Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 lý do uống viên vitamin D không có tác dụng, ngay cả khi dùng hàng ngày?

Thứ sáu, 15:53 01/11/2024 | Sống khỏe

Mặc dù nhiều người dùng chất bổ sung vitamin D (uống viên vitamin D), nhưng lại không thấy bất kỳ kết quả nào ngay cả khi dùng hàng ngày. Điều này là do một số yếu tố có thể góp phần làm cho vitamin D không hiệu quả.

Vitamin D có tầm quan trọng trong việc cải thiện và phát triển xương, cũng như giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Loại vitamin này được sản xuất trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bổ sung thông qua một số loại thực phẩm cũng như chất bổ sung viên vitamin D.

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó, nó cần chất béo trong chế độ ăn để hấp thụ tối ưu. Những người ăn kiêng ít chất béo hoặc mắc các tình trạng làm suy giảm khả năng hấp thụ chất béo như bệnh celiac, bệnh Crohn, có thể không hấp thụ hiệu quả vitamin D từ các chất bổ sung.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho việc uống (bổ sung) viên vitamin D không hiệu quả:

1. Liều lượng vitamin D không đúng có thể gây lãng phí, không hiệu quả ngay cả khi bạn dùng thường xuyên

Nhiều người cho rằng bất kỳ lượng vitamin D nào cũng có tác dụng, nhưng thực tế là liều lượng dùng có thể khác nhau đáng kể giữa các cá nhân, phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, vị trí địa lý và sức khỏe tổng thể…

Khuyến nghị cho hầu hết người lớn là từ 600 đến 800 IU (đơn vị quốc tế)/ngày. Trong một số trường hợp, ngay cả 1.000 đến 2.000 IU mỗi ngày cũng không đủ để nâng mức vitamin D lên mức mong muốn. Nếu không theo dõi nồng độ vitamin D trong máu, hầu như không thể biết được liệu một người có dùng đủ hay không.

Do đó, nhiều người đang dùng ít vitamin D hơn mức cần thiết và bắt buộc phải xét nghiệm để bổ sung liều lượng cho đúng, mới mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Tại sao thực phẩm bổ sung vitamin D không có tác dụng ngay cả khi dùng hàng ngày

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D, khiến cho việc bổ sung loại vitamin này không hiệu quả.

2. Do di truyền

Một lý do khác khiến một người có thể không được hưởng lợi đủ từ vitamin D là do di truyền. Gen VDR quyết định cách cơ thể sẽ xử lý, sử dụng vitamin D. Chính những biến thể trong gen này, khiến một cá nhân phản ứng khác với người khác.

Do đó, đối với những người có khuynh hướng di truyền, bất kể có bổ sung chế độ ăn uống hay tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời hay không… vẫn có khả năng bị thiếu hụt vitamin D. Trong những trường hợp này, có thể cần nhiều liều bổ sung vitamin D hơn để đạt được mức bình thường hoặc điều trị bằng các phương pháp khác.

Các đa hình di truyền trong gen chuyển hóa vitamin D , chẳng hạn như CYP2R1 và CYP24A1, có thể xác định cách vitamin D được chuyển hóa thành dạng hoạt động. Do đó, các biến thể di truyền này có thể ngăn chặn quá trình bổ sung không mang lại kết quả mong muốn…

3. Tình trạng sức khỏe hiện có khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin D

Một số bệnh có thể khiến cơ thể không chuyển hóa hoặc sử dụng vitamin D hiệu quả. Ví dụ, người mắc bệnh thận thường không thể chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động tốt, khiến việc bổ sung kém hiệu quả hơn.

Đối với các bệnh về gan, như xơ gan hoặc viêm gan , có thể làm suy yếu quá trình chuyển đổi vitamin D thích hợp. Điều này thậm chí có thể dẫn đến mức độ không đủ mặc dù bổ sung hàng ngày.

Béo phì cũng có thể làm suy yếu hoạt động bình thường của các chất bổ sung vitamin D. Vitamin D được lắng đọng trong các mô mỡ, nên lượng mỡ cơ thể cao hơn sẽ cô lập nhiều vitamin hơn, khiến cơ thể ít có khả năng sử dụng vitamin này. Do đó, người béo phì có thể sẽ cần liều lượng chất bổ sung vitamin D cao hơn, để mang lại hiệu quả tương tự như những người có lượng mỡ cơ thể thấp.

4. Do tương tác thuốc

Một trong những nguyên nhân làm cho việc bổ sung viên vitamin D kém hiệu quả là do tương tác thuốc . Một số loại thuốc, chẳng hạn như glucocorticoid, thuốc chống co giật, thuốc hạ cholesterol… ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, cản trở quá trình hấp thụ. Ở những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như vậy, liều lượng vitamin D tiêu chuẩn là không đủ.

Các chất bổ sung không kê đơn khác, bao gồm canxi hoặc magiê, cũng can thiệp vào vitamin D, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.

5. Kỳ vọng không thực tế dựa trên thông tin sai lệch được quảng bá sản phẩm

Thực phẩm bổ sung vitamin D không hiệu quả vì nhiều người nghĩ rằng vitamin D là một loại thuốc chữa bách bệnh cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Sự thật là vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe xương và chức năng miễn dịch.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin D để phòng ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện tâm trạng vẫn đang được nghiên cứu. Trong một số trường hợp, người dùng thực phẩm bổ sung viên vitamin D, nhưng dựa trên những kỳ vọng vẫn chưa được chứng minh về mặt khoa học, sẽ bị thất vọng khi thực phẩm bổ sung không đáp ứng được những kỳ vọng này.

Ngoài ra, các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt hoặc bệnh tật khác có thể bị nhầm lẫn là do mức vitamin D thấp. Ví dụ như mệt mỏi , yếu cơ hoặc đau khớp, có thể do nguyên nhân như thiếu ngủ, căng thẳng hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác… Nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi dùng viên bổ sung vitamin D, cần phải điều trị các nguyên nhân khác, chứ không phải do thiếu vitamin D.

6. Không làm xét nghiệm kịp thời

Theo dõi nồng độ vitamin D trong máu rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D. Xét nghiệm máu giúp cơ thể có đủ vitamin D hay không để bổ sung liều lượng thiwhc hợp.

Một số người có thể nghĩ rằng chỉ cần họ dùng thực phẩm bổ sung vitamin D mỗi ngày là họ đã nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết. Trong nhiều trường hợp, điều này không dễ dàng như vậy. Việc theo dõi thường xuyên, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ, có thể đảm bảo rằng việc bổ sung có hiệu quả và nồng độ trong máu vẫn ở mức tối ưu.


DS. Bảo Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 3 phút trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 22 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 23 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Top