Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trị vẩy nến theo Đông y

Thứ sáu, 16:23 09/07/2010 | Y học cổ truyền

GiadinhNet - Trong Đông y, vẩy nến còn có tên bạch sang hay tùng bì tiễn. Những bài thuốc cổ phương, y học cổ truyền dưới đây có thể giúp bệnh thuyên giảm

Vẩy nến có từ rất lâu nhưng cho đến nay, cả y học hiện đại lẫn Đông y đều chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Trong Đông y, bệnh này còn có tên khoa học là bạch sang hay tùng bì tiễn. Qua phân tích, y học cổ truyền cho rằng bệnh do 4 nguyên nhân sau:

- Do ngoại cảm phong tà: Lúc bắt đầu ở bì (da) bị phù, lâu ngày hóa nhiệt gây nên tình trạng dinh vệ bất hòa, khí huyết không thông mà sinh ra bệnh.

- Do thấp nhiệt uất trệ tại cơ bì, lâu ngày gây tổn thương khí huyết, huyết hư phong táo, cơ bì mất dinh dưỡng và bệnh ngày càng nặng hơn.

- Do cân thận âm huyết bất túc, hai mạch xung nhâm thiếu dinh dưỡng gây tổn thương dinh huyết

- Do trị bệnh không đúng, lại thêm nhiễm phải độc tà hóa nhiệt hóa táo, táo nhiệt sinh độc, độc đi vào dinh huyết tạo thành chứng khí huyết hư.

Tóm lại, bệnh tùng bì tiễn phát sinh chủ yếu do những nguyên nhân gây nên dinh huyết tổn thất, sinh phong sinh táo, cơ bì thiếu chất nuôi dưỡng mà sinh bệnh.
 
Nhận diện

Tỷ lệ mắc bệnh

Châu Âu và châu Mỹ: Từ 2 - 3% dân số. Ở Mỹ, mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 150.000 ca vẩy nến mới được chẩn đoán. Châu Á, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Châu Âu khoảng 0,4%. Trên thế giới, bình quân có từ 0,1 - 3% dân số mắc bệnh này. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất thường từ 15 - 30 tuổi.

Vẩy nến gây nên những tổn thương trên da nhìn thấy được. Đó là những mảng, dát, vết sần màu đỏ to, nhỏ khác nhau. Phía trên những mảng, dát, vết sần có vảy da trắng như sáp nến, cạy và gãi dễ bong. Cạy hết lớp vẩy thấy mài mỏng, óng ánh huyết thanh màu hồng mà y học gọi là hiện tượng “giọt sương máu”.
Những mảng, vết, chỗ thương tổn chủ yếu ở vị trí thường xuyên co duỗi như đầu gối, khuỷu tay, có thể lan rộng ra ở mình, đầu, ăn lan ra đến những chỗ tóc mọc ít. Móng tay có thể dày lên, sần sùi, có vạch ngang, dễ gãy, dưới móng có chứa bột trắng.
 
Nhiều trường hợp vẩy nến nổi ngay trên vết sẹo, vết xước da, vết mổ, vết tiêm. Một triệu chứng điển hình nữa là bệnh nhân sẽ bị ngứa. Tuy nhiên ngứa ít hay nhiều tùy thuộc từng người, từng giai đoạn bệnh, cũng có lúc tự nhiên khỏi.

Bệnh thường tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất theo mùa không còn rõ rệt mà tái phát tùy tình trạng.

Ba thể bệnh đặc biệt

Thể da đỏ: Khi bệnh phát triển, da toàn thân đỏ, sưng, tróc vẩy có kèm theo sốt, các khớp bị đau, long bàn chân hóa sừng, móng dày lên và rụng đi.

Thể khớp: Thường vẩy nến lan nhanh đến các khớp lớn nhỏ trong cơ thể như khớp ngón tay, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối. Nếu bệnh nhẹ sẽ làm các khớp sưng lên, bệnh nặng sẽ gây nên hiện tượng dịch bao khớp, xương bị hủy hoại, khớp bị biến dạng.

Thể mụn mủ: Trên tổn thương vẩy nến mọc lên những mụn mủ không có vi khuẩn, thường gặp ở nhiều người lớn tuổi.
 
80% là đạt hiệu quả tối đa của điều trị

Nghiên cứu về nguy cơ
mắc bệnh vẩy nến

- 41% nếu có cả bố lẫn mẹ cùng mắc bệnh.

- 14% nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh.

- 6% nếu có 1 người trong số anh chị em ruột mắc bệnh.

- Có khoảng 35-73% trường hợp anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng mắc bệnh.

Tùy theo nguyên nhân mà có những phương pháp chữa trị khác nhau sau đây:

Huyết nhiệt: Da có dát sần mới đỏ tươi có vẩy, mùa hè những cơn ngứa thường tăng kèm táo bón tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.

Phép trị: Lương huyết thanh nhiệt

Bài thuốc dùng: tê giác địa hoàng thang, gia giảm tùy từng trường hợp.

Thấp nhiệt: Da bệnh sắc đỏ, có loét, bàn chân có mụn mủ, chán ăn, mệt mỏi, chân nặng nề hoặc khí hư sắc vàng lượng nhiều (nữ), rêu vàng nhầy, mạch nhu.

Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoa dinh thông lạc.

Bài thuốc dùng: Tỳ giải thấm thấp thang, gia giảm tùy từng bệnh.

Huyết hư phong táo: Bệnh ổn định, da khô tróc vẩy, khớp da có nếp nhăn, kèm váng đầu, hoa mắt, sắc mặt tái nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư tế.

Phép trị: Dưỡng huyết khư phong nhuận táo

Bài thuốc dùng: Tứ vật thang kết hợp tiêu phong tán, gia giảm tùy bệnh.

Hỏa độc thịnh: Toàn thân mụn đỏ rải rác, hoặc đỏ thâm nặng sưng phù, cảm giác nóng rát, sốt cao, miệng khát, mụn mủ rải rác, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, mạch huyền sác.

Phép trị: Lương huyết thanh nhiệt giải độc

Bài thuốc dùng: Thanh dinh thang, gia giảm tùy bệnh.

Bên cạnh việc dùng các bài thuốc, bệnh nhân còn được hướng dẫn bôi thuốc ngoài da và nấu lá tắm.

Lưu ý: Vẩy nến là bệnh mãn tính, khó điều trị. Hiệu quả tối đa của điều trị là giảm đến 80% tình trạng bệnh mà không tái phát. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện hay các viện y học cổ truyền có uy tín để được khám, bác sỹ điều trị có kê toa rõ ràng.

Phòng bệnh

- Bệnh có liên quan đến stress, vì vậy, nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng có thể xảy ra.

- Tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích mạnh trong thời gian bệnh phát triển

- Tránh uống rượu, nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, không ăn các chất cay, nóng, mỡ lợn, hạn chế các món rán, xào.

Mỹ Lan
Theo tư vấn của Bác sỹ Đông y Nguyễn Khoa Nguyên
 (Viện Y dược học dân tộc TP HCM)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 6 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 7 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 7 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 8 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top