6 hành vi của cha mẹ khiến con lớn lên sống ỷ lại, thiếu tự lập, không thể làm chủ cuộc đời
GĐXH - Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây trong quá trình nuôi dạy con thì bạn đang tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con.
1. Cha mẹ an bài
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, vì yêu thương và quan tâm nên nhiều cha mẹ không muốn con "động tay, động chân" vào việc gì. Họ sốt sắng thu xếp, giải quyết ổn thỏa mọi việc giúp con. Giáo dục kiểu này còn gọi là "Nuôi con kiểu an bài", khiến trẻ nảy sinh tâm lý ỷ lại, thui chột kỹ năng.
Trong mọi vấn đề, kiểu cha mẹ này luôn thay con giải quyết tất cả. Chẳng hạn như họ dọn phòng ốc cho con, đưa ra sự lựa chọn và lên kế hoạch cho con, đứng ra giải quyết các mối quan hệ giữa con với mọi người xung quanh… Những sắp xếp của cha mẹ đã biến tình yêu thương dành cho con trở thành một kiểu tước đoạt, vô tình khiến trẻ bị tổn thương.
Vậy làm thế nào để cha mẹ thoát khỏi tâm lý sắp xếp, làm thay con?
Người xưa từng nói: "Cha mẹ thương con thì phải tính kế lâu dài, không nên chỉ quan tâm đến những điều được - mất trước mắt, mà phải nghĩ đến sự phát triển lâu dài của con".
Cha mẹ nên tỉnh táo hiểu rằng, một ngày nào đó con sẽ rời gia đình, bước vào xã hội với tư cách là một cá nhân độc lập. Rồi trẻ sẽ có cho mình tổ ấm riêng, phải có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Vì thế, đừng để trẻ trở thành đứa trẻ "an bài", đợi người khác sắp xếp, vần xoay cuộc đời. Hãy dạy trẻ cách sống tự lập ngay khi trẻ còn nhỏ.

"Nuôi con kiểu an bài", khiến trẻ nảy sinh tâm lý ỷ lại, thui chột kỹ năng. Ảnh minh hoạ
2. Cha mẹ sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con
Nhiều cha mẹ luôn có suy nghĩ phải làm sao để con được mặc những bộ đồ đẹp nhất, đắt nhất, sành điệu nhất; và phải có những đồ chơi mà tất cả những đứa trẻ khác đều có. Do đó, các bậc phụ huynh sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con mà không đắn đo suy nghĩ rằng điều đó có thực sự cần thiết.
Chính tâm lý phải dành những gì tốt nhất cho con mà không đòi hỏi con phải có sự nỗ lực để có được chúng là một trong những cách bố mẹ làm hư con nhanh nhất. Làm như vậy con của bạn sẽ trở thành người chỉ biết đòi hỏi và dựa dẫm vào bố mẹ.
3. Cha mẹ luôn nói "Có" với con
Nghiên cứu về liên kết gene với hành vi ích kỷ ở trẻ em, đăng trên tạp chí Science Daily năm 2013 chỉ ra những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều khi lớn sẽ chỉ quan tâm đến bản thân. Trẻ ít thể hiện sự đồng cảm, có cách cư xử không đúng mực với những người khác và thiếu đạo đức làm việc.
Để con có lòng trắc ẩn đòi hỏi bạn phải đôi khi biết cách từ chối. Không dọn dẹp hộ con, không đồng ý mua những thứ con thích, và con không được nói chuyện theo cách đó.
Đưa ra hậu quả cho những hành động không lành mạnh của con sẽ hỗ trợ khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
4. Cha mẹ không cho phép con có cơ hội mắc lỗi
Vì muốn con trở thành một người hoàn hảo trong mắt mình và đặc biệt là trong mắt mọi người, cho nên nhiều cha mẹ đã can thiệp vào mọi việc của con nhằm mục đích không để cho con mắc bất cứ một sai lầm nào.
Chính việc không cho phép con có cơ hội mắc lỗi sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng về bản thân, khi gặp phải trường hợp không như mong muốn, trẻ chỉ biết cầu cứu bố mẹ mà tự bản thân không tìm ra cách để giải quyết vấn đề, lâu dần sẽ khiến khả năng tự lập mất đi.

Việc không cho phép con có cơ hội mắc lỗi sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng về bản thân. Ảnh minh hoạ
5. Cha mẹ cho trẻ mọi thứ mà chúng không cần biết ơn
Làm việc vì những thứ chúng sẽ nhận được hoặc là một phần của gia đình sẽ dạy trẻ cách giúp đỡ người khác, điều này giúp chúng hiểu tầm quan trọng của cộng đồng và tinh thần đồng đội.
Trẻ em học cách biết ơn khi chúng không nhận được mọi thứ mà chúng yêu cầu. Cho phép trẻ muốn có thêm một thứ gì đó và hãy dạy con nói "Cảm ơn", ngay cả khi đó là món bánh trái cây nhạt nhẽo.
"Trong nhà, chúng tôi có một tấm bảng trắng ở cửa trước và bọn trẻ phải viết câu trả lời cho một câu hỏi hàng ngày trước khi chúng ra ngoài. Câu hỏi đó thường xoay quanh lòng biết ơn và lời cảm ơn..." - Tiến sĩ, chuyên gia giáo dục Traci Baxley chia sẻ.
6. Cha mẹ luôn kè kè bên con
Không rời con nửa bước vì sợ con sẽ xảy ra chuyện gì là một trong những cách bố mẹ làm con mất đi tính tự lập. Ngay cả việc bé đi nhà trẻ cũng khiến bố mẹ không yên tâm, suốt ngày chỉ ngồi theo dõi camera để xem con có vấn đề gì thì gọi ngay cho cô giáo hay theo con từng bước khi bé chạy chơi ngoài sân đề phòng con ngã còn đỡ dậy.... là những việc làm sai lầm của cha mẹ.
Những kiểu cha mẹ này luôn theo sát con mình, đến nỗi hầu như không làm được việc gì khác. Điều này vừa ảnh hưởng tới công việc của mẹ, vừa làm mất đi tính tự lập ở bé.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?
Gia đình - 2 tuần trướcGĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.