Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tục đánh nhau để tranh vợ ở Ethiopia

Thứ năm, 08:00 11/02/2021 | Bốn phương

Với người dân bộ tộc Suri ở Ethiopia châu Phi, các chàng trai phải dùng gậy dài để đánh nhau bằng võ thuật cổ truyền, ai thắng mới lấy được vợ, ai chiến thắng cuối cùng được cưới hoa hậu của bộ tộc.

Theo báo Daily Mail, ở bộ tộc Suri có một nghi lễ cổ xưa gọi là Donga, lễ này chỉ cho phép nam thanh niên trong bộ tộc tham gia, họ dùng vũ khí là gậy dài so tài với nhau nhằm trau dồi sức chiến đấu của thanh niên trong bộ tộc để đối mặt với những xung đột bộ tộc có thể xảy ra trong tương lai. Những người tham gia phải khỏa thân trước mặt những bậc trưởng lão trong bộ tộc và chỉ được đội mũ bảo hiểm tự chế và đồ đeo tay nhằm thể hiện sức mạnh của bản thân. Họ sẽ vẽ lên cơ thể mình những hình vẽ kỳ dị tùy thích và chiến đấu với đối thủ bằng những cây gậy dài.

Tục đánh nhau để tranh vợ ở Ethiopia - Ảnh 2.
Các cô gái đứng xem các chàng trai vụt nhau bằng gậy

Không giới hạn số lần khiêu chiến và vụt đối phương, nhưng họ không được tấn công khi đối thủ đã ngã xuống đất. Các cặp lần lượt giao đấu để loại nhau dần; người chiến thắng cuối cùng, ngoài việc được bộ tộc khen ngợi và vinh danh vì những vết sẹo do chiến đấu, còn có thể giành được hoa hậu của bộ tộc về làm vợ. Các cô gái đến tuổi lấy chồng được cha đưa đến đây để chọn chồng. Họ trang điểm đẹp và mang theo các món đồ làm tin để tặng chàng trai mình thích. Trong lúc các chàng trai dùng gậy đánh nhau chí tử, các cô gái đứng ngoài xem hò hét cổ vũ và bàn luận về chàng trai mà họ thích.

Tục đánh nhau để tranh vợ ở Ethiopia - Ảnh 3.
Một người đẹp Suri

Tuy nhiên, vì nhiều người tham gia thi đấu máu me bê bết nom rất ghê sợ và thậm chí có thể bị chết do giao tranh nên nghi lễ Donga “đấu võ tranh mỹ nhân” này đã bị chính phủ Ethiopia cấm vào năm 1994; tuy nhiên bất chấp lệnh cấm, người Suri vẫn tiếp tục duy trì nghi lễ truyền thống này trong phạm vi các bộ tộc nhỏ.

Theo Daily Mail, Ban đầu đây là một nghi lễ giao đấu truyền thống trong nội bộ bộ tộc người Suri, không chào đón người ngoài đến tham quan lễ Donga, chụp ảnh trong buổi lễ mà không được phép sẽ bị coi là mạo phạm. Tuy nhiên nhiếp ảnh gia Xavier Gil Tabios người Tây Ban Nha đã dành một tuần ăn ở với người dân Suri, và cuối cùng đã thành công trong việc chiếm được lòng tin của họ, ông được họ cho phép xem và chụp những bức ảnh về buổi lễ Donga.

Tục đánh nhau để tranh vợ ở Ethiopia - Ảnh 4.
Giao đấu kịch liệt

Nhưng khu vực người Suri sinh sống không hề yên bình. Khi Tarbios đang chụp ảnh, một bộ tộc khác đã mang súng xâm nhập gần đấu trường, vì vậy Tarbios phải bỏ dở việc chụp ảnh và rời khỏi hiện trường. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Suri bắt đầu sở hữu súng đạn, khiến lễ Donga càng trở nên nguy hiểm hơn. Trước đây đã từng xảy ra trường hợp người dân nổ súng bên lề trường đấu.

Theo Tiền Phong

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự thật ít ai ngờ: William và Harry không thừa kế nơi mẹ yên nghỉ!

Sự thật ít ai ngờ: William và Harry không thừa kế nơi mẹ yên nghỉ!

Bốn phương - 1 giờ trước

Dù là con trai của Công nương Diana, Thân vương William và Vương tử Harry lại không phải là người được thừa kế dinh thự nơi mẹ họ đã lớn lên và yên nghỉ. Vậy ai mới là người nắm giữ tương lai của Althorp – ngôi nhà mang tính biểu tượng trong gia tộc Spencer?

Kết cục trớ trêu của nam sinh dùng thủ đoạn nhưng vẫn đạt điểm cao kỳ thi đại học: Từ kỳ vọng quá mức đến áp lực khôn lường

Kết cục trớ trêu của nam sinh dùng thủ đoạn nhưng vẫn đạt điểm cao kỳ thi đại học: Từ kỳ vọng quá mức đến áp lực khôn lường

Tiêu điểm - 6 giờ trước

GĐXH - 22 năm trước, nam sinh này ăn trộm đề thi ĐH rồi học thuộc lòng đáp án. Vụ việc sau đó bị phát hiện, đề thi được đổi, nam sinh vẫn làm tốt với số điểm cao nhưng cuộc đời lại rẽ sang một hướng khác.

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry

Bốn phương - 9 giờ trước

Harry gần đây cử trợ lý đến London để gặp thư ký truyền thông của Vua Charles III, nhằm hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Hoàng gia Anh.

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chuyện đó đây - 12 giờ trước

Một con trâu giống Banni đã được bán với giá lên tới 430 triệu đồng, làm nổi bật giá trị cao cấp, sức mạnh và khả năng sản xuất sữa của giống trâu này.

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Giữa mùa hè khắc nghiệt, những khu ổ chuột chật chội ở Seoul như biến thành “lò thiêu” khi nhiệt độ trong phòng lên tới hơn 40 độ, kể cả bật quạt cũng chỉ thổi ra hơi nóng.

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Dòng sông Seine, biểu tượng của Paris (Pháp), đã chính thức mở cửa đón chào người dân thủ đô đắm mình trong làn nước mát sau hơn 1 thế kỷ.

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp

Tiêu điểm - 1 ngày trước

“Tôi cảm thấy toàn bộ quá trình này thật phi lý... Cứ như một người vô tội bị kéo đến máy chém vậy", một sinh viên chia sẻ.

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh tượng ngoạn mục và không tưởng đã khiến mọi người choáng ngợp.

Rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng gây chấn động: Chuyên gia đòi thu giữ, bức thư tổ tiên khiến tất cả nghẹn lời

Rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng gây chấn động: Chuyên gia đòi thu giữ, bức thư tổ tiên khiến tất cả nghẹn lời

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Một con rùa vàng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng và bí mật trong bức thư tổ tiên khiến tất cả sững sờ.

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Nhật Bản là nơi hoàn hảo để biến mất.

Top