Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ chậm đi: Ăn nhạt là “thủ phạm”?

Thứ hai, 16:00 10/03/2014 | Gia đình

Theo TS, Bác sĩ Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trẻ 16 tháng tuổi mà chưa đi được là cần phải đi khám.

Một độc giả lo lắng: "Con trai em hiện nay được 16 tháng tuổi. Cân nặng gần 11 kg còn chiều cao được hơn 82cm. Bé biết lật người qua một bên khi được 3 tháng 27 ngày tuổi và biết bò lúc 7,5 tháng. So với một vài đứa trẻ cùng trang lứa, em thấy, con trai em biết lật và bò khá sớm. Nhưng không hiểu sao đến tận bây giờ bé vẫn chưa biết đi?

Các món cháo của bé, em có nêm nếm đầy đủ dầu ăn và mắm muối (loại chuyên dùng cho bé ăn dặm) nhưng rất rất ít và nhạt. Bởi thế, mẹ chồng em trách vì nuôi khoa học quá nên con mới chậm biết đi. Bà 'lý sự' rằng, nêm mắm muối vào đồ ăn quá nhạt thì sẽ yếu xương, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động của bé".

Trao đổi với chúng tôi, TS, Bác sĩ Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), với trẻ 16 tháng tuổi có cân nặng hơn 10,2kg, chiều dài 80,2cm, như vậy là phát triển nhân trắc tốt đạt trung bình chuẩn. Tuy nhiên, trẻ 16 tháng tuổi bình thường đã phải đi được tương đối thành thạo. Trong trường hợp này, phụ huynh nên đưa con đi khám, vì trẻ có dấu hiệu bất thường trong vận động. Nguyên nhân của sự bất thường này có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do còi xương.

“Nguyên nhân còi xương thường do trẻ thiếu vitamin D chứ không liên quan gì đến viêc ăn nhạt. Tất nhiên, việc ăn mặn quá cũng không tốt cho sức khỏe vì thành phần chính của muối là natri, khi ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đồng thời ăn mặn cũng gây tăng gánh cho thận để tái hấp thu ion natri góp phần gây tăng huyết áp.

Sau mỗi ngày vận động, cơ thể mất khoảng 0,5gr muối qua mồ hôi, nên có nhu cầu nạp lại. Với chế độ ăn quá nhạt cũng không tốt vì làm mất khẩu vị, các món ăn khó có thể cảm thấy ngon. Đồng thời để cơ thể thiếu muối sẽ bị mệt mỏi, mất cân bằng điện giải, gây nên nhiều khó khăn cho sự hoạt động của cơ thể. Những trường hợp thiếu muối nặng (hay gặp ở đồng bào miền núi) có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt. Cho nên muối cũng rất cần thiết cho cơ thể nếu ở mức vừa phải”, TS Bích Nga nhấn mạnh.
 
Trẻ chậm đi: Ăn nhạt là “thủ phạm”? 1

Theo TS Nga, muối được đưa vào cơ thể dưới dạng nước mắm có chứa đạm cá cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho bữa ăn của trẻ. Với người trưởng thành, khuyến nghị của bác sĩ là ăn từ 6-8g muối/ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh về tim mạch cần theo dõi chặt chẽ lượng muối, chỉ ăn dưới 6g muối/ngày (3-4gr/ngày).

Với trẻ em dưới 1 tuổi chỉ ăn bằng 1/3 hoặc ½ mức khuyến nghị có nghĩa là 3-4g muối/ngày. Như vậy khi mới bắt đầu ăn dặm không cần thiết cho nước mắm vì một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn. Trẻ trên 1 tuổi có thể tập ăn dần nhưng nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối sẽ có lợi cho sức khỏe. Nếu tra nước mắm vào cháo hoặc bột thì có thể áp dụng từ tháng thứ 7 với lượng khoảng nửa thìa cà phê nhỏ (1,25ml/bữa) như vậy mỗi ngày chỉ cung cấp thêm khoảng 1gr muối (trong 1l nước mắm chuẩn có khoảng 270gr muối).

Để đảm bảo sự phát triển vận động của trẻ, TS Nga khuyên, khi trẻ có dấu hiệu bất thường như chậm vận động, rụng tóc, chậm mọc răng nên đưa trẻ đến Viện Dinh dưỡng để khám và được điều trị kịp thời. Nguyên nhân hiếm gặp khác khiến trẻ chậm vận động có thể do chậm phát triển trí tuệ, tổn thương ở trung khu thần kinh …

TS Nga khuyến cáo: “Gia đình nên phòng còi xương cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng khi thời tiết ấm áp, thuận lợi còn nếu thời tiết có gió, mưa không nên cho trẻ tắm nắng vì dễ cảm lạnh. Nếu điều kiện không cho phép có thể uống vitamin D liều phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chứ không nên tự tiện. Mặt khác, phụ huynh cần đảm bảo tra đủ dầu ăn và mỡ động vật trong bữa ăn dặm để đảm bảo chuyển hóa tốt vitamin D của trẻ, mỗi bữa có thể 2,5ml dầu ăn/mỡ cho vào bột/cháo khi mới tập ăn dặm, sau đó tăng dần lên 5ml; 7,5ml/bữa”.
 
Theo Khám phá
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top