Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nghĩ gì khi... bị trừng phạt?

Thứ hai, 18:27 04/12/2006 | Gia đình

Nhiều bậc cha mẹ thời nay vẫn dùng đòn roi để giáo dục, răn đe trẻ. Thế nhưng hiệu quả của nó thì sao? Liệu đó có phải là giải pháp hay không?

Lời con trẻ

“Cháu căm thù mẹ, sao bà ấy ác với cháu thế? Ngày nào cháu cũng bị đánh, bị mắng. Cháu chỉ biết là tại cháu giống bố nên mẹ ghét. Cháu chỉ muốn chết đi cho đỡ khổ...”. Lời của một cậu bé tên Dũng lên 8 nói trong nước mắt sau trận đòn tím người. Cậu bé thường bị mẹ trừng phạt rất tàn nhẫn như bắt nhịn đói, khi bị đánh cấm được kêu khóc...

Trường hợp khác, bé Tú 13 tuổi sống với bố và mẹ kế nhưng chẳng bao giờ em nhận được cử chỉ yêu thương âu yếm của hai người. Ngược lại, Tú luôn bị mẹ kế hành hạ, bắt làm nhiều việc quá sức và chưa bao giờ được ăn no cơm. Một lần đói quá, em ăn vụng chỗ cháo thừa của đứa em cùng cha khác mẹ nên em bị khép vào tội “tham ăn” và bị mẹ kế đánh, mắng và đuổi ra khỏi nhà.

Lang bạt mấy ngày ở Hà Nội, Tú được những người tốt bụng đưa vào nhà tình thương. Lời kể của Tú cũng chính là câu hỏi: Tại sao chỉ vì một chút cháo mà em trót ăn, em lại bị trừng phạt nặng nề đến thế? Em bị đuổi đi, trong tay không một đồng bạc hay bộ quần áo. Khi ra khỏi nhà, em đi như chạy để thoát khỏi tiếng chửi phía sau lưng nhưng không biết đi về đâu. Theo cảm tính, em đi ra quốc lộ. Lúc này em đã nghĩ đến cái chết. Có lẽ được chết là sướng nhất vì không bị ai hành hạ. Thế nhưng em không đủ can đảm lao đầu vào xe. Nhưng chết cũng khó, em nhớ tới mẹ đẻ của mình và thèm khát những tháng ngày êm đềm bên mẹ khi mẹ còn sống. Em hận mẹ kế, giận bố vì bố không yêu thương bảo vệ mình. Lúc này em không muốn quay về ngôi nhà ấy nữa!

Hãy nói với trẻ thay vì trừng phạt

Mới đây, Uỷ ban DSGĐTE phối hợp với một số Tổ chức phi chính phủ thực hiện một nghiên mang tên “Nghiên cứu về trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam” năm 2005, phỏng vấn 500 em tuổi từ 9-14 bao gồm các dân tộc Hơ-rê, Mông, Dao, Kinh, Nùng, và 300 người lớn ở 4 tỉnh thành Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ngãi và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: có tới 94% trẻ em bị trừng phạt thân thể và tinh thần tại nhà, 93% học sinh cho rằng mình bị trừng phạt thân thể và tinh thần trong nhà trường. Hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần mà trẻ em phải nhận nhiều nhất là đánh mắng trực tiếp. Phần lớn trẻ em cho rằng hình thức tệ hại nhất là đánh mắng bằng roi, thường được cha mẹ hay thầy cô áp dụng.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng ở mỗi dân tộc khác nhau thì hình thức trừng phạt các em cũng có sự khác biệt. Trẻ em dân tộc Kinh thường bị mắng nhiều hơn trẻ các dân tộc khác và thường bị đánh vào đầu, mặt, cánh tay và bàn tay trong khi trẻ người Hơ-rê lại bị đánh bằng roi nhiều nhất và hình thức phạt các em sợ nhất là phải quì trên vỏ mít. Trong khi đó, việc bị đuổi hay dọa đuổi ra khỏi nhà là hình thức phạt mà chỉ có trẻ em dân tộc Kinh phải chịu.

Có một số hình thức phạt trẻ ít phổ biến nhưng xét theo góc cạnh về quyền trẻ em thì có thể kết luận là tra tấn như bắt quì trên vỏ mít, buộc chân bằng dây điện rồi treo ngược lên cây và đánh cho đến khi chết ngất, buộc trẻ vào sau xe máy cho xe chạy kéo đi, cho điện giật, bắt ăn cơm thừa của chó, lột truồng trẻ đuổi đi...

Các bậc phụ huynh cũng có quan niệm khác nhau về trừng phạt thân thể trẻ. Cha mẹ ở thành thị cho rằng không nên đánh mắng trẻ trong khi cha mẹ ở nông thôn nói rằng chúng bị đánh nhiều hơn so với các bạn ở thành thị.

Khi bị trừng phạt, trẻ em rơi vào trạng thái buồn bã, tội lỗi và đau khổ. Trẻ chia sẻ rằng chúng cảm thấy bị sỉ nhục, không được yêu thương. Có rất nhiều trẻ kể rằng các em không hiểu vì sao mình bị phạt như thế và nhiều khi còn bị phạt một cách không công bằng nhưng không có cơ hội để giải thích.

Nhiều em nghĩ rằng hình phạt mà cha mẹ dành cho chúng quá nặng so với tội lỗi của chúng gây ra. Có em nghĩ cha mẹ chẳng yêu thương mình. Có trẻ bị đánh đòn oan, khi trẻ giải thích thì cha mẹ không tin lời các em khiến các em uất ức trong lòng, rất nhiều em đã nghĩ đến cái chết.

Điều gì các em mong muốn lúc này? Đa số trẻ mong người lớn giải thích về những lỗi lầm của mình và đưa ra lời khuyên để chúng sửa chữa thay vì đánh mắng. Mong rằng những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn trên của trẻ sẽ được người lớn lắng nghe và biết cách tự kềm chế sự giận dữ của mình mỗi khi trẻ mắc lỗi.

(Theo Tạp chí Gia Đình & Trẻ Em)

vanhoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Lần đầu nghe Benjamin nói về công việc đang làm, Thu Trang thấy sợ và bất ngờ, cô còn tưởng bị lừa. Sau này hiểu ra vấn đề, Trang dần thông cảm hơn nghề nghiệp của chồng.

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - "Tôi không bao giờ được nghỉ ngơi khi mẹ vợ thường xuyên cằn nhằn, soi mói và không có được sự riêng tư cho mình".

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Top