Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019: Thí sinh bị “trượt oan”, ai chịu trách nhiệm?
GiadinhNet - Thời điểm này, tại nhiều trường đại học đã hoàn thành nhập học cho thí sinh trong đợt I tuyển sinh đại học năm 2019. Tuy nhiên, việc phát sinh một số thí sinh “trượt oan” vừa qua cho thấy trách nhiệm từ nhà trường cũng như quy định trong tuyển sinh đại học bộc lộ một số điểm bất cập.

Nâng điểm cao “chót vót” để đánh trượt thí sinh, trách nhiệm thuộc về ai? Ảnh minh họa
Nâng điểm cao "chót vót" để đánh trượt thí sinh
Kết thúc ngày 15/8 - thời hạn của thủ tục xác nhận trúng tuyển của thí sinh, nhiều trường đại học, nhất là các trường "tốp trên" cho biết, cơ bản đã tuyển đủ chỉ tiêu, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục nhập học cũng khá cao, không còn nhiều chỉ tiêu ở đợt xét tuyển bổ sung. Trong khi đó, nhiều trường đại học ở nhóm giữa và cuối cũng đang lên kế hoạch để xét tuyển bổ sung ở một số ngành chưa tuyển đủ.
Câu chuyện một số thí sinh bị "trượt oan" khiến dư luận xã hội hết sức quan tâm, bởi những thí sinh này dù đủ điểm trúng tuyển, thậm chí điểm khá cao, song vẫn bị "đánh trượt". Đó là trường hợp của một thí sinh tại TP HCM đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm mầm non Trường ĐH Sài Gòn.
Thí sinh này tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 để lấy điểm môn Văn xét tuyển đại học và kết quả đạt được 3,25 điểm. Tổng điểm tổ hợp các môn Ngữ văn và 2 môn năng khiếu đạt là 22,75 điểm xét tuyển. Nghĩ trúng tuyển và còn thừa điểm, nhưng cho đến khi không thấy tên trong danh sách trúng tuyển, thí sinh nói trên mới hỏi nhà trường thì được biết, điểm thi không đủ điểm sàn sư phạm. Theo giải thích của ĐH Sài Gòn, ngoài điểm trúng tuyển, thí sinh phải có điểm xét theo khối thi đạt điểm sàn trở lên của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh dự thi vào ĐH Sài Gòn dù đã nắm được giải thích, song vẫn còn ấm ức cho rằng nếu được biết trước đã đăng ký sang trường khác và khả năng sẽ trúng tuyển. Không chỉ thí sinh bị trượt vì thiếu thông tin, tại kỳ tuyển sinh năm nay, câu chuyện nhà trường trường buộc nâng điểm cao để đánh trượt học sinh vì không đủ thí sinh để mở ngành đào tạo.
Đó là trường hợp một số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Đồng Nai. Ở ngành sư phạm Vật lý, chỉ có khoảng 3 sinh viên trúng tuyển và không đủ điều kiện mở lớp. Vì thế, trường đã nâng điểm chuẩn lên 24,7 điểm để các thí sinh trúng tuyển nguyện vọng khác.
Không chỉ riêng ngành Sư phạm Vật lý, tại Trường ĐH Đồng Nai còn có thêm các ngành Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử, Quản lý đất đai cũng không có thí sinh trúng tuyển và điểm chuẩn của những ngành này cũng rất cao so với các chuyên ngành khác.
Dù đã "tạo điều kiện" bằng cách để thí sinh trượt, có cơ hội trúng tuyển vào nguyện vọng tiếp theo, song cũng đã có những trường hợp thí sinh vì không đỗ vào Trường ĐH Đồng Nai cũng trượt luôn cả các nguyện vọng khác. Một thí sinh có điểm xét tuyển 22,3 điểm cũng đã viết đơn xin xét tuyển gửi Bộ GD&ĐT và ĐH Sư phạm Hà Nội mong muốn được xem xét vào ngành Sư phạm Vật lý của trường theo mong muốn.
Sẽ xem xét nguyện vọng thí sinh "trượt oan"
Theo các chuyên gia tuyển sinh, việc này là không mong muốn, song lỗi không phải ở thí sinh mà là trách nhiệm của nhà trường cũng như quy trình xét tuyển đại học cũng chưa khắc phục được tình trạng này. Trong kỳ tuyển sinh năm 2017, 2018 cũng đã xảy ra ở một số trường thiếu sức hút, nhất là trường đại học tại các địa phương. Thậm chí, trước mùa tuyển sinh đại học 2019 bắt đầu, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã có khuyến cáo các trường đại học không được hạ thấp điểm trúng tuyển, cũng như hạn chế tình trạng nâng điểm cao để đánh trượt thí sinh do không tuyển đủ chỉ tiêu để mở ngành.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ, ĐH Việt Nam cho biết: "Vì không đủ chỉ tiêu mà nâng điểm chuẩn khiến thí sinh bị trượt trước hết là thiệt thòi đối với thí sinh, bởi cũng có thể xảy ra trường hợp thí sinh mất cơ hội trúng tuyển ở nguyện vọng tiếp theo, hoặc trúng tuyển vào ngành khác không mong muốn… Do đó, trường đại học cần có giải thích đối với thí sinh về lý do khách quan không mong muốn này, có thể hướng dẫn thí sinh chuyển nguyện vọng khác. Cần linh hoạt đón nhận những thí sinh này, bởi các em chỉ biết đăng ký, chứ không biết được số lượng cụ thể là bao nhiêu".
Bộ GD&ĐT quy định, các trường được tự chủ trong công tác tuyển sinh, trong công tác tuyển sinh, các trường được định hướng minh bạch thông tin cho thí sinh lựa chọn. Khi phát sinh những tình huống không mong muốn thì cần thông qua bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu để trao đổi với thí sinh, thống nhất cách lựa chọn mà cả hai bên đều có thể chấp nhận. Theo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, những thí sinh bị đại học nâng điểm đánh trượt có thể xin vào cùng ngành đăng ký xét tuyển ở trường khác nếu đủ điểm trúng tuyển, nếu thí sinh có đơn đề nghị gửi Bộ và trường xin được xét tuyển.
Để kiểm soát được hiện tượng này, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, trong công tác tuyển sinh, Bộ cũng luôn khuyến cáo các trường nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút thí sinh, đối với các trường sư phạm phải có đánh giá nhu cầu của thị trường khi mở ngành, khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực để đào tạo sát với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, các trường cũng phải công khai thông tin tuyển sinh, chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm… đây là cơ sở quan trọng để thí sinh, phụ huynh cũng như xã hội đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, từ đó thí sinh có lựa chọn đăng ký vào hay không.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt I tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019, nếu các trường chưa đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu có thể xét tuyển tiếp đợt 2. Nếu đợt 2 mà vẫn không đủ chỉ tiêu, trường có thể xét tuyển đợt 3 (nhưng đa phần các trường sẽ chỉ xét đến đợt 2 là đủ chỉ tiêu). Đợt xét tuyển bổ sung bắt đầu từ ngày 28/8, các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 10 ngày so với ngày xét tuyển. Bộ GD&ĐT quy định điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) đợt 2 không được thấp hơn đợt 1.
Quang Anh

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 1 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 5 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.