét nghiệm nhanh hơn. Nhưng cũng có một phần là do xu hướng lạm dụng xét nghiệm, đặc biệt là tại các phòng khám, BV tư nhân, với các xét nghiệm có số lượng nhiều nhất là X- quang, siêu âm, thăm dò chức năng...
 
Hoài An – Bảo Lâm
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top