Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?

Thứ năm, 11:50 30/01/2020 | Bốn phương

Được coi có thể là nguồn gây ra sự bùng phát virus corona ở Trung Quốc, dơi còn mang trong mình nhiều loại virus gây bệnh khác nhờ hệ thống miễn dịch đặc biệt.

Tiến sĩ Peter Daszak, Chủ tịch của EcoHealth Alliance, người làm việc ở Trung Quốc 15 năm nghiên cứu các bệnh từ động vật sang người, cho biết: "Chúng tôi chưa biết nguồn lây bệnh, nhưng có bằng chứng khá mạnh rằng đây là virus corona từ dơi".

"Đó có lẽ là dơi móng ngựa Trung Quốc", ông nói.

Nếu ông đúng, loại virus này sẽ bổ sung vào nhiều loại virus khác mà dơi mang theo. Dịch SARS và MERS là do virus corona từ dơi gây ra, cũng như bệnh dịch siêu vi khuẩn có sức tàn phá rất cao ở lợn.

Ổ chứa tự nhiên của nhiều virus

Theo New York Times, một con dơi có thể lưu trữ nhiều loại virus khác nhau mà không bị bệnh. Chúng là ổ chứa tự nhiên của virus Marburg, Nipah và Hendra, gây bệnh cho người và làm bùng phát dịch bệnh ở châu Phi, Malaysia, Bangladesh và Australia .

Chúng được cho là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola. Chúng cũng mang virus dại nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi virus này.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 1.

Chủng virus corona từ Vũ Hán đang lây lan có thể có nguồn gốc từ dơi. Ảnh: New York Times.

Khả năng chịu đựng virus của chúng, vượt trội so với các động vật có vú khác, là một trong nhiều khả năng đặc biệt của chúng.

Chúng là loài động vật có vú biết bay duy nhất, chúng ăn côn trùng mang mầm bệnh và chúng rất cần thiết trong quá trình thụ phấn của nhiều loại trái cây, như chuối, bơ và xoài. Chúng cũng là nhóm vô cùng đa dạng, chiếm khoảng một phần tư tất cả các loài động vật có vú.

Nhưng khả năng cùng tồn tại của dơi với các loại virus có thể lây sang các loài động vật khác, đặc biệt là con người, có thể gây ra hậu quả tàn khốc khi chúng ta ăn, buôn bán và xâm phạm lãnh thổ của loài dơi.

Tìm hiểu cách dơi mang và tồn tại trước rất nhiều loại virus là một câu hỏi khó đối với khoa học, và nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời có thể là cách loài dơi thích nghi tiến hóa với việc bay đã thay đổi hệ thống miễn dịch của chúng.

Trong bài báo năm 2018 trên Cell Host và Microbe, các nhà khoa học ở Trung Quốc và Singapore nói cuộc điều tra của họ về cách loài dơi xử lý một thứ gọi là cảm biến ADN. Nhu cầu năng lượng để bay lớn đến mức các tế bào trong cơ thể bị phá vỡ và giải phóng các đoạn ADN khiến chúng trôi nổi tự do.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 2.

Dơi quạ có khả năng mang theo virus Nipah trên cây ở vùng Beawar, Ấn Độ. Ảnh: AP.

Động vật có vú, bao gồm cả dơi, có cách để xác định và phản ứng với các đoạn ADN như vậy, điều này có thể biểu thị sự xâm lấn của tế bào gây bệnh. Nhưng ở dơi, sự tiến hóa đã làm suy yếu hệ thống đó, cơ chế thường sẽ gây ra tình trạng viêm khi nó chống lại virus.

Dơi đã mất một số gen liên quan đến phản ứng đó, điều này được cho là hợp lý vì bản thân tình trạng viêm có thể gây hại rất lớn cho cơ thể. Chúng vẫn còn phản ứng đó nhưng ở mức yếu. Do đó, phản ứng yếu này cho phép chúng duy trì "trạng thái cân bằng của 'phản ứng hiệu quả' nhưng không 'quá mức' chống lại các virus".

Làm thế nào để quản lý và ngăn chặn sự bùng phát của virus hiện tại có tên chính thức là nCoV- 2019, tất nhiên, là điều tối quan trọng hiện nay. Nhưng truy tìm nguồn gốc của nó và hành động để chống lại sự bùng phát hơn nữa có thể phụ thuộc một phần vào kiến thức và việc theo dõi loài dơi.

"Sự bùng phát có thể được ngăn chặn và kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết về nguồn gốc sâu xa thì virus này có thể tiếp tục lan rộng", tiến sĩ Daszak nói.

Số lượng lớn, phạm vi rộng

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nghiên cứu những con dơi một cách cẩn thận, nhận thức rõ rằng dịch bệnh như hiện tại có khả năng xảy ra cao nhất.

Mùa xuân năm ngoái, trong bài viết về virus corona của dơi, hay CoVs, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc viết "có khả năng cao CoVs của dơi sẽ lại nổi lên để gây ra dịch bệnh tiếp theo". "Trung Quốc là một điểm nóng", họ nói thêm.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 3.

Dơi thường đậu trên những hang động như thế này ở Nam Phi, nơi các nhà khoa học đang thử nghiệm dơi cho bệnh dại. Ảnh: CNN.

Chắc chắn, loài gặm nhấm, linh trưởng và chim cũng mang mầm bệnh có thể nhảy và đã nhảy sang người, không chỉ có dơi. Nhưng có những lý do để suy luận chúng liên quan đến một số dịch bệnh và có khả năng dính dáng sâu hơn.

Dơi rất nhiều và phổ biến. Trong khi dơi chiếm một phần tư các loài động vật có vú, loài gặm nhấm là 50 %, phần còn lại là con người. Dơi sống ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, gần với con người và trang trại. Khả năng bay làm cho chúng có phạm vi rộng, giúp phát tán virus và phân của chúng có thể truyền bệnh.

Người dân ở nhiều nơi trên thế giới ăn dơi và bán chúng ở các chợ động vật sống, vốn là nguồn gốc của SARS, và có thể đợt bùng phát virus corona mới nhất khởi phát từ Vũ Hán. Chúng cũng thường sống theo đàn lớn trong các hang động, nơi điều kiện đông đúc là lý tưởng để truyền virus cho nhau.

Trong báo cáo năm 2017 trên tạp chí Nature, tiến sĩ Daszak, Kevin J. Olival và các đồng nghiệp khác từ EcoHealth Alliance, cho biết họ đã tạo ra cơ sở dữ liệu gồm 754 loài động vật có vú và 586 loài virus, phân tích loại virus nào được nuôi dưỡng bởi động vật có vú nào và cách chúng ảnh hưởng đến vật chủ.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 4.

Một con dơi nâu từ hang ở Ely, bang Nevada ( Mỹ ), đang được nghiên cứu. Dơi nâu có thể sống tới gần 20 năm. Ảnh: New York Times.

Họ xác nhận suy nghĩ của các nhà khoa học: "Dơi là vật chủ với tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao hơn đáng kể so với các động vật có vú khác".

Và chúng không chỉ sống sót trước các virus mà chúng nuôi dưỡng. Dơi sống rất lâu so với động vật có vú nhỏ. Dơi nâu lớn, một loài phổ biến ở Mỹ, có thể sống gần 20 năm trong tự nhiên. Những loài khác sống gần 40 năm. Một con dơi nhỏ ở Siberia sống ít nhất 41 năm. Các loài vật như chuột nhà sống trung bình khoảng hai năm.

Tuy nhiên, không nên đổ lỗi cho dơi vì sự bùng phát dịch bệnh. Việc nghiên cứu các virus mà dơi mang trong mình đem lại lợi ích cho con người. Chính con người đã xâm phạm vào cuộc sống của loài dơi chứ không phải ngược lại.

Tiến sĩ Daszak nhấn mạnh rằng việc ngừng bán động vật hoang dã ở các chợ là điều cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.

Nhưng vì những đợt dịch như vậy là không thể tránh khỏi, việc theo dõi và nghiên cứu động vật hoang dã, như dơi, cũng quan trọng không kém. Ông so sánh tình hình với khủng bố. Cả hai cuộc tấn công khủng bố và dịch bệnh dường như không thể tránh khỏi. Để vượt qua được chúng, sự khôn ngoan là rất quan trọng.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Tiêu điểm - 6 giờ trước

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 11 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 22 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 3 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Top