Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 điều bắt buộc phải biết về nghi lễ thắp hương ngày Tết

Thứ năm, 08:00 26/01/2017 |

GiadinhNet – Thắp hương là một trong những việc làm tâm linh mang ý nghĩa văn hóa của người Việt. Tuy nhiên không nhiều người biết hết được cách thắp hương sao cho đúng cách nhất.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thắp hương nên thắp mấy nén?

Theo quan niệm của Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng cần thiết, gồm: hương, hoa, đăng (đèn, nến), trà, quả, thực. Có một số ý kiến khác nhau về số nén hương cần dâng, nhưng tựu chung người ta thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9, bởi số lẻ là cơ số, là số động, biểu trưng cho sự phát triển. Việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ và mang ý nghĩa khác nhau (lưu ý, số nén hương ở đây là nói đến số lượng cắm trên mỗi bát hương).

- Thắp 1 nén chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày.

- Thắp 3 nén là nghi thức phổ biến nhất, tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân (trời, đất và con người). Thông thường lễ gia tiên, giỗ, Tết không làm lễ lớn thì thắp 3 nén.

- Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh, hay dùng khi làm lễ lớn bố cáo thiên hạ như khai trương công trình, động thổ, lễ lớn của tổ tiên, của Quốc gia hay trong các đàn cầu cúng tiền tài…

- Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu.

- Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật...

Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện Tam bảo, Tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm. Ngày Tết thắp hương nhiều, khi cúng thắp 3 nén cho mỗi bát hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén là đủ. Người ta có thể sử dụng hương vòng để duy trì sự cháy liên tục của hương trên bàn thờ trong những ngày tết hoặc ngày lễ giỗ.

Tư thế thắp hương

Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa, quả tươi, nước sạch… Khi thắp hương chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang, không vội vàng, hấp tấp. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương vừa phải, không quá xa hoặc quá gần.

Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất. Khi cắm hương, cố gắng dùng hai tay cắm đẻ biểu thị sự kính cẩn. Nếu vị trí bát hương không thuận cho việc cắm bằng hai tay thì ta cắm bằng tay phải. Hương cắm cần ngay thẳng, tránh nghiêng lệch làm mất sự nghiêm trang, đồng thời làm cho cây hương dễ đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt.

Xử lý hương tắt khi đang cúng

Hương tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng, thắp hương tại nơi có nhiều gió hoặc còn có thể do những nguyên nhân khác gây nên. Theo quan niệm dân gian, khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, bàn thờ...Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình. Hương tắt đoạn cuối là Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát... Thắp nén tâm hương đêm giao thừa mà bị tắt thì năm đó làm ăn thất bát hoặc gia cảnh gặp điều xui. Nếu đang cúng lễ mà hương tắt thì cứ để thế châm lửa lại, đừng nhổ ra đốt rồi cắm lại sẽ trở thành hương thừa, cầu cúng mất linh nghiệm. Nên thắp hương nơi kín gió để hương không bị tắt.

Quy phạm trong sử dụng hương

Quy phạm trong tôn giáo phần lớn đã được quy định chi tiết trong giới luật của kinh điển tôn giáo, nhưng đôi khi cũng căn cứ theo mỗi người, mỗi khu vực mà có sự khác biệt. Dưới đây sẽ lấy một số ví dụ về quy phạm thường gặp trong sử dụng hương:

- Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.

- Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu... Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách...

- Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

- Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.

- Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.

- Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.

- Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.

- Số lượng: Không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén hương, nếu là bát mới có thể dùng 3 nén. Không cần thiết một lúc châm cả bó hương cúng, mùi khói quá nồng sẽ khiến không khí bị ô nhiễm.

- Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.

- Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

- Nếu đến chùa dâng hương, khi bước vào nên bước vào từ cửa bên phải của chính điện, đồng thời bước chân trái vào trước là tốt nhất.

Chú ý không được dẫm lên bậu cửa, cũng không nên có những động tác như nhìn trước ngó sau, chải đầu vuốt tóc...

- Sau khi châm hương, phải cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài, tay phải ở bên trong, để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ.

- Sau khi thắp hương làm lễ trước tượng Phật, dùng hai tay để cắm hương vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.

- Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.

- Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.

- Sau khi việc cúng hương hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không được dùng miệng để thổi bay những tàn hương ở bên cạnh lư hương.

- Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại, ở chùa có thể thu lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.

- Không thắp hương liên tục, kể cả lễ tết. Chỉ thắp khi cúng dường, như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới. Thắp hương hay khấn liên tục chỉ gây phiền nhiễu cho gia tiên, là điều không tốt, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Như vậy đồng nghĩa với việc mời gia tiên về ăn đi ăn lại, tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.

Cách thắp hương que, hương tháp, hương vòng

Hương que

Hương que đã xuất hiện vào thời kỳ Tống Minh. Thời gian cháy của hương que tương đối lâu, vì thế còn được gọi là hương tiên hoặc hương trường thọ. Ngoại hình của hương que dài và thẳng, có thể phân thành hai loại có lõi và không có lõi. Hương que nhỏ có thời gian đốt tương đối ngắn, khói sinh ra cũng ít, thường được sử dụng trong gia đình bình thường. Hương que to có thời gian đốt dài hơn, đa số được sử dụng để cúng hương trong đình chùa.

Hương tháp

Hương tháp tức là dùng các loại bột hương như trầm hương, đàn hương, đinh hương, nhũ hương nhào với nước rồi ép thành hình chóp nhọn nhỏ. Thông thường, tháp hương kiểu này sẽ được đặt trực tiếp lên đĩa hương phẳng để đốt, cũng có thể được đốt trong lư hương có rải tàn hương. Sau khi đốt, tàn hương sẽ có dạng tháp nhọn, không bị rơi vãi ra xung quanh, sử dụng tương đối tiện lợi, thời gian đốt hương tháp sẽ ngắn hơn so với thời gian đốt hương que. Thường sử dụng ở gia đình.

Hương vòng

Khi chế tác hương vòng, thông thường sẽ ép bột hương thành dạng sợi dài, sau đó cuộn cẩn thận thành dạng vòng xoắn ốc, phơi khô. Hương vòng đốt lâu hơn hương que. Thông thường, hương vòng có sự phân biệt về kích thước to, nhỏ, thô, mảnh. Loại cỡ lớn, thường sẽ thô hơn, có thể trực tiếp treo lên để đốt hoặc đặt trên giá hương trong lư hương để đốt, thường dùng ở chùa viện, đạo quán hoặc từ đường. Hương vòng loại nhỏ đa số là được dùng khi cúng dường hoặc trong tu hành cá nhân, thắp ở ban thờ Phật chứ không phải trên bàn thờ gia đình.

Nghi lễ thắp hương que tại nhà và tại chùa

Tại nhà:

1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.

2. Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.

Tại chùa

1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.

2. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối chân hương.

3. Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho "tâm hương".

4. Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường.

5. Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương.

Tùng Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bao nhiêu lâu rửa xe một lần là tốt nhất?

Bao nhiêu lâu rửa xe một lần là tốt nhất?

Mẹo vặt - 12 giờ trước

Rửa xe đúng định kì và đúng cách sẽ giúp bảo quản lớp sơn xe được tốt hơn, vậy thời gian rửa xe bao lâu một lần là phù hợp?

Thiết kế và bố trí nội thất nhà ống 1 tầng có diện tích 80m²

Thiết kế và bố trí nội thất nhà ống 1 tầng có diện tích 80m²

- 17 giờ trước

Với diện tích 80m² cho gia đình 4 người ở, KTS đã tư vấn thiết kế cho chủ nhà cách bài trí thoáng mát và đầy đủ công năng.

Mỹ Tâm khoe cây xoài khá đặc biệt, để lộ không gian đẹp bên hồ trong nhà vườn

Mỹ Tâm khoe cây xoài khá đặc biệt, để lộ không gian đẹp bên hồ trong nhà vườn

- 18 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm hài hước nói có lẽ cây xoài thấu hiểu "chiều cao" của mình nên quả mọc ngay trên đầu, chạm cả xuống đất.

Lập Hạ năm 2024 bắt đầu từ khi nào? Những kiêng kỵ không phải ai cũng biết để gặp may mắn, tài lộc

Lập Hạ năm 2024 bắt đầu từ khi nào? Những kiêng kỵ không phải ai cũng biết để gặp may mắn, tài lộc

- 21 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy, Lập Hạ là một trong 24 tiết khí đánh dấu sự chuyển giao mùa từ xuân sang hạ. Tín ngưỡng dân gian cho rằng cần kiêng kỵ làm một số điều dưới đây để gặp may mắn, tài lộc.

Các nhà tổ chức chuyên nghiệp tiết lộ lý do từ bỏ những thói quen dọn dẹp quen thuộc

Các nhà tổ chức chuyên nghiệp tiết lộ lý do từ bỏ những thói quen dọn dẹp quen thuộc

- 1 ngày trước

Việc duy trì cho nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp tốn rất nhiều thời gian và tệ hơn nữa là đôi khi chúng còn tạo sự lo lắng, khó chịu cho những người phải dọn dẹp.

Nghệ sĩ duy nhất tham gia đủ 7 phần series 'Lật mặt' hạnh phúc bên vợ kém 26 tuổi, sống trong căn nhà độc đáo

Nghệ sĩ duy nhất tham gia đủ 7 phần series 'Lật mặt' hạnh phúc bên vợ kém 26 tuổi, sống trong căn nhà độc đáo

- 1 ngày trước

GĐXH - Dù chỉ là nơi nghỉ ngơi mỗi độ cuối tuần, song tổ ấm nhỏ của nghệ sĩ Tiết Cương và vợ kém tuổi khiến nhiều khán giả thích thú.

7 cách thiết kế kệ lưu trữ cho không gian nhà vừa gọn vừa đẹp

7 cách thiết kế kệ lưu trữ cho không gian nhà vừa gọn vừa đẹp

- 1 ngày trước

Một ngôi nhà mơ ước là nơi mà bạn cảm thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc khi muốn trở về sau một ngày làm việc bận rộn. Tất nhiên, ngôi nhà ấy cần đẹp đẽ và gọn gàng nhờ 7 cách thiết kế kệ lưu trữ dưới đây.

Đừng vội vứt cà chua thối, càng thối càng “có giá”, không nhiều người biết đâu, đọc xong nhớ mách người nhà nhé

Đừng vội vứt cà chua thối, càng thối càng “có giá”, không nhiều người biết đâu, đọc xong nhớ mách người nhà nhé

Mẹo vặt - 2 ngày trước

Là nguyên liệu phổ biến nhất trên bàn ăn, cà chua đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người do giàu giá trị dinh dưỡng và giá thành rẻ.

Buồn vì phim phải rời rạp với doanh thu chỉ 428 triệu đồng, Mai Thu Huyền hiện sống thế nào?

Buồn vì phim phải rời rạp với doanh thu chỉ 428 triệu đồng, Mai Thu Huyền hiện sống thế nào?

- 2 ngày trước

GĐXH - Gia đình cô đang sống trong căn biệt thự triệu đô nằm trên phố đắt đỏ bậc nhất tại quận 7, TPHCM, được thiết kế tinh tế cùng sự kết hợp trọn vẹn giữa cổ điển và hiện đại.

Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa? Đừng bật dưới 25°C nếu không muốn điều này xảy ra!

Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa? Đừng bật dưới 25°C nếu không muốn điều này xảy ra!

Mẹo vặt - 2 ngày trước

Nếu bạn cũng đang có băn khoăn này, đừng bỏ qua bài viết sau để có đáp án chính xác nhé!

Top