11 sai lầm của cha mẹ khi kèm con học ở nhà khiến trẻ càng học càng kém
GĐXH - Nhiều phụ huynh thường kèm con học và làm bài tập về nhà, tuy nhiên, số đông lại mắc 11 sai lầm dưới đây khiến việc học của con không hiệu quả.
1. Phàn nàn về bài tập
Trước mặt con trẻ, cha mẹ không nên phàn nàn về số lượng bài tập của con quá nhiều và quá khó.
Nếu cha mẹ cảm thấy bài về nhà vượt quá khả năng của con mình, có thể trò chuyện với giáo viên phụ trách để trao đổi.
Còn khi ở nhà, cha mẹ nên tôn trọng những gì mà giáo viên đã giao cho con và khuyến khích con nỗ lực làm hết những gì đã được giao.

Nhiều bậc phụ huynh thấy con có nhiều bài tập và bài khó nên đã làm thay con. Đây là điều tuyệt đối không nên làm. Ảnh minh hoạ
2. Không nhất quán
Bạn nên khuyến khích con đặt ra khoảng thời gian cụ thể để làm bài tập và duy trì quãng thời gian này. Trẻ nên làm bài tập vào cùng một khoảng thời gian, tại cùng một địa điểm.
Các nghiên cứu chỉ ra trẻ sẽ làm việc hiệu quả, tập trung nếu hoạt động được lặp lại theo thói quen.
3. Thường xuyên quở trách, chê bai
"Con chẳng làm được việc gì nên hồn cả!".
"Có mỗi việc học thôi mà con cũng không học giỏi được hay sao?".
Đó là những lời trách móc "cửa miệng" của không ít các bậc phụ huynh mỗi khi không hài lòng với thành tích học tập của con mình.
Cũng chính bởi tâm lý quan trọng thành tích, nhiều cha mẹ luôn có thói quen quở trách, thậm chí lôi kết quả học tập ra để nói tới mọi vấn đề, tìm cách phê bình trẻ trên nhiều phương diện khác chẳng mấy liên quan.
Trách mắng là phương pháp giáo dục sai lầm nhất khiến sự nghiệp học hành của con bạn bị phá hủy nhanh chóng.
Bởi những lời quở trách của các bậc cha mẹ sẽ làm kìm hãm tính tích cực trong học tập, khiến các em mất đi hứng thú với việc học.

Trách mắng là phương pháp giáo dục sai lầm nhất khiến sự nghiệp học hành của con bạn bị phá hủy nhanh chóng. Ảnh minh hoạ
4. Hiểu sai tính chất bài tập về nhà
Nhiều phụ huynh cho rằng, bài tập về nhà là phương pháp để con có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới nhưng thực tế, bài tập về nhà là giúp con củng cố kiến thức đã được học trên lớp.
Và hơn cả, bài về nhà là cơ hội để con có thể học được cách làm việc một cách độc lập và tự chủ. Nhiều cha mẹ có xu hướng biến thời gian làm bài tập về nhà thành những buổi tranh luận.
Tuy nhiên, hãy để con có thời gian yên tĩnh, tìm hiểu các vấn đề trong bài tập về nhà.
Nếu con gặp bài khó, cha mẹ có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ để con có thể tự giải quyết bài tập của mình.
5. Gây áp lực về bài tập
Nếu bạn đăng ký cho con nhiều hoạt động ngoại khóa, nó có thể dẫn đến việc con phải nhận số lượng bài tập về nhà khổng lồ, gây áp lực lên thời gian và tinh thần học.
Bạn nên thảo luận cùng con để chọn ra những hoạt động ngoại khóa phù hợp, hủy bỏ hoạt động không cần thiết.
Tại nhà, hãy để trẻ thư giãn hoặc có những quãng nghỉ trong thời gian làm bài tập. Không nên giục trẻ làm bài liên tục vì trẻ chỉ có thể làm việc hiệu quả khi được nghỉ ngơi tốt.
6. Liên tục thúc giục, than phiền
Chỉ cần nhìn thấy con trẻ đang lúc rảnh rỗi hoặc đang giải trí, nhiều bậc cha mẹ sẽ không ngừng thúc giục, than phiền, mà nội dung trong những câu nói của họ luôn lấy việc học làm trung tâm. Ví dụ như:
"Con chơi đủ rồi đấy, đi làm bài tập ngay đi!".
"Đừng có xem tivi nữa, lo mà làm bài tập đi!".
Thói quen than phiền, thúc giục này không những vô dụng mà còn khiến trẻ có ý nghĩ tiêu cực: "Cha mẹ càng ép, con càng không muốn học!".
Hậu quả là các em sẽ nảy sinh tâm lý chống đối việc học hành, học một cách qua loa đại khái, đối phó.
7. Kiểm soát tuyệt đối
Nếu trẻ nhờ bạn giải quyết bài tập về nhà, đừng vội giúp khi chúng mới gặp khó khăn.
Trẻ phải có thời gian suy nghĩ kỹ càng, thử ít nhất 1-2 phương pháp trước khi tìm được sự trợ giúp. Như vậy, các em sẽ học được cách tư duy và đối phó với vấn đề một mình.
Trước khi giúp, hãy hỏi con hiểu bài tập như thế nào, đã thử các phương pháp ra sao và cùng thảo luận về cách làm mới.
Nếu trẻ sợ sệt bị mắng khi phát biểu quan điểm, bạn nên khuyến khích con tự tin trình bày dù có thể đúng hoặc sai.

Nếu trẻ nhờ bạn giải quyết bài tập về nhà, đừng vội giúp khi chúng mới gặp khó khăn. Ảnh minh hoạ
8. Nhận điểm "A" ở trường là tốt, điểm "C" là tồi tệ
Việc áp đặt trẻ luôn phải đạt điểm "A" ở tất cả các môn có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và áp lực.
Điều cha mẹ cần làm là giải thích cho con rằng, thất bại không phải điều gì tồi tệ và chúng vẫn được cha mẹ lắng nghe, yêu thương trong mọi trường hợp.
Một nhà tâm lý học lâm sàng TS. Stephanie O'Leary cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Điều này sẽ dạy cho trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn mà không sợ thất bại.
9. Phớt lờ trẻ
Khi trẻ nhờ bạn giúp làm bài tập, chứng tỏ chúng đang gặp khó khăn và cố gắng cải thiện khả năng của bản thân.
Đừng phớt lờ nguyện vọng của trẻ. Việc bạn giúp con làm bài tập là điều bình thường, chỉ không nên làm thay.
10. Đánh giá chất lượng bài tập
Bạn không nên phàn nàn, nghi ngờ về số lượng bài tập do giáo viên giao. Nếu đánh giá bài tập khó hơn trình độ hiện tại của trẻ, bạn có thể kiến nghị riêng với giáo viên.
Tuy nhiên, nếu bài tập phù hợp với trình độ, hãy giúp con hoàn thành mà không kêu ca.
Những lời phàn nàn, chỉ trích từ phía phụ huynh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm và động lực học tập của con.
Những trao đổi nên diễn ra riêng biệt giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường, khi không có mặt trẻ.

Bạn không nên phàn nàn, nghi ngờ về số lượng bài tập do giáo viên giao. Ảnh minh hoạ
11. Làm bài hộ con
Giúp đỡ và làm hộ là hai khái niệm khác nhau. Bạn có thể giảng bài cho con nhưng đừng làm thay. Nếu bạn làm thay, trẻ sẽ không hiểu kiến thức mà giáo viên đang cố gắng truyền đạt.
Nó còn khiến trẻ thụ động, ỷ lại, coi thường việc học.
Điều phụ huynh nên làm là khuyến khích con cố gắng hết sức. Nếu con không làm được, bạn có thể hướng dẫn sơ qua, để lại những "kẽ hở" để trẻ động não suy nghĩ.
Cách tốt nhất là để trẻ tự giải quyết bài tập. Khi trẻ không thể làm hoặc làm sai, hãy nhắc con chú ý lắng nghe bài chữa của cô và cố gắng tự làm bài sau đó.
12. Học ở bất kỳ chỗ nào
Khi giúp con làm bài tập, cha mẹ nên chọn vị trí học cố định như phòng riêng hoặc bàn học của trẻ.
Bạn không nên vừa nấu ăn vừa bảo con ngồi học tại bàn bếp và giảng bài vì cả hai không thể tập trung, ảnh hưởng đến tiến độ bài tập và sự tiếp thu của con.
Tiêu chí để tổ chức góc học tập hiệu quả bao gồm: đủ ánh sáng, thoáng đãng, hạn chế tối đa tiếng ồn.

Khi con không tôn trọng bạn, hãy sử dụng ngay "Luật Quạ", bạn sẽ hối tiếc vì mình đã không làm sớm hơn
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Đối mặt với sự bất chấp và không vâng lời của con cái, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy tức giận và bất lực. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này có thể đơn giản hơn bạn nghĩ.

Khi con bắt đầu cãi lại hãy nói 4 câu này, kết quả sẽ khiến bạn sửng sốt
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Khi trẻ cãi lại, nhiều phụ huynh cảm thấy rằng con mình đã "học được điều xấu", không nghe lời và trở nên "bất trị"...

Mẹ mang nhóm máu nào thì con sinh ra sẽ có IQ hơn người?
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không phải ai cũng biết rằng trẻ không tự thông minh mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường giáo dục… Trong đó, nhóm máu của người mẹ cũng có phần quyết định IQ của con.

Harvard: Một điều cha mẹ làm cho con từ lúc 4 tuổi sẽ giúp đứa trẻ cực kì thành công trong tương lai
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Đây chính là vũ khí bí mật để nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc - điều đã được các nhà khoa học của Đại học Harvard nghiên cứu và kết luận.

Phát hiện "vết lạ" trải từ cầu thang lên phòng ngủ, bà mẹ Hà Nội chất vấn con: Kết cục khiến ai nấy nặng lòng
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcDo cha mẹ không biết cách xử lý tình huống hay do đứa trẻ quá nhạy cảm?

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra 7 'chìa khoá vàng' của người giàu, biết sớm có thể xoay chuyển càn khôn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của Đại học Harvard, đã phát hiện ra một đặc điểm chung quan trọng giúp người giàu đạt được thành công.

Những đứa trẻ thành công nhất trong xã hội vào 20 năm sau, ngay từ bây giờ đã có 2 KHÍ CHẤT hơn người này!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcNếu con bạn cũng có thì xin chúc mừng, nếu chưa thì hãy rèn giũa!

Harvard: Cân nặng của trẻ khi sinh ra ảnh hưởng đến chỉ số IQ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về chỉ số IQ của trẻ em và cuối cùng kết luận rằng chỉ số IQ của trẻ có liên quan đến cân nặng khi sinh của trẻ.

Đại học Harvard: Những đứa trẻ thành công khi trưởng thành đều có 6 đặc điểm này trước 7 tuổi
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, một số đặc điểm của trẻ dưới 7 tuổi có thể tồn tại lâu dài, thậm chí vĩnh viễn, và ảnh hưởng lớn đến tương lai của chúng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Khi con không tôn trọng bạn, hãy sử dụng ngay "Luật Quạ", bạn sẽ hối tiếc vì mình đã không làm sớm hơn
Nuôi dạy conGĐXH - Đối mặt với sự bất chấp và không vâng lời của con cái, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy tức giận và bất lực. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này có thể đơn giản hơn bạn nghĩ.