Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trung Đông: Nỗi ám ảnh dầu mỏ

Thứ hai, 13:25 21/01/2008 | Bốn phương

Giadinh.net - Vào những ngày đầu tháng 12/2007, giá dầu thô trên thị trường thế giới rơi ở mức 86 USD/thùng, giới kinh doanh thở phào nhẹ nhõm, như vậy là quyết định không tăng sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không mảy may làm biến động thị trường dầu lửa thế giới.

Thế nhưng sự vui mừng đó chẳng kéo dài bao lâu, chỉ đến cuối tháng, giá dầu thô đã tăng chạm mức 100 USD/thùng - mức mà nhiều nhà phân tích lo ngại. "Cơn sốt" dầu lại là một chủ đề nóng, không chỉ trên các trang báo, mà ở ngay tại nhiều quốc gia đang sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này...

Máu và nước mắt

Đó không phải là tên một trò chơi sắp được tung ra vào tháng 1/2008 này, mà là những câu chuyện đang xảy ra tại nhiều nước sở hữu trữ lượng "vàng đen" lớn trên thế giới.

Bắt cóc, tấn công, phá hoại các cơ sở khai thác dầu mỏ, là kịch bản mà nhóm dân quân Ijaw (một bộ tộc ở Nigeria) ưa thích, dành cho các công ty của Mỹ và châu Âu đang khai thác dầu lửa tại đất nước này. Họ tự xưng là những người thuộc phong trào giải phóng châu thổ sông Niger (MEND), mục tiêu là muốn làm ngưng hẳn khả năng xuất khẩu dầu mỏ của đất nước mình. "Các giếng dầu mỗi năm thu lợi hàng tỉ USD nhưng con cái chúng tôi không có trường học, bệnh xá, môi sinh bị huỷ hoại nghiêm trọng"- họ nói. Quân đội Nigeria, tuy có đủ sức tiêu diệt nhóm người trên nếu được đối trận trực tiếp, nhưng với hàng chục ngàn km ống dẫn, hàng trăm giếng dầu thì họ đành bó tay, không thể bảo vệ cả ngày lẫn đêm. Vậy là những vụ bắt cóc, phá hoại vẫn liên tiếp xảy ra và đã có lúc, nó làm giá dầu trên thị trường chao đảo.

Từ những bất ổn tại Nigeria và một số nước Tây Phi, trong cơn khát năng lượng, các "đại gia háo dầu" hàng đầu như Mỹ cực chẳng đã lại phải bàn tính chuyện làm thế nào để sở hữu thêm những mỏ dầu ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó -  Trung Đông, nơi chiếm 3/4 lượng dầu thế giới tiếp tục là nơi ẩn chứa và thi triển những âm mưu cho các cuộc thôn tính. Máu và nước mắt lại không ngừng tuôn chảy...

Những “con nghiện” dầu lửa

Trước khi nói tới vấn đề Trung Đông, hãy xem quốc gia nào đang sử dụng nguồn năng lượng dầu lửa nhiều nhất. Hoá ra, "con nghiện" đứng đầu danh sách vẫn là Mỹ. Hiện tại, lượng dầu Mỹ tiêu thụ chiếm 25% sản lượng dầu thế giới, trong khi đó chỉ sản xuất được 9% và tích trữ được khoảng 2%. Mặc dù nước này đang được đánh giá là biết "tiết kiệm" năng lượng hơn trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã có thể kiến tạo tương lai mà không cần phụ thuộc vào dầu lửa. Các nhà máy của Mỹ hiện sử dụng tới 97% năng lượng này - một sự phụ thuộc quá mức. Chính phủ Mỹ đã chi hàng tỉ "đô" cho các cuộc nghiên cứu tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế, nhưng xem ra vẫn chẳng đi đến đâu. Tức là mỗi ngày nước Mỹ vẫn ngốn tới hơn 20 triệu thùng dầu.

Những bất đồng khó hàn gắn giữa Tổng thống Hugo Chavez và Quốc vương Abdullah tại hội nghị thượng đỉnh OPEC.

Đứng thứ hai trong danh sách là Trung Quốc, quốc gia đang duy trì nền kinh tế tăng trưởng ở mức 9% và có xu hướng tăng hơn. Nếu tỉ lệ tăng GDP của Trung Quốc chỉ cần ở mức trên 7% hằng năm, thì nhu cầu dầu trong 15 năm tiếp theo của nước này sẽ tăng lên 4%. Con số đó nói lên một điều, Trung Quốc cũng đang có nguy cơ khát dầu. Hiện nay, nước này nhập khẩu gần 50% nhu cầu dầu lửa và tiêu thụ khoảng hơn 7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên Trung Quốc may mắn có những nguồn nhiên liệu khác, nên các ngành năng lượng mới chỉ phụ thuộc 23% vào dầu lửa. Nhưng như vậy cũng đủ để những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc nghĩ đến việc kiếm tìm các "đối tác" cung cấp dầu mỏ ổn định cho mình. Ngoài việc ký kết các hợp đồng với một số nước châu Phi và Trung đông, 2 năm trước, công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc còn định bỏ ra gần 20 tỉ USD để sở hữu Unocal, một hãng dầu khí của Mỹ. Việc không thành, nhưng cũng đủ thấy nhu cầu dầu của Trung Quốc đến mức nào.

So với Trung Quốc, nền công nghiệp của Ấn Độ không phát triển bằng, nhưng nước này cũng tiêu thụ ở mức 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Hiện Ấn Độ phải nhập 70% nhu cầu dầu lửa từ nước ngoài.

Cuộc tranh đua giữa các nền kinh tế đã phát triển hoặc đang trỗi dậy mạnh mẽ sẽ khiến cho các mỏ dầu trên thế giới thực sự trở thành những mỏ vàng. Mà ở đâu có "vàng" thì ở đó có tai hoạ.

Không phải cành ô liu

Trong khi một số nước tìm kiếm nguồn dầu một cách "ôn hoà", thì số khác lại nhăm nhe sở hữu nguồn tài nguyên này bằng mọi giá. Cách đây mấy tháng (16/9/2007), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã phải lên tiếng bác bỏ tuyên bố của cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan rằng, cuộc chiến ở Iraq là nhằm "tiêu diệt các lực lượng thù địch", chứ không phải vì dầu mỏ. Nhưng với giới quan sát, họ thấy rõ sự bất ổn về động cơ cuộc chiến, từ những mâu thuẫn ngay trong nội bộ nước Mỹ. Tuy nhiên, cho dù nước Mỹ có tiến hành cuộc chiến Iraq vì dầu mỏ đi nữa, thì họ đã thất bại, bởi họ vẫn không khống chế được giá dầu thế giới.

Tất nhiên, Iraq chưa phải là điểm dừng chân cuối cùng. Người Mỹ, vốn thực tế hơn nhiều dân tộc khác, sẽ không thể hình dung và chấp nhận rằng, cho đến một ngày kia ôtô của họ sẽ phải xếp xó, các nhà máy sẽ hoạt động cầm chừng, máy bay sẽ không còn nhiều như trước vì thiếu nhiên liệu. Viễn cảnh không tốt đẹp đó khiến ngay từ những năm 1980, học thuyết Carter đã "chỉ thị hành động" cho người Mỹ: Mọi hành động nhằm kiểm soát vùng Vịnh, nếu không phải của người Mỹ thì đều phải được coi là tấn công vào quyền lợi nước Mỹ và phải ngăn chặn bằng mọi biện pháp, kể cả vũ lực. Chính vì vậy việc cho đến nay, người Mỹ vẫn tìm mọi cách nắm cho được ngồn năng lượng dầu mỏ ở Trung Đông, cũng không có gì khó hiểu.

Những ngày này cả thế giới vẫn chú tâm theo dõi xem Mỹ sẽ "xử sự" với Iran ra sao. Sau khi cáo buộc Iran đang có các hoạt động làm giàu uranium, trước sự phản kháng quốc gia có trữ lượng dầu mỏ chiếm 20% lượng dầu thế giới này, Mỹ đã và đang nhăm nhe sử dụng biện pháp tấn công quân sự. Tuy nhiên mọi việc đã không còn dễ dàng. Đầu tháng 12/2007, tình báo Mỹ đã công bố bản báo cáo xác nhận, từ 2003 Iran đã ngừng chương trình triển khai vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hoan nghênh bản báo cáo và đồng thời đòi đối chất với Tổng thống Mỹ. Ông Bush cự tuyệt yêu cầu này, tuy một mặt kêu gọi các biện pháp ngoại giao song vẫn tuyên bố "để ngỏ" khă năng quân sự với Iran. Như vậy, ngòi nổ về một cuộc chiến khốc liệt tại Trung Đông đã tạm thời được các bên cất vào ngăn tủ. Tuy nhiên, sự lắng dịu này kéo dài được bao lâu, đó là điều không ai có thể khẳng định.

Thực ra người ta không phải băn khoăn về động cơ phát động cuộc chiến của Mỹ với Iran, một trong nguyên nhân không thể khác đó là vì dầu lửa. Ai cũng biết, từ lâu Mỹ vẫn tham vọng làm chủ nguồn năng lượng quý giá này. Tấn công Iran là một cách hữu hiệu để khống chế dầu mỏ của khu vực Trung Đông. Nếu Iran nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ thì hàng loạt các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc và thậm chí là Nga, những quốc gia đang hồi phục hoặc trỗi dậy mạnh mẽ chắc chắn là khó mà gặp thuận lợi trên con đường trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Tất nhiên các quốc gia này rất hiểu điều đó và Iran có được sự hậu thuẫn đáng kể.

Thế giới đang tiếp tục bị chia cắt bởi tham vọng quyền lợi của một số nước lớn. Chỉ chưa đầy 2 tháng trước, ngày 19/11/2007, tại Hội nghị thượng đỉnh OPEC tại thủ đô Riyadh (Arab Saudi), lãnh đạo các quốc gia thành viên xuất khẩu dầu lửa đã có những cuộc tranh cãi gay gắt. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, một nước "cánh hẩu" cùng Iran cảnh báo rằng, giá dầu có thể lên đến 150 thậm chí 200 USD/thùng, nếu Mỹ vẫn không từ bỏ ý định tấn công quân sự Iran. Ông Chavez nói thẳng "mọi cuộc chiến đều bắt nguồn từ dầu mỏ" và kêu gọi sự đoàn kết trong khối. Thế nhưng ngay lập tức vua của Arab Saudi - Abdullah, một đồng minh của Mỹ "phản pháo": "Dầu mỏ không thể là công cụ cho các cuộc xung đột và nếu ai muốn sử dụng OPEC để thực hiện các mục tiêu chính trị thì họ đã nhầm". Vậy là ngay trong nội bộ OPEC cũng đang bị chia rẽ. Và nguyên nhân của sự chia rẽ lại là cái họ đang sở hữu: Dầu mỏ.

Ngày mai Trung Đông sẽ ra sao? Câu trả lời thật khó nói, khi nỗi ám ảnh dầu mỏ luôn thường trực trong đầu những giấc mộng bá chủ. Tuy nhiên, điều chắc chắn, đó không phải là bánh mì và cành ô liu, dù giá dầu có giảm xuống còn 75 USD/thùng vào tháng 2 tới, như nhận định của các nhà kinh tế!

Trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng đến 1.260 tỉ thùng. Theo đó, dầu mỏ nhiều nhất là ở Arab Saudi (262,7 tỉ thùng); Iran (130,7 tỉ thùng); Iraq (115,0 tỉ thùng); Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (97, 8 tỉ thùng); Kuwait (96 tỉ thùng); Nga (69 tỉ thùng); Kazakhstan (26 tỉ thùng); Azerbaijan (589 triệu thùng). Trữ lượng dầu mỏ ở vùng Trung Đông chiếm 3/4 lượng dầu thế giới.

Theo những số liệu chưa giống nhau, trong cuộc chiến tranh do Mỹ phát động chống Iraq, tính đến khi chính quyền Saddam Husein bị lật đổ, đã có khoảng 100.000 dân thường bị chết, trung bình mỗi ngày có hơn 100 người thiệt mạng. Và đến những ngày này, máu vẫn tiếp tục đổ. Chỉ trong đêm Giáng sinh vừa qua, 24 người dân vô tội khác đã không còn cơ hội sống...

 (Nguồn Wikipedia, CIA Wold Factbook, AP)

Nguyễn Hoài

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vay tiền 11 ngân hàng đều bị từ chối, người phụ nữ khởi nghiệp với số vốn 1.000 USD, thu về gấp 25000 lần mỗi năm: Chưa từng nghĩ nghỉ việc là sai lầm

Vay tiền 11 ngân hàng đều bị từ chối, người phụ nữ khởi nghiệp với số vốn 1.000 USD, thu về gấp 25000 lần mỗi năm: Chưa từng nghĩ nghỉ việc là sai lầm

Tiêu điểm - 2 giờ trước

Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, bà McKissack vẫn có thể trở thành công gây dựng một công ty kỹ thuật nổi tiếng mà nhiều người nghĩ rằng phụ nữ không thể nào làm được.

Mẹ nhận được video con gái bị bắt cóc nên vội báo cảnh sát, nào ngờ phát hiện sự thật đau lòng

Mẹ nhận được video con gái bị bắt cóc nên vội báo cảnh sát, nào ngờ phát hiện sự thật đau lòng

Tiêu điểm - 6 giờ trước

Khi nhận được video cô con gái của mình bị trói và bịt miệng, vừa khóc vừa cầu xin bố mẹ giúp đỡ, người phụ nữ đã vô cùng hoảng hốt, vội đi báo cảnh sát để cứu con.

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Bốn phương - 12 giờ trước

GĐXH - Những cơn lốc xoáy quét qua vùng Trung nước Mỹ gây thiệt hại nặng nề cho người dân khiến nhà cửa của họ biến thành đống đổ nát.

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Khu đô thị được xây dựng với phong cách thiết kế và cả tháp Eiffel giống hệt như thành phố Paris hoa lệ.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Bốn phương - 2 ngày trước

Nhắc đến Hoàng gia Anh, Hoàng tử William và Harry là hai người đàn ông thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi, gia tộc Windsor còn có nhiều nam quý tộc điển trai, lịch lãm, giàu có và quan trọng là còn độc thân.

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Bốn phương - 2 ngày trước

Chiếc vương miện ngọc lục bảo Vương hậu Mary sử dụng là biểu tượng của vương quyền Đan Mạch và không được phép mang ra khỏi vương quốc Bắc Âu này.

Top