Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dùng điện thoại di động: Nhiều "tác dụng phụ” nguy hiểm

Thứ hai, 15:03 22/03/2010 | Gia đình

Vụ nữ sinh hành hung bạn ở vườn hoa Pasteur, Hà Nội mới xảy ra được quay từ điện thoại di động (ĐTDĐ) và nhanh chóng bị phát tán trên mạng khiến xã hội bàng hoàng. Một lần nữa, câu hỏi: "Có nên cấm học sinh (HS) sử dụng ĐTDĐ" lại được đặt ra.

Con dao hai lưỡi

ĐTDĐ ngày càng phổ biến và trở nên thân thuộc với nhiều học sinh, nhất là HS ở khu vực thành phố. Lớp của cô H. - giáo viên một trường THCS Q.10, TP.HCM gần như cả lớp đều có ĐTDĐ. HS sử dụng ĐTDĐ, ngoài chức năng thông tin liên lạc còn dùng để nhắn tin trêu ghẹo, tán tỉnh nhau. "Thật khó kiểm soát việc HS có tải hình ảnh, phim sex hay không", cô H. than. Có lần nhờ "tai mắt" ban cán sự lớp, cô H. bắt quả tang các nam sinh đang chuyền tay nhau xem trên di động "chân dung tự họa" hở ngực của một nữ sinh. "HS thường có khuynh hướng bao che những việc không tốt của nhau. Em nào "đi méc" với thầy cô sẽ bị các bạn khác tẩy chay vì tội "bép xép". Do vậy, ngày càng ít tin tức từ "quần chúng HS", cô H. lo lắng. 

Băn khoăn của cô H cũng là nỗi niềm chung của nhiều bậc cha mẹ, nhà trường khi gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các clip sex quay bằng ĐTDĐ do 9X "thủ vai". Như cảnh nóng "yêu" nhau của hai học sinh lớp 10 ở Lạng Sơn quay bằng ĐTDĐ. Clip "mây mưa" của đôi HS lớp 9 ở Quảng Bình trong một khu rừng cũng bị phát tán rộng rãi từ ĐTDĐ khiến nhiều phụ huynh phát hoảng.

Những "tác dụng phụ” của việc sử dụng ĐTDĐ dù đã rõ nhưng không phải phụ huynh nào cũng muốn cấm cản con. Chị Huỳnh Dương, Q.Bình Thạnh, TP.HCM giải thích: "Trang bị ĐTDĐ cho con để khi tan học sớm hay về muộn con có thể thông báo cho cha mẹ biết. Điện thoại giờ rẻ rề, lại đầy sim khuyến mãi, chẳng lẽ mình tiếc của với con!".

Được mẹ sắm cái ĐTDĐ, em Ngọc Hoa, Q.1 bày tỏ tình yêu với di động: "Em có thể thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng không thể thiếu điện thoại. Không có nó là em thấy trống vắng, không thể chơi games, nghe nhạc, lướt net, "tám" với bạn bè”.
 

Điều quan trọng là tạo ý thức để học sinh hiểu chức năng chính của ĐTDĐ. Ảnh minh họa.

Cấm hay... cản?

ĐTDĐ đang dần trở thành vật bất ly thân đối với học sinh, nhưng lại chưa có quy định nào về vấn đề này nên các trường ở TP.HCM làm mỗi nơi một phách, có trường cấm ngặt, có trường chỉ cấm HS sử dụng trong giờ học.

Đại diện cho khuynh hướng cấm tuyệt đối là THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6. Ông Trần Trung Kiên - Hiệu trưởng trường khẳng định: "học sinh xài di động lợi chỉ ba phần nhưng hại đến bảy phần, làm gián đoạn việc giảng dạy của thầy cô, xao lãng việc học. Những năm trước, khi trường chưa cấm, học sinh còn dùng di động để hẹn... đánh nhau".

Lệnh cấm xài di động ở trường Mạc Đĩnh Chi không hề thuận lợi chút nào, vì ngay cả một vài vị trong ban đại diện hội phụ huynh cũng phản đối gay gắt. Nhưng, qua nhiều lần nhà trường phân tích, cộng với những vụ việc chấn động từ di động của học sinh, quy định cấm ĐTDĐ cuối cùng cũng được thông qua. Để học sinh tiện liên lạc với gia đình, nhà trường  lắp đặt hai buồng điện thoại và cho học sinh mượn điện thoại ở phòng giám thị. Tương tự, trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1 cũng "nói không" với ĐTDĐ và trang bị buồng điện thoại dành cho học sinh. Em nào mang điện thoại vào trường, dù chưa sử dụng cũng sẽ bị tịch thu, niêm phong. Nhà trường chỉ trả trực tiếp cho phụ huynh học sinh. 

Tuy nhiên, nhiều trường chỉ hạn chế  việc học sinh sử dụng trong giờ học vì cho rằng cấm là việc bất khả thi, học sinh vẫn lén xài trước cổng trường. Bà Vũ Thị Mỹ Hạnh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3 nói: "Ở bậc tiểu học, cha mẹ có điều kiện kinh tế vẫn sắm ĐTDĐ để tiện việc đưa đón. Không thể vì chuyện học sinh dùng ĐTDĐ quay phim mà cấm các em quay lưng với các tiện ích của ĐTDĐ". Đồng quan điểm, ông Nguyễn Phùng Quốc Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trung Phú, Củ Chi cho biết: "Trước năm 2007, trường cấm học sinh xài ĐTDĐ, nhưng vì ĐTDĐ quá phổ biến, em nào cũng có nên nhà trường không thể đi ngược lại trào lưu chung. Chúng tôi chỉ yêu cầu học sinh tắt máy trong giờ học".

Theo các chuyên viên tâm lý, người lớn càng cấm sẽ càng gây tò mò cho trẻ. Điều quan trọng là tạo ý thức để học sinh hiểu chức năng chính của ĐTDĐ là thông tin liên lạc. Cô Lao Thị Thu Cúc - chuyên viên tư vấn  Trường THPT Mạc Đĩnh Chi nói: "Tôi thấy nhiều cha mẹ thương con, chiều con, sắm cho con máy đắt tiền, nhiều chức năng. Trách nhiệm của phụ huynh rất lớn trong việc hướng dẫn con trẻ sử dụng ĐTDĐ hữu ích, phù hợp. Trường học không thể kiểm soát học sinh xài ĐTDĐ ngoài nhà trường. Do vậy, cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ hiểu giá trị của văn hóa giao tiếp, tạo sự đề kháng để trẻ "nói không" với những tác dụng phụ nguy hiểm của ĐTDĐ. Thỉnh thoảng phụ huynh cũng cần kiểm tra nội dung "bên trong" ĐTDĐ nhưng nên làm một cách tế nhị, thẳng thắn ngay trước mặt con, vì dù sao ĐTDĐ cũng  là một nhật ký cá nhân. Lứa tuổi thanh thiếu niên rất dễ phản ứng gay gắt nếu sự riêng tư bị xâm phạm". 
 
Theo Phụ Nữ
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 2 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Top