Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tự tử tuổi teen: Nhiều trẻ nghĩ… dám chết là anh hùng

Thứ ba, 06:08 25/11/2008 | Gia đình

Nếu so sánh cuộc đời con người giống như một con thuyền đi trên dòng sông thì giai đoạn lứa tuổi vị thành niên giống như một “đoạn thác ghềnh”. Ở tuổi này, nhiều trẻ biết về tự tử qua sách báo, phim ảnh và nghĩ rằng dám chết là anh hùng.

 
Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia tâm lý về nạn tự tử ở tuổi vị thành niên.

Ông Nguyễn An Chất, GĐ Trung tâm tư vấn An Việt Sơn.

Ông Nguyễn An Chất, GĐ Trung tâm tư vấn An Việt Sơn:
Cha mẹ phải vượt qua khoảng cách của hai thế hệ

“Trong cách giáo dục hiện nay, nhiều ông bố, bà mẹ còn có những biện pháp giáo dục cứng nhắc, mang tính áp đặt. Bố mẹ được giáo dục bởi ông bà (ý muốn của bố mẹ không phải sở thích, ước muốn của con) rồi lại áp đặt bắt con  thực hiện những suy nghĩ mong muốn của mình, bất chấp đó không phải là sở thích của con.
 
Hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ không hiểu suy nghĩ của lứa tuổi, không gần gũi thân thiện mà bắt con phải hiểu và làm theo suy nghĩ của mình.Trong khi trẻ trong độ tuổi vị thành niên luôn nghĩ rằng mình đã lớn và muốn khẳng định mình, điều đó dẫn đến hiện tượng trẻ chống đối lại những điều bị bắt ép.

Khi bị ép buộc, nhiều trẻ vị thành niên cãi lại thì bố mẹ còn biết được phản ứng của con, nhưng có nhiều trường hợp trẻ chỉ ngồi yên, không có phản ứng, khi đó không thể biết suy nghĩ của trẻ ra sao. Có những trẻ nghĩ đến hành vi tiêu cực là tìm đến cái chết thì thật khó lường”. 

Cũng theo ông Chất đánh giá, bố mẹ luôn muốn con thành công nên đã đặt ra nhiều đòi hỏi, yêu cầu có thể quá sức của trẻ. Nhiều bố mẹ hiện nay chưa giáo dục, kích thích được sự ham học hỏi, tự chủ cho con mà chỉ ép con học thật nhiều, điều đó có thể dẫn đến tác dụng ngược lại.
 
Bên cạnh đó, tại trường học, nhiều nơi chỉ đưa ra nội quy, khi trẻ vi phạm thì phạt chứ không tìm nguyên nhân chính vì sao trẻ vi phạm để có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ khi nói chuyện riêng bị thầy đuổi ra khỏi lớp, trẻ vừa bẽ bàng trước bạn bè, cả lớp cũng cảm thấy ức chế, dễ dẫn đến phản tác dụng. Khi trẻ ăn cắp đồ cho một người bạn khó khăn, nhiều người không nghĩ đâu là nguyên nhân mà chỉ áp đặt đó là hành vi hư hỏng khiến trẻ ức chế.

Xã hội trong cơn lốc thị trường có những quy chuẩn đạo đức thay đổi, không thành ý thức thường trực, khi áp quy chuẩn hai thế hệ có độ vênh và dẫn đến sự khác biệt.

Trẻ biết về tự tử qua sách báo, phim ảnh, nhiều em suy nghĩ rằng dám chết là anh hùng, hay thậm chí có những trẻ còn suy nghĩ mình chết đi sẽ khiến cho nhiều người phải khổ, hối hận. Trong khi nhận thức của các em chưa hoàn chỉnh sẽ nghĩ đó là giải pháp để thoát khỏi những ràng buộc là người lớn.

Theo ông Chất, bố mẹ nên lắng nghe con, luôn trao đổi cởi mở, thân thiện để hiểu con, từ đó có những  định hướng để trẻ làm chủ mình dưới sự hướng dẫn tận tình của mình. Không có trẻ con hư, chỉ có người lớn không hiểu để dạy trẻ thành ngoan. Nếu không đặt lòng tin thì không thể thành công trong việc giáo dục các em.

Ông Hoàng Dương Bình, GĐ Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân: Cùng con đi qua tuổi “thác ghềnh”

“Có hai trạng thái khiến trẻ tự tử. Một là do bệnh trầm cảm khiến trẻ luôn nghĩ đến tự tử dưới dạng ảo giác. Hai là do sang chấn tâm lý bất ngờ, trẻ bất mãn, xung đột trước một sự việc nào đó dẫn đến hành vi bột phát. Có nhiều đứa trẻ do thần kinh yếu, do nóng tính quá hoặc nhạy cảm quá rất dễ bị tổn thương bởi những sự việc bên ngoài.  

Đây là lứa tuổi bùng nổ, muốn khẳng định cái tôi. Khi đối diện với một sự kiện cụ thể, một cú sốc dễ dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực để khẳng định mình. Trẻ luôn đề cao danh dự khi bị bố mẹ, thầy cô mắng thấy bị tổn thương và nghĩ đến cái chết chỉ trong chốc lát!
 
Ở tuổi này, trẻ đề cao cảm xúc tình bạn, tình yêu, đề cao giá trị cá nhân cao hơn quan hệ khác. Các em hướng tới các trào lưu được tiếp nhận nhiều, bởi vậy dễ xung đột với các giá trị mà người lớn áp đặt.
 

Bố mẹ nên chú ý tâm lý lứa tuổi với tính cách, cá tính và xu hướng thể hiện hành vi của con mình. Ảnh minh họa.

Khi xảy ra sự va chạm giữa các giá trị, xung đột suy nghĩ giữa trẻ và người lớn dẫn đến phản ứng lựa chọn: hoặc bỏ đi, hoặc đe dọa tự tử cho bố mẹ sợ hoặc ở nhà nhưng “chiến tranh lạnh”…Có nhiều trẻ có thể tự hài hòa để vượt qua cảm giác đó. Ngược lại có những trẻ không thể tự cân bằng dẫn đến xung đột tâm lý, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử.”

Theo ông Bình, bố mẹ nên chú ý tâm lý lứa tuổi với tính cách, cá tính và xu hướng thể hiện hành vi của con mình, mối quan hệ, sự hiểu biết giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của con mình với bạn bè ra sao. Nên có kiểm tra, kiểm soát và được tham vấn.Tránh áp đặt với trẻ mà nên tôn trọng, phân tích để trẻ tự chọn quyết định đúng vì trẻ còn thiếu kiến thức, kỹ năng sống.

Không đóng khung, một chiều trong việc giáo dục con (vì quá lo lắng, yêu thương con theo cách của mình mà không hiểu con mình muốn gì hoặc lại không quan tâm để ý đến con do lo chuyện cơm áo gạo tiền…). Đặt mình vào lứa tuổi đó mình đã từng như thế nào để có cách ứng xử phù hợp với con.

Khi xã hội hóa ngày càng cao, cơ hội giao tiếp nhiều hơn, cơ hội diễn đạt và thể hiện cái tôi nhiều hơn, thì các quan điểm cũng nhiều hơn, đa dạng và cá nhân hóa hơn…con người phải thích ứng và chịu tác động bởi những điều đó, và trẻ vị thành niên cũng không nằm ngoài sự tác động này. Nếu trẻ không được định hướng đúng sẽ có sự lựa chọn không chuẩn mực. Khi bố mẹ quản lý con một cách lỏng lẻo cũng dễ bất lực hơn trước những hành vi bột phát của trẻ mà đáng sợ nhất là tự tử.

“Nếu so sánh cuộc đời con người giống như một con thuyền đi trên dòng sông thì giai đoạn lứa tuổi vị thành niên giống như một đoạn thách ghềnh. Phải hỗ trợ quá trình nhận thức cho các em để các em có đủ bản lĩnh đi qua đoạn thác ghềnh đó”- Ông Bình ví von.

PGS.TS Lê Thị Thanh Hương (Viện Tâm lý học).

PGS.TS Lê Thị Thanh Hương (Viện Tâm lý học): Cần giáo dục trẻ về giá trị cuộc sống

“Hiện tượng tự tử ở vị thành niên diễn ra khá nhanh, trong đó có những nguyên nhân rất nhỏ như bố mẹ hay thầy cô mắng. Người lớn có cách ứng xử không thỏa đáng với các em là một phần nhưng cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ, không như ý muốn mà trẻ phải biết đương đầu, chấp nhận và vượt qua. Trẻ phải có khả năng ứng phó với những sự cố, phải hiểu về ý nghĩa cuộc sống để tránh những hành vi tiêu cực.

Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng kỹ năng sống cho cả một thế hệ. Nhà trường trong các môn học cần đề cao giá trị cuộc sống giúp các em hiểu các chân giá trị, các chuẩn mực. Đó là cả quá trình bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Nên có các hình thức giáo dục kỹ năng sống trong sinh hoạt đoàn.

Bố mẹ phải có ý thức để chuẩn bị cho con đương đầu những chuyện có thể xảy ra, qua lời nói, qua chuyện kể, trong mỗi hành động của con nên phân tích, định hướng để con tiếp thu dần dần mỗi ngày.

Lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn mà quan hệ xã hội được mở rộng. Ngoài quan hệ với bố mẹ, nhà trường, thì quan hệ với bạn bè rất quan trọng. Trẻ thường chú ý đến phẩm chất, nhân cách của bạn bè và cũng muốn người khác tôn trọng mình về điều đó chứ không chỉ riêng năng lực học tập.

Trong khi người lớn nhiều khi không để ý đến điều đó, khiển trách có thể động đến lòng tự ái. Cách ứng xử bên ngoài không phù hợp sự phát triển dẫn đến rối nhiễu tâm lý tăng cao, trẻ ức chế căng thẳng hoặc trầm cảm, bất mãn. Trẻ tự suy xét, năng lực bản thân không đáp ứng nhu cầu người khác đặt ra cho mình và có thể không cân bằng được suy nghĩ mà nghĩ đến giải pháp tự tử.

Người lớn cần giáo dục cho trẻ phải có trách nhiệm với bản thân, hiểu về giá trị cuộc sống, biết tiếp thu cái gì, bác bỏ cái gì, nhất là những hành vi tiêu cực.”

PGS. TS Tâm lý học Mạc Văn Trang.

PGS. TS Tâm lý học Mạc Văn Trang: Quan hệ nhóm bạn quyết định đến nhận thức

“Có một nghịch lý là khi xã hội phát triển đầy đủ hơn, tự do hơn lại có nhiều người tự tử hơn.  Nguyên nhân của hành vi này có thể là do rối loạn về mặt sinh học, bệnh tật. Cũng có thể do những xung đột trong tình bạn, tình yêu, sức ép học tập, bố mẹ xung đột, ly hôn … hoặc ảnh hưởng của phim ảnh, trào lưu đua đòi theo nhóm.

Một nguyên nhân nữa đó là đặc điểm tâm lý mỗi cá nhân. Cùng là học sinh khi bị thầy giáo mắng, có em cười, có em trách thầy, có em tự tử. Với những người hướng ngoại thường nói ra bên ngoài, cãi lại, trình bày, đấu tranh, khi bị sốc thì ít nghĩ đến tự tử.

Với những người hướng nội thần kinh yếu, nhạy cảm, luôn cảm thấy cô đơn, mặc cảm về sự yếu đuối của mình, khi có vấn đề hay suy nghĩ, dồn nén, không chia sẻ cùng ai, tự làm cho mình trở nên căng thẳng, trầm uất mà chỉ thêm một kích động có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm.

Đây là lứa tuổi thiếu từng trải và kinh nghiệm, khi gặp cú sốc không có kỹ năng để xử lý. Lứa tuổi này dễ nổi loạn, khủng hoảng, luôn tự đánh giá cao mình, khi bị kích động dễ khuyếch đại vấn đề, có thái độ cực đoan, khi bị người khác phủ nhận, xúc phạm thấy tổn thương về nhân cách, dễ tự ái.

Trẻ đang trong quá trình phát triển nhanh, biến đổi về sinh học, tâm lý, là tuổi  khó khăn trong giáo dục và tự giáo dục.

Một biểu hiện cụ thể, khi trẻ có những biến đổi về cơ thể để trở thành người lớn, ý thức đang thay đổi, trẻ tò mò tìm hiểu những vấn đề về sinh lý, nhưng lại muốn che giấu người lớn, những điều thầm kín từ đó tạo ra khoảng cách giữa trẻ với người lớn.

Trẻ thường chia sẻ với bạn. Những nhóm tự phát hình thành, có ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi có vấn đề trẻ thường chỉ chia sẻ với bạn, thậm chí trong suy nghĩ của nhiều đứa trẻ không có gì quan trọng bằng tình bạn. Bởi vậy bố mẹ cần quan tâm đến nhóm bạn của con.  

Bố mẹ có cả quá trình nuôi dạy để hiểu tâm lý của con. Nên chia sẻ, tâm tình, để ý đến trẻ vì trẻ giai đoạn này luôn có những uẩn ức, mặc cảm về sự rủi ro, thua kém, hay mặc cảm về lỗi lầm của mình chất chứa trong thế giới nội tâm cần được giải tỏa và cho những lời khuyên đúng lúc.

Trẻ con có lớn, có biết nhiều, có ranh mãnh nhưng chưa đủ khôn ngoan, hành động còn mang tính bản năng, cá nhân. Bởi vậy người lớn cần cho những lời khuyên để định hướng trẻ đi đúng hướng”.

Theo Vietnamnet
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 14 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 19 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 1 ngày trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Top