Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 năm tiêu dè sẻn dù lương tăng gấp 3, vợ chồng tôi có nhà, xe

Thứ năm, 13:00 21/12/2017 | Gia đình

Dù thu nhập ban đầu 10 triệu hay về sau lên 30 triệu, vợ chồng anh Đăng vẫn tiêu hạn chế để tích lũy được tài sản gần 4 tỷ.

Bài viết dưới đây là chia sẻ hành trình tiết kiệm mua nhà, ôtô, trả nợ ngân hàng... của anh Minh Đăng, 33 tuổi ở Lâm Đồng.

Vợ chồng tôi cưới nhau đầu năm 2010, khi cả hai vừa ra trường hơn một năm, chưa có tích lũy gì. Tôi làm ở công ty công nghệ, lương 4 triệu, vợ làm ngân hàng, lương hơn 6 triệu. Sau tiệc cưới, chúng tôi chỉ có 3 cây vàng do cha mẹ, họ hàng hai bên tặng.

Đúng lúc này có người rủ mua lô đất nông nghiệp, vợ tôi đi vay tín chấp ngân hàng 200 triệu, cộng với 80 triệu bán vàng và một ít tiền mặt, chúng tôi mua 100m2 đất, khá gần với trung tâm thành phố mình ở.

Từ đây chúng tôi vạch một kế hoạch vừa sinh hoạt, vừa đóng lãi ngân hàng và tích lũy để có con. Vợ chồng tôi ở nhà bố mẹ, góp tiền sinh hoạt 3 triệu/tháng, tôi còn một triệu chi cho cá nhân. Vợ tôi hằng tháng lo đóng lãi ngân hàng gần 3 triệu và góp 2,5-2,6 triệu chơi nhóm họ 3 triệu (ai lấy tiền trước sẽ phải trả thêm một khoản nên những người còn lại sẽ đóng ít hơn). Tổng kết năm 2010, cộng thưởng Tết và một số dịp trong năm của hai vợ chồng, tiền lấy họ, chúng tôi trả được ngân hàng 100 triệu.


Ảnh minh họa: Family law.

Ảnh minh họa: Family law.

Năm 2011, vợ tôi sinh em bé, lương, thưởng đều giảm, chúng tôi lại phải sửa phòng, mua sắm đồ đạc cho con nên chỉ trả khoản gốc ngân hàng được 50 triệu nữa.

Sang năm 2012, tổng lương hai vợ chồng là 13 triệu nhưng bắt đầu tốn thêm khoản gửi con và mua sữa. Tiền thưởng kinh doanh hay các dịp lễ, chúng tôi dành đi du lịch mỗi năm 2-3 lần. Hết năm, chúng tôi đã trả dứt nợ và dư khoảng vài chục triệu.

Đầu 2013, tôi mua một căn hộ 69m2 diện tái định cư ở gần nhà, giá 250 triệu nên lại vay ngân hàng tiếp 200 triệu. Chi phí sinh hoạt và nuôi con hầu như không đổi nhưng tổng lương 2 vợ chồng tăng dần nên cuối 2014 chúng tôi đã trả xong khoản này.

Năm 2015, vợ tôi được lên chức, thu nhập nhảy vọt lên gần 20 triệu/tháng, lương tôi là 9 triệu. Lúc này, gần nhà bố mẹ tôi có người rao bán một căn 2 tầng gác gỗ, đã ở hơn 15 năm, diện tích 110m2, giá 1,25 tỷ. Tiền mua gom từ 350 triệu bán suất chung cư, vay ngân hàng 700 triệu với lãi suất ưu đãi trung bình khoảng 9%/năm và vay người thân 200 triệu.

Tôi chi thêm 150 triệu sửa chữa nhà và mua sắm nội thất. Năm 2015 là năm quay cuồng với tiền bạc. Tôi làm theo kiểu cuốn chiếu, cứ có lương thì làm, hết tiền lại nghỉ. Có lúc ngày 15 kêu may rèm cửa thì 30 lấy lương trả. Rồi mùng một đặt làm đá bếp thì ngày 15 có lương nửa tháng lại trả. Cũng may thu nhập của vợ chồng gần 30 triệu, nếu thêm cả thưởng thì phải gần 35 triệu/tháng. Vì vậy tiền sửa nhà lấy từ lương nên không phải vay thêm.

Qua năm 2016, vẫn điệp khúc cũ, sinh hoạt phí duy trì trong 7-8 triệu/tháng, còn lại trả lãi ngân hàng và chơi họ. Vì nhà mới gần nhà bố mẹ nên sau khi chuyển tới đó, vợ chồng tôi vẫn về ăn chung và góp 3 triệu/tháng. Nhà mới chỉ cuối tuần hay lâu lâu mời bạn bè về chơi mới nấu ăn. Điện nước vì đi cả ngày nên cũng xài rất ít, một tháng chỉ 150.000-200.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, vợ chồng tôi dư khoảng 15-20 triệu/tháng.

Kết thúc năm 2016, chúng tôi đã trả hết nợ 200 triệu cho người thân, còn dư khoảng 60 triệu. Cuối năm đó, hàng xóm có người bán chiếc Ford Laser đời 2000 nhưng còn tốt, giá chỉ 170 triệu đồng, nhà lại sẵn có garage, tôi quyết định lấy trước hai cái họ để mua.

Cuối năm 2016, vì đất đai đang sốt nên tôi cùng vài người bạn mua chung một mảnh. Tiền vốn thì tôi lấy chính sổ của miếng đất đó cầm ở ngân hàng. Chỗ đất này bán đi cũng lời được 150 triệu. Tôi cũng bắt đầu gia nhập dịch vụ chạy xe sau giờ làm nên có thêm một nguồn thu nhỏ.

Sang nửa năm đầu 2017, tôi trả hết tiền họ, nợ ngân hàng còn 600 triệu nhưng tài sản đã tăng rất nhiều. Căn nhà 110m2 lúc mua chỉ hơn 12 triệu/m2, giờ lên gần 30 triệu/m2. Miếng đất nông nghiệp mua hồi mới cưới giờ có giá 600 triệu. Cộng với chiếc xe 4 bánh, tổng tài sản của vợ chồng tôi là gần 4 tỷ. Chúng tôi lên kế hoạch cố gắng trả nợ xong trước năm 2020.

Sau hành trình 7 năm trên, tôi đúc rút được vài kinh nghiệm:

- Chi tiêu tiết kiệm, mua ngay bất động sản khi có thể, vay mượn cũng được nhưng phải có kế hoạch trả lãi.

- Cố gắng làm việc để lương thưởng tăng hằng năm.

- Tận dụng hết các nguồn lực có sẵn (ăn nhờ ở ké nhà ông bà 5 năm).

Theo Minh Đăng/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 12 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 17 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 23 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Top