9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2023
GĐXH - Theo quy định của Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2023 tới đây 9 nhóm đối tượng sẽ được áp dụng mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng trong đợt điều chỉnh.
Mức lương cơ sở là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018 quy định về mức lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở
Ngày 14/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, áp dụng tăng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.
Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Từ ngày 1/7/2023 tới đây 9 nhóm đối tượng sẽ được áp dụng mức tăng lương cơ sở. Ảnh minh họa: TL
Bản chất và nguyên tắc áp dụng của mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay được dùng làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... và người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Mức lương cơ sở còn dùng làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương tại doanh nghiệp, các khoản phụ cấp và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Do đó, mức lương cơ sở hiện hành có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong trường hợp mức lương cơ sở nếu có sự điều chỉnh nhiều khoản thu nhập và tiền trợ cấp cũng sẽ được điều chỉnh theo. Vậy nên mỗi người lao động cần theo dõi thường xuyên chỉ số này để đảm bảo các quyền lợi của mình.
Mức lương cơ sở và mức lương cơ bản khác nhau điểm gì?
Cơ sở pháp lý của mức lương cơ sở và mức lương cơ bản
Lương cơ sở được quy định rõ ràng tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương qua các giai đoạn cũng được xác định bằng con số cụ thể.
Lương cơ bản không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau tùy theo tính chất và yêu cầu công việc.
Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở và mức lương cơ bản theo quy định
Mức lương cơ sở được áp dụng cho công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.
Còn mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
Chu kỳ thay đổi điều chỉnh mức lương cơ sở và mức lương cơ bản
Mức lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Vì vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh của mức lương cơ sở gồm có: Chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả, chỉ số tiêu dùng…
Vì vậy, mức lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định mà sẽ thuận theo tình hình thực tế của Quốc gia.
Với mức lương cơ bản, ngoài yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lương tối thiểu, loại hình doanh nghiệp, cách thức tính của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm… Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở.
Khác với mức lương cơ sở, chu kỳ thay đổi của mức lương cơ bản sẽ tuỳ theo sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các đơn vị doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Đối với đơn vị trong khu vực Nhà nước thì chu kỳ thay đổi mức lương cơ bản phụ thuộc theo chu kỳ thay đổi của mức lương cơ sở. Theo đó khi có sự điều chỉnh mức lương cơ sở thì mức lương cơ bản trong trường hợp này cũng sẽ được điều chỉnh theo.

Mức lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Ảnh minh họa: TL
Cách tính mức lương cơ sở và mức lương cơ bản
Vì mức lương cơ sở đã được quy định bằng con số rõ ràng trong các văn bản pháp luật nên mang tính cố định. Ngược lại, để xác định mức lương cơ bản, đơn vị cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố.
Vì mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước nên cách thức tính toán cũng có sự khác nhau.
Cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước mức lương cơ bản được tính như thế nào?
Theo mục đối tượng áp dụng ở trên, cán bộ thuộc khu vực Nhà nước sẽ được áp dụng mức lương cơ sở. Vì vậy, công thức tính toán lương cơ bản xây dựng dựa vào lương cơ sở (theo năm tương ứng) và hệ số lương.
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước mức lương cơ bản được tính như thế nào?
Đối với những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước, mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng mới nhất tại thời điểm tính.
Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng của khu vực đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý mức lương cơ bản không được nhỏ hơn lương tối thiểu vùng. Đối với lao động đã được qua đào tạo nghề, học nghề thì lương cơ bản phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Mới đây, ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng và đã thực hiện từ ngày 01/7/2019 (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Như vậy, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng.
Các mốc thời gian tăng lương cơ sở
Ngày 1/1/2000: 180.000 đồng.
Ngày 1/1/2001: 210.000 đồng.
Ngày 1/1/2003: 290.000 đồng.
Ngày 1/10/2005: 350.000 đồng.
Ngày 1/10/2006: 450.000 đồng.
Ngày 1/1/2008: 540.000 đồng.
Ngày 1/5/2009: 650.000 đồng.
Ngày 1/5/2010: 730.000 đồng.
Ngày 1/5/2011: 830.000 đồng.
Ngày 1/5/2012: 1.050.000 đồng.
Ngày 1/7/2013: 1.150.000 đồng.
Ngày 1/5/2016: 1.210.000 đồng.
Ngày 1/7/2017: 1.300.000 đồng.
Ngày 1/7/2018: 1.390.000 đồng.
Ngày 1/7/2019: 1.490.000 đồng.
Ngày 1/7/2023: 1.800.000 đồng.

Hàng triệu người nên biết những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".

Ngược đời: Lòng đường cho người đi bộ, vỉa hè thành nơi đỗ xe
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ xe và kinh doanh buôn bán vẫn tiếp diễn, khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hà Nội tháng 3 rợp sắc hoa
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Tháng 3, Hà Nội rộn ràng trong bữa tiệc màu sắc của muôn loài hoa, từ màu vàng tươi của hoa phong linh, màu đỏ rực của hoa gạo, cho đến màu hồng phớt dịu dàng của hoa ban, màu trắng tinh khôi của hoa sưa... Tất cả hòa quyện và tô điểm cho phố phường những ngày giao mùa.

Top con giáp gặp hung hóa cát, hưng phát mọi bề năm 2025
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Năm 2025, những con giáp này làm việc gì cũng thuận lợi, gặp nguy cũng hóa an, chuyển bại thành thắng, vận may trong công việc lẫn tình cảm tăng lên vùn vụt.

Người dân nô nức check-in 'Hàm Cá Mập' ngay giữa dòng xe
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Không ngại xe cộ đông đúc, người dân đổ xô về trung tâm Bờ Hồ để chụp ảnh lưu niệm khi có thông tin tòa nhà 'Hàm Cá Mập' sẽ được tháo dỡ trước 30/04.

"Hiến giọt máu vàng - Ngập tràn hạnh phúc": Khi tinh thần sẻ chia được lan toả
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 01/04, CLB Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội Sắc Vàng Hoàng Yến 2025 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - Ngập tràn hạnh phúc” tại khuôn viên ký túc xá của trường.

Có loại hộ chiếu (passport) này, người sở hữu được hưởng quyền lợi đặc biệt khi xuất nhập cảnh
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân được sử dụng với mục đích để xuất nhập cảnh và chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp luật. Những ai mới được sở hữu loại hộ chiếu này?

Lịch chi trả lương hưu tháng 4 mới nhất, người hưởng chế độ được nhận ngày nào?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng tháng 4/2025.

Xe bồn bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 1 người tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chiếc xe bồn trong lúc di chuyển trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Vụ việc khiến 1 người tử vong tại chỗ, 1 người khác bị thương nặng.

Tháng sinh Âm lịch của những đứa trẻ thông minh lanh lợi, phúc lộc dồi dào
Đời sốngGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 3 tháng Âm lịch này lớn lên dễ thành đạt, cuộc đời tràn đầy phúc lành.