Vì sao trẻ không hạnh phúc ở trường?
Ngày đầu vào lớp 1, con gái chị Hằng ở Hà Nội rất háo hức. Nhưng sau một tháng, cả mẹ và con chuyển sang trạng thái lo âu, áp lực.
Các bé lớp 1 trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận 7, TP HCM, dự khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: Mạnh Tùng |
Là nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Tâm lý học, chị Hằng kể khi con vào lớp 1, chị không tạo ra bất kỳ áp lực gì cho bản thân và cho con bằng cách không để con đi học thêm sớm như hầu hết đứa trẻ vào lớp 1 khác. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, cô giáo thông tin sẽ không đánh giá học sinh lớp 1 bằng điểm số mà chỉ nhận xét con "hoàn thành", "làm tốt" hay "cần cố gắng". Điều này càng khiến chị thích thú.
Thế nhưng sự háo hức trong chị giờ không còn, thay vào đó là nỗi lo. Theo chương trình, học sinh lớp 1 phải học hai chữ cái mỗi ngày. Khi học đến các chữ ghép như "gh", "th", "ch", các con cần nhiều thời gian hơn để ghi nhớ, nhưng mỗi ngày vẫn phải thuộc hai từ. Vì không đi học thêm, con chị Hằng viết và ghi nhớ chậm hơn các bạn. Con bị phê cần cố gắng, cô giáo nhắn tin về nhà báo con chậm và không nhớ bài. Chị Hằng trở nên áp lực, kèm cặp con chặt chẽ hơn khiến con cũng căng thẳng.
"Với một đứa trẻ mới cầm bút, việc ghi nhớ như vậy và việc được giao nhiều bài khiến chúng không thể hoàn thành. Tôi biết giáo viên cũng có gánh nặng khi phải hoàn thành chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra và rồi điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến cả phụ huynh và học sinh", chị Hằng nói và cho biết sau một tháng học tiểu học, con chị không còn vui vẻ như ngày đầu đến trường.
Một giáo viên cũng là phụ huynh có con học THCS nhận thấy rõ sự hạnh phúc ở trường của con giảm dần vì bị những yếu tố như điểm số và khối lượng bài tập về nhà quá lớn. Chị chắc chắn với cách giáo dục của Việt Nam hiện nay, việc thay đổi cách đánh giá và giao bài tập theo hướng giảm áp lực khó xảy ra. Vì vậy, chị mong muốn tìm ra những yếu tố khác giúp cải thiện chỉ số hạnh phúc của con ở trường.
Tại tọa đàm "Trường học hạnh phúc" do Viện Tâm lý và Tâm thần học Việt - Pháp tổ chức chiều 8/10 ở Hà Nội, giáo sư tâm lý trẻ em và giáo dục Agnes Florin (Đại học Nantes, Pháp), bày tỏ đồng cảm trước chia sẻ của phụ huynh. Bà chỉ ra sáu nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc ở trường của trẻ, gồm: mối quan hệ bạn bè, các hoạt động học tập ở trường, lớp học, quan điểm về tiến trình đánh giá, mối quan hệ với giáo viên và cảm giác an toàn.
Theo một khảo sát đối với học sinh tiểu học và THCS ở Pháp, đa số hài lòng với lớp học, mối quan hệ với bạn bè và cảm giác an toàn khi ở trường. Tuy nhiên, ở một vài khía cạnh, học sinh đánh giá tiêu cực, tức là ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của chúng.
Ví dụ, 60% học sinh được khảo sát thấy có quá nhiều bài tập ở nhà, trong đó học sinh THCS thấy vấn đề này nhức nhối hơn. 57% cho rằng phải học quá nhiều ở trường. 58% chưa hài lòng và muốn giáo viên giải thích kỹ hơn ở những vấn đề khó. Học sinh rất sợ bị điểm kém, sợ giáo viên trao đổi với bố mẹ và sợ sai khi làm bài tập.
|
GS Agnes Florin chia sẻ tại tọa đàm "Trường học hạnh phúc" chiều 8/10. Ảnh: Dương Tâm |
Một khảo sát được nghiên cứu sinh do bà Florin hướng dẫn thực hiện với mẫu là 295 học sinh ở tiểu học và THCS ở Hải Dương cho thấy đa số học sinh hạnh phúc trong các mối quan hệ với bạn bè, giáo viên; hài lòng với lớp học và các hoạt động trong trường. Tuy nhiên, có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới chúng là cảm giác an toàn và quan điểm về đánh giá. Trong đó, 57% sợ bị lấy mất đồ dùng học tập và 66,8% sợ bị điểm kém.
Ngoài sáu nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc mà bà Florin chỉ ra ở trên, các nghiên cứu cũng cho thấy học sinh nữ không hạnh phúc bằng các em nam khi ở trường. Trẻ có cả bố và mẹ sẽ hài lòng với cuộc sống ở trường hơn là con của những bà mẹ đơn thân. Trẻ trong các trường công lập ít hạnh phúc hơn trẻ ở các trường tư thục.
Theo chuyên gia người Pháp, trẻ hài lòng ở trường sẽ có kết quả học tập tốt hơn, nâng cao năng lực để đương đầu với những thách thức ngoài xã hội. "Ngược lại, trẻ sẽ gặp những vấn đề như thành tích học, khả năng tương tác, sức khỏe tinh thần và thể chất kém, thường có những hành vi gây nguy cơ như lâm vào tình trạng nghiện ngập cái gì đó, dẫn tới bỏ học", bà Florin nói.
Để tăng chỉ số hạnh phúc của trẻ khi ở trường, bà Florin cho rằng cần có sự phối hợp từ cơ quan quản lý nhà nước đến các nhà trường, phụ huynh và cả học sinh. Chẳng hạn, nhiều phụ huynh nói rằng chương trình học ở Việt Nam nặng nề, số lượng giờ học nhiều, việc học thêm sau giờ ở trường là phổ biến và bài tập về nhà nhiều. Bà Florin cho rằng giáo viên và phụ huynh cần kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thay đổi toàn diện về chương trình giáo dục.
Bà Florin khẳng định trẻ dù ở độ tuổi nào cũng cần thời gian giải trí, nghỉ ngơi và không một đứa trẻ nào có thể tập trung tuyệt đối quá 50 phút. Vì vậy, Bộ cần điều chỉnh bằng cách giảm thời lượng tiết học, có thời gian nghỉ giữa hai tiết hoặc có chương trình, hoạt động giúp học sinh giải trí xen kẽ các giờ học.
"Theo nghiên cứu của PISA, giờ học ở trường không liên quan quá nhiều đến kết quả học tập. Những nước có thành tích học tập tốt thì số giờ học lại ít. Vậy tại sao không cố gắng giảm bớt giờ học cho học sinh", bà Florin nói.
Theo VnExpress
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 12 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 34 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.